Sai lầm khi cho rằng cúm B không nguy hiểm bằng cúm A
Mặc dù ít phổ biến bằng cúm A, cúm B vẫn là bệnh nguy hiểm, có thể gây tử vong, nhất là với trẻ em.
Trẻ em và những người có hệ thống miễn dịch bị suy yếu có thể
có thời gian ủ bệnh khi mắc cúm lâu hơn. Ảnh: Kids Clinic
Singapore.
Cúm là một bệnh đường hô hấp do virus gây ra, chủ yếu bùng phát vào mùa thu, đông. Những virus này có thể lây lan khi người bệnh ho, hắt hơi.
Cảm cúm khác với cảm lạnh thông thường. Nó có thể gây ra bệnh nặng và làm trầm trọng thêm một số tình trạng bệnh mạn tính như hen suyễn, bệnh tim và tiểu đường. Trong một số trường hợp, cúm có thể dẫn đến tử vong, nhất là với trẻ em.
Các loại cúm
Hiện nay, virus cúm có 4 chủng là A, B, C, D. Trong đó, cúm A và B là phổ biến nhất ở người.
Các triệu chứng khi nhiễm cúm có thể từ nhẹ đến nặng và khác nhau ở mỗi người, phổ biến nhất là mệt mỏi, nghẹt mũi, ho, đau đầu, đau họng, đau nhức cơ thể, ớn lạnh, sốt, nôn, tiêu chảy (thường gặp ở trẻ em).
Một số trẻ có thể gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng như tức ngực, khó thở, đau dữ dội, sốt cao, co giật, chóng mặt, mất ý thức... Nếu thấy các triệu chứng này, phụ huynh cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được chăm sóc kịp thời.
So sánh cúm A và cúm B
Về mức độ phổ biến, các nhà nghiên cứu nhận thấy virus cúm A là nguyên nhân gây ra khoảng 75% ca mắc cúm. Trong khi đó, con số này ở virus cúm B là 25%.
Về khả năng lây nhiễm, cả hai bệnh đều rất dễ lây lan. Khi ai đó bị cúm ho hoặc hắt hơi, các giọt bắn chứa virus có thể truyền từ người bệnh sang người lành.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), virus cúm có thể lây nhiễm cho người khác từ khoảng cách tối đa 2 m. Ngoài ra, một người có thể bị cúm nếu họ chạm vào bề mặt bị nhiễm virus, sau đó đưa tay lên mắt, mũi, miệng.
CDC cho biết những người bị cúm dễ lây lan nhất trong vòng 3-4 ngày sau khi phát bệnh. Các triệu chứng có xu hướng phát triển 2 ngày sau khi khởi phát triệu chứng. Do đó, người bệnh có thể nhiễm virus trước khi cảm thấy triệu chứng.
Trẻ bị cúm nên đeo khẩu trang, hạn chế tới chỗ đông người và vệ
sinh sạch sẽ, tăng cường sức đề kháng bằng thực phẩm. Ảnh: Raising
Children Network.
Về mức độ nghiêm trọng, với người khỏe mạnh, bệnh cúm thường không nguy hiểm. Tuy nhiên, nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến một số nhóm người nhất định, những người này nên đi khám ngay khi nghi ngờ mình có các triệu chứng cúm. Họ gồm phụ nữ mang thai, người mắc bệnh mạn tính, trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn từ 65 tuổi trở lên.
Phần lớn bệnh nhân mắc cúm B nhẹ, tự khỏi. Tuy nhiên, virus cũng có thể gây biến chứng nặng như viêm phổi do virus cúm hoặc bội nhiễm vi khuẩn. Các biến chứng nghiêm trọng khác hiếm gặp hơn như viêm cơ tim, viêm não, viêm cơ tiêu cơ vân, suy đa cơ quan (rất hiếm).
Những trẻ có nguy cơ biến chứng nặng do cúm là bé sơ sinh và dưới 5 tuổi, đặc biệt trẻ nhỏ hơn 2 tuổi. Trẻ có các bệnh mạn tính như suy giảm miễn dịch bẩm sinh/mắc phải, bệnh gan, bệnh thận, bệnh hen, bệnh phổi mãn, bệnh tăng áp phổi, trẻ được dùng các thuốc ức chế miễn dịch, mắc các bệnh ung thư, bệnh máu rối loạn chuyển hóa, béo phì…
Nhiều người cho rằng cúm A nặng hơn cúm B. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm.
Một nghiên cứu năm 2014 kết luận số người lớn nhập viện vì cúm A hoặc B có xu hướng nằm viện dài ngày tương tự nhau. Họ cũng có tỷ lệ nhập viện chăm sóc đặc biệt và tử vong khi nhập viện tương tự.
Một nghiên cứu năm 2016 cho thấy virus cúm B có nhiều khả năng gây tử vong ở trẻ em nhập viện từ 16 tuổi trở xuống.
Các nhà nghiên cứu cũng kết luận trẻ em 10-16 tuổi nhiễm loại virus cúm B có nhiều khả năng chuyển biến xấu, phải chăm sóc đặc biệt hơn là cúm A.
Bạn đang xem: Sai lầm khi cho rằng cúm B không nguy hiểm bằng cúm A
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Bệnh nhân mắc cúm A/H9N2 sống gần nơi giết mổ gia cầm, chưa tiêm phòng vaccine cúm
- H5N1 có lây từ người sang người?
- Phổi đông đặc, suy hô hấp do tự chữa cúm A tại nhà
- Bệnh nhân cúm A phổi 'trắng xóa', thở máy: Bác sĩ nêu nhóm người nguy cơ
- Hết sốt xuất huyết lại tới cúm A 'hành': Thở như cá ngáp, cả nhà nằm viện
- Cúm A tấn công trẻ nhỏ trong đợt rét đậm, gây biến chứng nguy hiểm