Rau ngót tốt nhưng lại 'cực độc' với 3 nhóm người sau
Rau ngót bổ sung rất nhiều dinh dưỡng cho cơ thể nhưng không phải ai cũng có thể ăn loại rau này. Dưới đây là những người không nên ăn rau ngót.
Tác dụng của rau ngót
Hỗ trợ điều trị tiểu đường: Trong rau ngót có inulin - chất giúp làm chậm quá trình hấp quá trình hấp thụ đường (từ đường và cơm), nhờ đó giảm nguy cơ phát triển các triệu chứng của bệnh tiểu đường.
Trị táo bón: Rau ngót chứa nhiều chất xơ, khi vào cơ thể sẽ sinh nhiều dịch, hỗ trợ quá trình tiêu hóa, hấp thụ thức ăn, giảm thiểu táo bón.
Chữa yếu sinh lý: Các hợp chất trong rau ngót có thể kích thích sự tổng hợp của các hormone steroid như progesterone, estradiol, testosterone, glucocorticoid… Đây là các hợp chất giúp làm tăng chất lượng và số lượng tinh trùng, bao gồm cả khơi dậy tiềm năng và khả năng tình dục.
Giảm cân: Rau ngót có khả năng sinh nhiệt thấp, chứa ít calo, ít gluxit và lipid nhưng chứa nhiều protein nên rất có lợi cho những người muốn giảm cân. Nó sẽ giúp bạn không những no lấu mà còn không cần hấp thụ nhiều calo vào cơ thể.
Giảm huyết áp: Hợp chất papaverin trong rau ngót được coi là chất có tác dụng làm giãn mạch, chống co thắt cơ trơn. Nhờ vậy, nếu ăn rau ngót hàng ngày sẽ góp phần giảm tình trạng huyết áp cao. Món ăn này có thể thích hợp cho cả người bị mỡ máu cao (xơ vữa động mạch), tai biến mạch máu não do tắc mạch, nghẽn mạch.
Chữa sót nhau: Lá rau ngót tươi 40g, rửa sạch, giã nát, thêm nước đun sôi để nguội, gạn lấy 100 ml chia 2 lần, uống cách nhau 15 phút. Sau khoảng 10 - 15 phút, phần nhau còn sót lại sẽ bị tống ra.
Rau ngót tốt nhưng có những người không nên ăn rau ngót.
Tuy rau ngót tốt cho sức khỏe nhưng cũng có những người được khuyến cáo không nên ăn rau ngót. Dưới đây là những người không nên ăn rau ngót.
Những người không nên ăn rau ngót
Phụ nữ đang mang thai
Bởi tính hàn, rau ngót được xem là đại kỵ cho phụ nữ đang mang thai vì có thể làm sẩy thai. Đặc biệt với những thai phụ có tiền sử các bệnh liên quan tới sẩy thai, sinh non, thụ tinh trong ống nghiệm lại càng nên tránh xa loại rau này. Nước rau ngót sống còn độc hơn rau ngót nấu chín rất nhiều lần.
Trong rau ngót có hàm lượng chất papaverin (được tìm thấy trong cây thuốc phiện), là chất có tác dụng làm giảm đau, hạ huyết áp do giãn cơ trơn của mạch máu. Khi sử dụng nhiều rau ngót, papaverin có thể gây tăng co thắt tử cung và dẫn tới sẩy thai. Tuy nhiên, với phụ nữ mới sinh con, rau ngót lại là thực phẩm hàng đầu được khuyến khích sử dụng.
Theo kinh nghiệm dân gian, phụ nữ sau sinh còn chứa một lượng lớn "máu bẩn" trong tử cung, ăn rau ngót sẽ giúp đào thải lượng máu bẩn này và cung cấp chất xơ, canxi, sắt cần thiết cho cơ thể mẹ mau chóng phục hồi. Ngoài ra còn giúp ngừa táo bón, thanh nhiệt, giải độc rất tốt, đặc biệt là tác dụng lợi sữa và giảm cân giúp mẹ mới sinh vừa có sữa cho con bú vừa nhanh về dáng sau sinh.
Người hay bị mất ngủ
Rau ngót rất tốt cho hệ tiêu hóa nhưng lại có tác dụng phụ là gây mất ngủ. Người khó ngủ nên tránh ăn rau ngót bởi loại rau này, nếu muốn ăn phải ăn loại rau được nấu chín hoàn toàn, không được ăn sống, uống nước ép.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, những người già, người có tiền sử bị mất ngủ hay khó ngủ thì tốt nhất không nên ăn quá nhiều rau ngót để tránh các tác dụng phụ.
Người còi xương, thiếu canxi
Dù chứa nhiều canxi nhưng chất glucocorticoid trong rau ngót lại là hoạt chất làm cản trở quá trình hấp thu phốt pho và canxi của cơ thể. Do đó, những người bị còi xương, thiếu canxi (vốn càng nhạy cảm với chất này) thì không nên ăn nhiều rau ngót.
Lưu ý khi sơ chế rau ngót
Trong Đông y, rau ngót được dùng để thanh nhiệt, hạ sốt, trị ho do phế nhiệt, trị táo bón, trị nhiệt miệng, trị chảy máu cam... đều rất tốt. Tuy nhiên để loại rau này phát huy tác dụng thì chúng ta cần lưu ý từ khâu chọn lựa và sơ chế.
Rau ngót ngon có màu xanh lá mạ, lá mỏng nhưng cứng, lá rau không đều nhau, có thể có lá bị sâu đục, khi nấu canh có màu xanh nhạt và trong, không có màu sắc bất thường, khi chế biến, rau có mùi vị đặc trưng riêng không bị quá nồng xen lẫn mùi hắc…
Ngoài ra, sau khi tuốt lá xong các bà nội trợ nên loại bỏ lá rau héo, rửa sạch bằng nước sạch nhiều lần và nên rửa dưới vòi nước chảy. Có thể ngâm rau vào nước muối loãng khoảng 15-20 phút rồi mới chế biến.
Dù tốt, nhưng mỗi lần rau ngót chỉ nên ăn với số lượng nhỏ, vừa phải, tối đa là 50g/1 ngày và không ăn liên tục trong 3 tháng để đảm bảo sức khỏe.
Trên đây là những người không nên ăn rau ngót. Nếu bạn thuộc những nhóm người trên hãy tránh xa rau ngót nhé.
Bạn đang xem: Rau ngót tốt nhưng lại 'cực độc' với 3 nhóm người sau
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Loại rau chỉ vài nghìn đồng nhưng lượng vitamin C cao hơn cam, chanh
- Rau ngót cực bổ dưỡng nhưng 'đại kỵ' với 3 nhóm người này
- Có nên ăn rau ngót mỗi ngày không?
- Tai nạn thường gặp khi đi du lịch, ai cũng nên biết để tránh hại thân
- Rau 'quốc dân' giá rẻ, giúp hạ đường huyết, nhuận tràng ở Việt Nam nhưng người Nhật cực thích
- Cô gái có 6 loại giun sán ký sinh trong người vì món rau này