Phân tần loa là gì? Nguyên lý hoạt động và các loại phân tần mạch loa phổ biến hiện nay

Phân tần loa là thuật ngữ chuyên ngành sử dụng trong các thiết bị điện tử như loa, dàn âm thanh,... Nó giúp bảo vệ loa, cắt tần số mang đến chất lượng âm thanh tốt khi sử dụng. Vậy phân tần loa là gì? Nguyên lý hoạt động của phân tần mạch loa như thế nào. Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau nhé!

Phân tần loa là thuật ngữ chuyên ngành sử dụng trong các thiết bị điện tử như loa, dàn âm thanh,... Nó giúp bảo vệ loa, cắt tần số mang đến chất lượng âm thanh tốt khi sử dụng. Vậy phân tần loa là gì? Nguyên lý hoạt động của phân tần mạch loa như thế nào. Cùng Điện máy XANH tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau nhé!

1Phân tần loa là gì?

Một bảng mạch điện tử gồm có điện trở, tụ điện và cuộn cảm mỗi linh kiện hoạt động với chức năng riêng biệt thì người ta gọi đó là phân tần loa. Phân tần có chức năng dùng để cắt tần số, lọc âm, để mang đến chất lượng âm thanh chất lượng cho người dùng. Đồng thời, còn thích hợp với mọi loại loa như bass, mid và treble.

Phân tần loa không chỉ sử dụng thích hợp với các loại loa trên, mà còn phù hợp với loa 2 - 3 đường tiếng, loa toàn dải, loa full, loa sub,... Mục đích phân tần loa rất quan trọng trong việc bảo vệ và cắt tần số âm thanh cho loa. 

Nói cách khác, phân tần là một bộ lọc âm thanh hay các tín hiệu âm thanh khác nhau. Sau đó, âm thanh sẽ được lọc ra trong khoảng 2 - 3 dải âm để phù hợp với từng dòng loa khác nhau.

Một bảng mạch điện tử gồm có điện trở, tụ điện và cuộn cảm là phân tần loa

2Nguyên lý hoạt động của phân tần mạch loa

Nguyên lý hoạt động của phân tần mạch loa phụ thuộc vào các linh kiện các tạo nên bảng mạch điều khiển là điện trở, cuộn cảm và tụ điện. Mỗi bộ phận sẽ đảm nhiệm một nhiệm vụ và tính năng hoạt động khác nhau.

Điện trở

Điện trở có nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong thiết bị loa treble, có tính năng giảm cường độ dòng điện đi qua loa và bảo vệ loa không xảy ra tình trạng cháy nổ khi hoạt động với công suất lớn. Loa treble có tần số hoạt động cao hơn so với các loại loa khác, nên cuộn dây điện từ thường sẽ được cuốn nhiều lớp với kích thước dây vô cùng nhỏ.

Khả năng chịu tải của loa treble thấp, bởi đa số các cuộn dây điện từ của loa treble làm bằng đồng và có kích thước nhỏ. Vì thế, điện trở phải làm giảm cường độ của nguồn điện đi qua để nâng cao tuổi thọ cho thiết bị.

Điện trở có nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong thiết bị loa treble

Cuộn cảm

Một linh kiện không thể thiếu trong phân tần mạch loa là cuộn cảm. Nó có chức năng chặn tần số âm thanh cao và chỉ cho tần số âm thanh thấp đi qua.

Nói cách khác, linh kiện sẽ loại bỏ tần số cao và giữ lại tần số thấp để loa bass rời hoạt động tốt hơn. Nếu loa bass có công suất lớn thì cuộn cảm phải có kích thước lớn để tránh tình trạng loa bị cháy nổ và hoạt động kém hiệu quả. 

Một linh kiện không thể thiếu trong phân tần mạch loa là cuộn cảm

Tụ điện

Trong phân tần loa không thể thiếu tụ điện, vì chúng giúp ngăn chặn tần số âm thanh thấp, để âm thanh tần số cao được đi qua dễ dàng. Trái ngược với nhiệm vụ hoạt động của cuộn cảm, chỉ cho âm tần cao đi qua và giữ lại tần âm thấp để loa treble hoạt động tốt. 

Lý do mà tụ điện ngăn chặn âm tần thấp bởi vì âm thấp có nhiều năng lượng, nên rất dễ làm cháy nổ loa đặc biệt là loa treble.

Tụ điện giúp ngăn chặn tần số âm thanh thấp, để âm thanh tần số cao được đi qua

3Phân tần loa gồm mấy loại? 

Phân tần loa có hai loại chính là phân tần 2 đường tiếng và phân tần 3 đường tiếng.

Phân tần 2 đường tiếng

Ở các dòng loa có 1 loa bass và 1 loa treble là sử dụng phân tần 2 đường tiếng. Đối với loa sử dụng để hát karaoke thì có tần số cắt của phân tần 2 đường tiếng khoảng 5600 Hz.

Ngoài ra, những loa sử dụng để nghe nhạc, loa bluetooth trang bị tần số cắt của phân tần 2 đường tuyến khoảng 3200 Hz.

Ở các dòng loa có 1 loa bass và 1 loa treble là sử dụng phân tần 2 đường tiếng

Phân tần 3 đường tiếng

Ở các dòng loa sử dụng 1 loa bass, 1 loa mid và 1 loa treble là áp dụng phân tần 3 đường tiếng. Mỗi loa có trang bị tần số cắt khác nhau như sau:

  • 20 Hz - 1500 Hz: Loa bass.
  • 1500 Hz - 7000 Hz: Loa mid.
  • 7000 Hz - 17000 Hz: Loa treble.

Ở các dòng loa sử dụng 1 loa bass, 1 loa mid và 1 loa treble là áp dụng phân tần 3 đường tiếng

4Vì sao nên sử dụng phân tần mạch loa?

Dải phân tần mạch loa hoạt động trong từng loa là khác nhau, vì mỗi thiết bị loa có cấu tạo hoàn toàn không giống nhau. Phân tần cho từng loa là khác nhau bởi chúng có tần số hoạt động, kích thước, vật liệu, thương hiệu sản xuất khác nhau.

Tuy nhiên, phân tần mạch loa có nhiệm vụ chung là bảo vệ loa, tăng tuổi thọ cho sản phẩm và mang chất lượng âm thanh tốt đến người dùng. Nếu nhà sản xuất không trang bị phân tần loa thì sản phẩm không được bảo vệ, dễ gây cháy nổ trong lúc hoạt động và hoạt động sai chức năng được thiết lập sẵn, điển hình là loa treble.

Đồng thời, phân tần mạch còn tác động đến chất lượng âm thanh phát ra. Thiết bị muốn mang đến chất âm tuyệt vời thì phân tần mạch loa và loa phải đồng bộ với nhau. Nếu chúng không đồng bộ thì dải âm cho ra sẽ bị lệch pha. Đặc biệt, chất âm phát ra không được hay và có thể gây hại cho loa.

Phân tần mạch loa có nhiệm vụ chung là bảo vệ loa, tăng tuổi thọ cho sản phẩm

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về phân tần loa và nguyên lý hoạt động của phân tần mạch loa để có sự chọn mua loa phù hợp, chất lượng. Mọi thắc mắc bạn vui lòng để lại bình luận bên dưới nhé!

Bạn đang xem: Phân tần loa là gì? Nguyên lý hoạt động và các loại phân tần mạch loa phổ biến hiện nay

Chuyên mục: Tivi & Thiết bị nghe nhìn

Chia sẻ bài viết