Phá cỗ Trung Thu là gì? Mâm phá cỗ Trung Thu gồm những gì?

Phá cỗ là một trong những hoạt động đặc biệt rất được mong chờ vào dịp Tết Trung Thu. Vậy bạn có biết phá cỗ Trung Thu là gì không? Mâm phá cỗ Trung Thu gồm những gì? Hãy theo dõi bài viết này của chúng tôi để có được câu trả lời bạn nhé.

Phá cỗ Trung Thu là gì?

Phá cỗ Trung Thu là một trong những tập tục lâu đời, xuất hiện vào ngày rằm tháng 8 (Tết Trung Thu) của người dân Việt Nam. Vào ngày này, mỗi gia đình người Việt sẽ chuẩn bị lễ vật dâng lên ban thờ tổ tiên, Thần linh và một mâm cỗ để cúng trăng nhằm thể hiện đạo lý uồng nước nhớ nguồn cùng  những mong cầu về mùa màng bội thu, cầu cho gia đình yên ấm, đoàn viên, sau là để các thành viên trong gia đình cùng quây quần thưởng thức dưới ánh trăng sáng vằng vặc.

Khi ánh trăng rằm lên đến đỉnh, đất trời, tổ tiên cũng đã "nhận" được lòng thành của con cháu thì cũng là lúc mà cả gia đình cùng nhau quây quần để "phá cỗ Trung Thu". Dưới ánh trăng sáng, các thành viên sẽ cùng nhau uống trà, nhâm nhi những chiếc bánh, những loại trái cây rồi cùng kể cho nhau nghe những câu chuyện, trẻ con thì lăng xăng cầm đèn lồng vui đùa, hát ca.

Chính vì thế, phá cỗ Trung Thu được hiểu là cùng nhau thưởng thức mâm cỗ Trung Thu vào ngày rằm tháng 8.

Phá cỗ Trung Thu

Phá cỗ tiếng Anh là gì? Phá cỗ Trung Thu tiếng Anh là gì?

Phá cỗ Trung Thu tiếng Anh tạm dịch là: To eat traditional Mid-Autumn specialities.

Bạn có thể tham khảo thêm một số từ vựng tiếng Anh về Trung Thu qua bài viết dưới đây nhé.

>>> Có thể bạn quan tâm: Tết Trung Thu tiếng Anh là gì? Từ vựng tiếng Anh về Trung Thu

Ý nghĩa của tục phá cỗ Trung Thu

Một phong tục tập quán tốt đẹp

Cũng giống với nhiều phong tục khác như rước đèn, múa lân... phá cỗ Trung Thu là một phong tục vô cùng tốt đep và có ý nghĩa trong ngày lễ này. Phá cỗ Trung Thu đem đến cho người ta sự hoài niệm, nhớ về những ngày tuổi thơ gian khó, khổ cực nhưng vui vẻ, đầm ấm.

Ngày nay, việc duy trì tập tục này cũng là cách để nhắc nhở con cháu phải biết gìn giữ những giá trị xưa cũ, bảo tồn phong tục tốt đẹp và truyền lại cho các lớp kế cận sau này.

Gắn kết tình cảm gia đình

Tết Trung Thu còn được gọi là Tết Đoàn Viên, là dịp mà ai đi xa cũng muốn trở về bên gia đình, được cùng nhau quây quần bên mâm cỗ, cùng nhau trông trăng và chờ đợi thời điểm phá cỗ. Chính vì thế, tập tục phá cỗ này còn giúp gắn kết tình cảm của các thành viên trong gia đình, là cơ hội để đoàn viên, để mọi người gần nhau hơn, cùng nhau chia sẻ buồn vui, khó khăn, thử thách trong những ngày tháng làm ăn vừa qua, cùng động viên nhau cố gắng.

Mong cầu những điều tốt đẹp

Chuẩn bị một mâm cỗ Trung Thu đầy đủ để dâng lên tổ tiên, Thần linh và cúng trăng còn thể hiện những mong cầu tốt đẹp về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, một năm làm ăn sung túc, đủ đầy.

Mâm phá cỗ Trung Thu gồm những gì?

Mâm phá cỗ Trung Thu gồm những gì? Nếu như trước đây, cuộc sống còn khó khăn, thiếu thốn thì mâm cỗ Trung Thu chỉ bao gồm bánh nướng, bánh dẻo, một số hoa quả theo mùa như quả bưởi, quả na, quả nhãn... Nhà nào có con em đang đi học thì chuẩn bị thêm ông tiến sĩ giấy để cầu mong đỗ đạt, con cái học hành chăm ngoan. Ngoài ra còn có thêm vài ba chiếc đèn ông sao, đèn cá chép, đèn kéo quân cho trẻ con vui chơi. Mâm cỗ Trung Thu đơn sơ, mộc mạc nhưng chứa đựng đầy tình cảm và mong ước tốt đẹp.

Ngày nay, mâm cỗ Trung Thu vẫn có bánh nướng, bánh dẻo nhưng hình ảnh ông tiến sĩ giấy thì không còn phổ biến nữa. Các loại đèn lồng cũng được thay thế bằng nhiều loại đèn hiện đại. Hoa quả, bánh kẹo cũng hiện đại và đầy đủ, phong phú hơn tùy vào điều kiện của mỗi nhà. Thế nhưng dù là mâm cỗ Trung Thu thời nào, của gia đình giàu có hay nghèo khó thì vẫn không thể nào thiếu bánh nướng, bánh dẻo.

Mâm cỗ Trung Thu

Phá cỗ Trung Thu diễn ra như thế nào?

Phá cỗ Trung Thu diễn ra khi nào?

Phá cỗ Trung Thu phải được diễn ra đúng vào tối 15 tháng 8 Âm lịch, khi mà ánh trăng tròn nhất, to nhất, sáng nhất. Trăng lên cao giữa trời mùa thu mát mẻ, dễ chịu cũng sẽ giúp người ta có tâm trạng tốt hơn để cùng nhau quây quần, vui chơi, phá cỗ.

Rước đèn Trung Thu

Trước khi phá cỗ, bọn trẻ sẽ được cầm trên tay những chiếc đèn lồng rực rỡ sắc màu, cùng nối đuôi nhau đi tung tăng khắp xóm và hát vang những bài hát mừng Trung Thu. Những ánh nến, ánh đèn lung linh từ đèn Trung Thu dưới trời đêm tháng 8 chắc chắn sẽ tạo nên một khung cảnh tuyệt đẹp.

Rước đèn ông sao

Múa lân

Múa lân cũng là một nét đẹp truyền thống vào dịp Tết Trung Thu. Múa lân tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng. Tiếng trống hòa cùng đoàn múa lân, cùng ông Địa sẽ khuấy động không khí khắp mọi nẻo đường.

Đoàn múa lân sẽ vào từng nhà để ca múa cũng như chúc may mắn, tốt lành cho gia chủ. Sau đó, gia chủ sẽ thưởng cho đoàn múa lân quà hoặc tiền mặt tùy tâm.

Múa lân

Phá cỗ Trung Thu

Sau khi đã thực hiện hết các nghi lễ cúng bái, tham gia xem múa lân, rước đèn thì các thành viên trong gia đình sẽ quây quần dưới ánh trăng để cùng nhau phá cỗ. Mọi người cùng nhau uống trà ăn bánh nướng, bánh dẻo, ăn những loại trái cây và kể cho nhau nghe những câu chuyện vui, làm không khí náo nhiệt hơn.

Phá cỗ Trung Thu

Hi vọng rằng qua bài viết này, bạn đã biết được phá cỗ Trung Thu là gì, mâm phá cỗ Trung Thu gồm những gì. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

Bạn đang xem: Phá cỗ Trung Thu là gì? Mâm phá cỗ Trung Thu gồm những gì?

Chuyên mục: Tra cứu thông tin

Chia sẻ bài viết