Ôtô lắp ráp Việt Nam đang rục rịch giảm dần ưu đãi
Sau khi chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ có hiệu lực, các chương trình ưu đãi dành cho ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước bắt đầu có dấu hiệu giảm so với thời điểm trước đó.
Thị trường ôtô Việt Nam từ đầu năm 2023 đã
vấp phải nhiều khó khăn do ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế toàn
cầu. Doanh số xe liên tục giảm sút nặng nề, bất chấp hãng và đại lý
liên tục tung ra loạt chính sách giảm giá kích cầu lên tới hàng
trăm triệu đồng.
Nhằm hỗ trợ thị trường cũng như các nhà kinh doanh ôtô vượt
qua giai đoạn khó khăn, Chính phủ một lần nữa quyết định tung ra
"phao cứu trợ" giảm 50% lệ phí trước bạ dành cho ôtô sản xuất
và lắp ráp trong nước. Tuy nhiên, ngay sau khi chính sách có
hiệu lực, các nhà phân phối xe hơi cũng bắt đầu rục rịch giảm bớt
ưu đãi, khuyến mại.
Sau khi chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ có hiệu lực, các chương trình ưu đãi cho ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước bắt đầu có dấu hiệu giảm. |
Thực tế này được phản ánh rõ ràng nhất ở những thương hiệu có
nhiều sản phẩm thuộc diện sản xuất, lắp ráp trong nước như KIA,
Mazda hay Peugeot. Cụ thể, trong suốt giai đoạn quý 1 và 2 của năm,
Thaco liên tục thực hiện chính sách điều chỉnh giảm giá bán lên tới
cả 100 triệu đồng dành cho các dòng xe Mazda, Peugeot, hỗ trợ 50%
phí trước bạ dành cho khách mua xe KIA.
Nhưng hiện nay khi đã bước sang trung tuần tháng 7, nhà phân
phối các dòng xe "nội" trên vẫn chưa có bất kỳ thông báo nào về
chính sách khuyến mại dành cho chuỗi sản phẩm của mình.
Trên thị trường hiện nay, mức ưu đãi cao nhất dành cho dòng SUV 7 chỗ Hyundai SantaFe trước đó là 90 triệu nay giảm chỉ còn 80 triệu đồng. |
Động thái "cắt giảm" ưu đãi cũng đang diễn ra tại phía đại lý.
Theo khảo sát trên thị trường hiện nay, mức ưu đãi cao nhất dành
cho dòng SUV 7 chỗ Hyundai SantaFe trước đó là 90 triệu đồng thì
nay giảm xuống chỉ còn 80 triệu đồng; Tucson từ 60 triệu xuống mức
ưu đãi 45 triệu; Accent giảm từ 35 triệu xuống còn 30 triệu
đồng.
Về phía Toyota, giá trị ưu đãi giảm khoảng 5 - 10 triệu so với
trước đó. Đơn cử như Vios chỉ còn giảm 20 triệu kể từ 1/7, trước
đây là 25 - 30 triệu; Avanza giảm cao nhất 20 triệu, ít hơn 5 triệu
so với trước đó; Veloz cũng không còn giảm 40 triệu mà chỉ ở mức 30
triệu đồng.
Về phía Toyota, giá trị ưu đãi giảm khoảng 5 - 10 triệu so với trước đó. Đơn cử như Vios chỉ còn giảm 20 triệu kể từ 1/7. |
Bước sang tháng 7, dòng xe lắp ráp Honda City cũng không còn
nhận được hỗ trợ trước bạ từ chính hãng như trước. Thay vào đó, là
các dòng xe nhập như Civic và Accord với ưu đãi 50% lệ phí trước
bạ, nhằm tạo thế cân bằng trước các đối thủ lắp ráp trong
nước.
Riêng mẫu Honda CR-V vẫn tiếp tục được hãng áp dụng chương
trình phí trước bạ 0 đồng, nhằm đẩy hàng tồn kho để đón phiên bản
mới.
Ford Việt Nam cũng có động thái giảm ưu đãi so với tháng liền
trước. Cụ thể, khách hàng mua xe bán tải Ford Ranger trong tháng 7
chỉ được hãng hỗ trợ 50% phí trước bạ khi chọn bản Wildtrak. Trong
khi ở tháng 6, mức ưu đãi này được áp dụng cho cả bản Sport và
XLT.
Thời điểm hiện tại, biên độ "co" khuyến mại từ phía đại lý cũng như chính hãng chỉ ở mức rất nhỏ, chưa giảm mạnh như trong năm 2021 và 2022. |
Có thể thấy, động thái giảm ưu đãi xe lắp ráp
thường diễn ra ngay sau khi Nhà nước áp dụng gói hỗ trợ phí trước
bạ. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, biên độ "co" khuyến mại từ
phía đại lý cũng như chính hãng chỉ ở mức rất nhỏ, chưa giảm mạnh
như trong năm 2021 và 2022.
Điều này hoàn toàn dễ hiểu, bởi sức mua hiện chỉ nhích nhẹ,
chưa thực sự tăng trưởng mạnh mẽ như những thời điểm trước đó. Theo
đại diện một đại lý bán xe tại hà Nội cho hay, "Từ ngày 1/7 đến
nay, sức mua vẫn không tăng trưởng cao, thậm chí tệ hơn 5 ngày cuối
tháng 6. Lượng khách hàng đến xem, mua xe tại đại lý vẫn không
nhiều".
Thảo Nguyễn
Bạn đang xem: Ôtô lắp ráp Việt Nam đang rục rịch giảm dần ưu đãi
Chuyên mục: Xe
Các bài liên quan
Chia sẻ bài viết