Những quy định mới áp dụng cho xe ôtô ở Việt Nam trong năm 2022
Năm 2022 có thêm nhiều quy định mới về mức xử phạt cũng như chính sách ưu đãi dành cho ôtô tại VIệt Nam. Sau đây là những cập nhật mới nhất.
Năm 2022 có nhiều thay đổi về chính sách, ưu đãi, thuế
phí dành cho xe ôtô, ví dụ như giảm 50% lệ phí trước bạ
với xe sản xuất/lắp ráp trong nước. Bên cạnh đó, cũng có nhiều quy
định mới về việc xử phạt liên quan đến ôtô được áp dụng.
Xe ôtô được giảm phí sử dụng đường bộ
Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 120/2021/TT-BTC quy định
mức thu một số khoản phí, lệ phí. Bắt đầu từ ngày 1/1/2022 đến hết
ngày 30/6/2022, phí sử dụng đường bộ đối với ôtô kinh doanh vận tải
của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải sẽ được giảm từ 10
- 30%.
Trong đó, xe ôtô kinh doanh vận tải của doanh nghiệp kinh
doanh kinh doanh vận tải, hợp tác xã kinh doanh vận tải, hộ kinh
doanh vận tải; xe ôtô kinh doanh vận tải hành khách (ô tô chở
người, các loại xe buýt vận tải hành khách công cộng) sẽ được giảm
30% phí sử dụng đường bộ. Xe tải, xe ô tô chuyên dùng, xe đầu kéo
sẽ giảm 10% phí sử dụng đường bộ.
Phí sử dụng đường bộ đối với ôtô kinh doanh vận tải được giảm từ 10 - 30%. |
Tăng mức xử phạt hành chính đối với các trường hợp vi
phạm giao thông
Theo Nghị định 123/2021/NĐ-CP, việc xử phạt các lỗi
vi phạm sẽ có nhiều điểm mới nhằm sửa đổi và bổ sung cho Nghị định
100/2019/NĐ-CP. Theo đó, các hành vi vi phạm sẽ bị nâng mức xử phạt
bao gồm:
- Mức phạt mới dành cho hành vi sử dụng thiết bị di động khi
đang điều khiển phương tiện: từ 2.000.000 - 3.000.000 đồng.
- Mức phạt dành cho hành vi không tuân thủ đèn tín hiệu giao
thông:
+ Phạt tiền từ 4.000.000 - 6.000.000 đồng nếu ôtô không tuân
thủ tín hiệu đèn và hướng dẫn của người điều khiển giao thông (căn
cứ theo điểm đ, Khoản 34, Điều 2).
+ Phạt tiền từ 2.000.000 - 3.000.000 đồng nếu điều khiển xe
ôtô hoặc loại xe tương tự ôtô đi vào khu vực cấm, đường có biển báo
hiệu có nội dung cấm đi vào (căn cứ theo điểm d, Khoản 34, Điều
2).
+ Phạt tiền từ 300.000 - 400.000 đồng (tăng 100.000 đồng so
với Nghị định 100) nếu dừng, đỗ ôtô không có tín hiệu báo cho người
điều khiển phương tiện khác biết; bấm còi trong đô thị và khu đông
dân cư từ 22h hôm trước đến 5h hôm sau (trừ xe ưu tiên đang làm
nhiệm vụ theo quy định).
Phạt tiền từ 4.000.000 - 6.000.000 đồng nếu ôtô không tuân
thủ tín hiệu đèn giao thông.
|
- Mức phạt đối với hành vi điều khiển xe quá tốc độ: từ
4.000.000 - 6.000.000 đồng (theo điểm đ, Khoản 34, Điều 2, Nghị
định 123) với trường hợp điều khiển ô tô chạy quá tốc độ quy định
từ 10 - 20 km/h.
- Mức phạt đối với hành vi chở quá số người quy định:
+ Xe khách chở quá số người quy định bị phạt từ 400.000 -
600.000 đồng/người nhưng tổng mức phạt tối đa không vượt quá
75.000.000 đồng.
+ Xe khách chạy tuyến có cự ly hơn 300 km chở quá số người quy
định sẽ bị xử phạt 1.000.000 - 2.000.000 đồng/người nhưng tổng mức
phạt tối đa không vượt quá 75.000.000 đồng.
- Mức phạt đối với hành vi vi phạm quy định về Giấy phép lái
xe và Giấy đăng ký xe:
+ Phạt tiền từ 5.000.000 - 12.000.000 đồng nếu người điều
khiển xe ôtô, xe máy kéo và các loại xe tương tự ôtô vi phạm quy
định về Giấy phép lái xe.
+ Phạt tiền từ 2.000.000 - 3.000.000 đồng nếu điều khiển ôtô
không có Giấy đăng ký theo quy định hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe đã
hết hạn sử dụng.
Bên cạnh đó, mức phạt cho ôtô có hành vi dừng, đỗ xe sai quy
định sẽ bị tăng lên 4.000.000 đồng. Với trường hợp xe ôtô lắp biển
số sai quy định tăng gấp 6 lần. Ôtô không nhường đường hoặc gây cản
trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu làm nhiệm vụ sẽ bị
phạt 6.000.000 - 8.000.000 đồng, tăng 3.000.000 đồng so với Nghị
định 100/2019/NĐ-CP.
Xử phạt xe kinh doanh vận tải không đổi biển trắng
sang biển vàng
Theo Thông tư 58/2020/TT-BCA quy định, xe đang hoạt động kinh
doanh vận tải của cá nhân hoặc tổ chức phải thực hiện đổi sang biển
có nền màu vàng và chữ số màu đen trước ngày 31/12/2021.
Những xe kinh doanh vận tải chưa làm thủ tục đổi biển trắng
sang biển vàng sẽ bị xử phạt từ 2.000.000 - 4.000.000 triệu đồng
đối với cá nhân, còn đối với tổ chức sẽ bị phạt từ 4.000.000 -
8.000.000 đồng.
Xử phạt xe kinh doanh vận tải không lắp camera hành
trình
Quy định về việc xử phạt nếu xe kinh doanh vận tải không lắp
camera hành trình đã được ban hành tại Nghị định 10/2020/NĐ-CP
(Khoản 2, Điều 13 và Khoản 2, Điều 14) áp dụng trước ngày 1/7/2021.
Tuy nhiên, quy định này đã tạm hoãn thực hiện xử phạt đến hết ngày
31/12/2021, theo Nghị quyết 66/NQ-CP do ảnh hưởng của dịch bệnh
Covid 19.
Như vậy, từ 1/1/2022, ô tô kinh doanh vận tải hành khách từ 9
chỗ trở lên và ôtô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, xe
đầu kéo không lắp camera giám sát sẽ bị xử phạt. Cụ thể:
- Phạt tiền từ 1.000.000 - 2.000.000 đồng nếu không lắp camera
theo đúng quy định; có lắp camera nhưng không ghi, không lưu trữ
được hình ảnh trên xe (kể cả người lái xe) trong quá trình tham gia
giao thông theo quy định.
- Phạt tiền từ 5.000.000 - 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
10.000.000 - 12.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải,
dịch vụ hỗ trợ vận tải nếu vi phạm lỗi này. (Căn cứ theo Điều 28
của Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Ngoài việc bị phạt tiền, các nhân hoặc tổ chức vi phạm còn bị
áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng biển hiệu
(phù hiệu) từ 01 - 03 tháng (nếu có hoặc đã được cấp).
Sử dụng thiết bị giám sát học viên lái xe ôtô trên
đường
Theo Khoản 12, Điều 1 tại Thông tư 01/2021/TT-BGTVT, các cơ sở
đào tạo sử dụng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông để đào
tạo lái xe ô tô từ ngày 31/12/2021; trang bị và sử dụng thiết bị
giám sát thời gian và quãng đường học lái xe trên đường của học
viên đào tạo lái xe ô tô từ ngày 1/1/2022; trang bị và sử dụng
ca-bin học lái xe để đào tạo lái xe ô tô từ ngày 1/7/2022.
Như vậy, việc học lái xe ôtô trên đường của học viên sẽ được
quản lý chặt hơn về thời gian và quãng đường học lái xe.
Thảo Nguyễn
Bạn đang xem: Những quy định mới áp dụng cho xe ôtô ở Việt Nam trong năm 2022
Chuyên mục: Xe
Các bài liên quan
Chia sẻ bài viết