Những lý do khiến quãng đường di chuyển của ôtô điện giảm
Quãng đường di chuyển của ôtô điện không chỉ phụ thuộc vào dung lượng pin mà còn chịu tác động bởi nhiều yếu tố khác. Từ điều kiện thời tiết, địa hình, thói quen lái xe cho đến...
Video: Xe ôtô điện hoạt động như thế nào?
Ôtô điện ngày càng phát triển mạnh mẽ, khác
với những mẫu xe sử dụng động cơ đốt trong, xe điện có phạm vi di
chuyển ngắn hơn nhiều. Xuất phát từ việc sạc pin cho xe điện tốn
thời gian hơn tương đối so với đổ xăng, trong khi cơ sở hạ tầng
phục vụ cho xe điện chưa thực sự tối ưu tại Việt Nam, dẫn đến phạm
vi di chuyển của một mẫu xe điện là yếu tố luôn được người dùng để
tâm.
Quãng đường di chuyển của ôtô điện không chỉ phụ thuộc vào dung lượng pin mà còn chịu tác động bởi nhiều yếu tố khác. |
Quãng đường di chuyển thực tế của ôtô điện nhiều khi
không hoàn toàn giống với công bố từ nhà sản xuất. Bởi, cách di
chuyển cùng nhiều yếu tố khác dẫn tới việc xe điện có thể di chuyển
xa hơn hoặc ngắn hơn so với những con số được đưa ra. Theo những
người có kinh nghiệm lái xe điện, một số nguyên nhân dưới đây có
thể ảnh hưởng tới quãng đường di chuyển của ôtô chạy điện.
Trọng lượng của xe điện
Trọng lượng của xe điện có ảnh hưởng đáng kể đến
quãng đường di chuyển của nó. Khi trọng lượng xe tăng, yêu cầu năng
lượng để di chuyển xe cũng tăng lên, dẫn đến việc tiêu hao pin
nhanh hơn và giảm quãng đường có thể di chuyển trên một lần sạc.
Trọng lượng cao hơn cũng tạo ra sức cản lớn hơn khi xe tăng tốc và
khi lên dốc, làm việc của động cơ thêm vất vả và hao tổn năng
lượng. Chính vì vậy, những chiếc xe phải chở nhiều đồ đạc, chở
nhiều người hơn sẽ có quãng di chuyển ngắn hơn.
Tình trạng lốp xe
Tình trạng lốp xe ảnh hưởng rõ rệt đến quãng đường di chuyển
của ôtô điện, bởi lốp xe là phần tiếp xúc trực tiếp với mặt đường
và đóng vai trò quan trọng trong việc truyền động lực. Khi lốp xe
bị mòn, áp suất lốp không đủ, hoặc lốp không phù hợp với điều kiện
đường, lực ma sát giữa bánh xe và mặt đường có thể tăng lên, khiến
xe cần tiêu hao nhiều năng lượng hơn để di chuyển.
Điều kiện thời tiết
Một ví dụ đơn giản nhất cho yếu tố này có thể kể đến, khi thời
tiết quá nóng và cần sử dụng điều hòa trên xe ở công suất cao sẽ
trực tiếp sử dụng năng lượng từ pin. Điều cũng tương tự với các
tính năng làm ấm, sưởi, gạt mưa,... cũng sẽ làm hao tổn năng lượng
của xe.
Phanh tái tạo
Phanh tái tạo là một tính năng quan trọng giúp xe điện kéo dài
quãng đường di chuyển. Khi xe giảm tốc, hệ thống phanh tái tạo sẽ
chuyển đổi năng lượng từ động năng thành điện năng để sạc lại vào
pin. Điều này giúp xe thu hồi một phần năng lượng mà bình thường sẽ
mất đi, từ đó kéo dài thời gian sử dụng pin và gia tăng quãng đường
di chuyển trên một lần sạc. Nói cách khác, phanh tái tạo vừa giúp
xe bổ sung năng lượng vừa đóng vai trò như phanh làm giảm tốc độ
của xe khi cần.
Kỹ năng lái xe
Những tài xế có kỹ năng lái ôtô hiệu quả thường biết cách lái
xe sao cho tối ưu nhất, như tăng tốc và phanh từ từ, duy trì tốc độ
ổn định. Những thói quen này giúp giảm tiêu hao năng lượng và tối
đa hóa khả năng sử dụng pin. Ngược lại, những người lái có xu hướng
tăng tốc đột ngột, phanh gấp, hoặc lái ở tốc độ cao liên tục sẽ
tiêu hao năng lượng nhanh hơn, làm giảm đáng kể quãng đường di
chuyển của xe trên một lần sạc.
Thảo Nguyễn
Bạn đang xem: Những lý do khiến quãng đường di chuyển của ôtô điện giảm
Chuyên mục: Xe
Các bài liên quan
Chia sẻ bài viết