Nghe kinh Chú Đại Bi có tác dụng gì và ý nghĩa của Chú Đại Bi
Chú Đại Bi là một bài kinh trì niệm quen thuộc với những người tín Phật. Vậy, nghe Chú Đại Bi có tác dụng gì? Ý nghĩa của Chú Đại Bi là gì?
>> Xem thêm: Lịch âm dương - Lịch vạn niên - Âm lịch hôm nay
Nghe kinh Chú Đại Bi có tác dụng gì và ý nghĩa của Chú Đại Bi
Chú Đại Bi là gì?
Chú Đại Bi, hay Đại Bi Tâm Đà La Ni (Maha Karunika citta Dharani), là bài chú căn bản minh họa công đức nội chứng của Đức Quán Tự Tại Bồ Tát (Avalokiteśvara Bodhisatva). Bài chú này còn có các tên gọi là: Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Đại Bi Tâm Đà La Ni, Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni, Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Tự Tại Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni, Thanh Cảnh Đà La Ni…
Chân ngôn này được trích từ Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Ðại Viên Mãn Vô Ngại Ðại Bi Tâm Ðà La Ni Kinh. Theo đó, bài chú này được Bồ Tát Quán Thế Âm đọc trước một cuộc tập họp của các Phật, Bồ Tát, các thần và vương. Chú Đại Bi là chân ngôn phổ biến cùng với Phật Quán Thế Âm ở Đông Á, thường được dùng để bảo vệ hoặc để làm thanh tịnh.
Chú Đại Bi thường dùng chính là Tâm Chú của Đức Thanh Cảnh Quán Tự Tại Bồ Tát (Nìlakantha Avalokite’svara Bodhisatva) chủ yếu do hai ngài Bất Không Kim Cương và Kim Cương Trí dịch vào khoảng giữa thế kỷ thứ 6. Các bản này được lưu truyền dưới 2 dạng là bản dài với bản ngắn.
Bản dài (quảng bản) được ghi nhận qua các bài:
- Thanh Cảnh Quán Tự Tại Bồ Tát Đà La Ni, Bất Không Kim Cương dịch.
- Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Nễ La Kiến Tha Đà La Ni, Kim Cương Trí dịch.
- Quán Tự Tại Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni, Chỉ Không dịch.
- Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Tự Tại Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni Chú, Kim Cương Trí dịch.
Bản ngắn (lược bản) được ghi nhận qua các bài:
- Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Tự Tại Vương Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Tự Tại Thanh Cảnh Đại Bi Tâm Đà La Ni, Bất Không Kim Cương dịch.
- Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Đại Bi Tâm Đà La Ni, Bất Không dịch.
- Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni, Già Phạm Đạt Ma dịch.
Do các bản Chú Văn có nhiều loại phiên dịch nên chương cú cũng dựa theo các Kinh Văn mà có sự khác biệt kể cả số lượng câu và Phạn Ngữ. Tuy nhiên, bản phổ biến nhất hiện nay là bản kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni, do ngài Già Phạm Đạt Ma dịch từ thời Đường, bao gồm 84 câu.
>> Tham khảo: Kinh Chú Đại Bi tiếng Phạn có chữ - Chú Đại Bi tiếng Phạn MP3
Ý nghĩa và tác dụng của kinh Chú Đại Bi
Bồ Tát Quán Thế Âm vì tâm đại bi đối với chúng sinh, muốn cho chúng sinh được thành tựu tất cả các thiện căn, được tiêu tan tất cả sự sợ hãi, được mau đầy đủ tất cả những chỗ mong cầu mà nói ra Thần Chú này. Trong kinh ngài Quán Thế Âm Bồ Tát bạch Phật rằng:
“Bạch đức Thế Tôn, tôi có Chú Đại Bi tâm đà ra ni, nay xin nói ra, vì muốn cho chúng sanh được an vui, được trừ tất cả bệnh, được sống lâu, được giàu có, được diệt tất cả nghiệp ác tội nặng, được xa lìa chướng nạn, được thành tựu tất cả thiện căn, được tiêu tan tất cả sự sợ hãi, được mau đầy đủ tất cả những chỗ mong cầu. Cúi xin Thế Tôn từ bi doãn hứa.”, rồi sau đó đọc Chú Đại Bi.
Bồ Tát thuyết chú xong, cõi đất sáu phen biến động, trời mưa hoa báu rơi xuống rải rác, mười phương chư Phật thảy đều vui mừng, thiên ma ngoại đạo sợ dựng lông tóc. Tất cả chúng hội đều được quả chứng.
Theo kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni, người trì tụng Chú Đại Bi sẽ được 15 điều lành, không bị 15 thứ hoạnh tử bức hại.
15 điều lành bao gồm:
- Sinh ra thường được gặp vua hiền.
- Thường sinh vào nước an ổn.
- Thường gặp vận may.
- Thường gặp được bạn tốt.
- Sáu căn đầy đủ.
- Tâm đạo thuần thục.
- Không phạm giới cấm.
- Bà con hòa thuận thương yêu.
- Của cải thức ăn thường được sung túc.
- Thường được người khác cung kính, giúp đỡ.
- Có của báu không bị cướp đoạt.
- Cầu gì đều được toại ý.
- Long, Thiên, thiện thần thường theo hộ vệ.
- Được gặp Phật nghe pháp.
- Nghe Chánh pháp ngộ được nghĩa thâm sâu.
15 thứ hoạnh tử gồm:
- Chết vì đói khát khốn khổ.
- Chết vì bị gông cùm, giam cầm đánh đập.
- Chết vì oan gia báo thù.
- Chết vì chiến trận.
- Chết vì bị ác thú hổ, lang sói làm hại.
- Chết vì rắn độc, bò cạp.
- Chết trôi, chết cháy.
- Chết vì bị thuốc độc.
- Chết vì trùng độc làm hại.
- Chết vì điên loạn mất trí.
- Chết vì té từ cây cao hoặc rớt xuống vực thẳm.
- Chết vì người ác trù ếm.
- Chết vì tà thần, ác quỷ làm hại.
- Chết vì bệnh nặng bức bách.
- Chết vì tự tử.
Nói dễ hiểu hơn thì khi trì niệm lời kinh sẽ giúp hóa giải chướng nghiệp, tiêu trừ ác duyên, nhận được phước đức và chết thì sinh Cực Lạc… nếu biết trì niệm một cách thành tâm và luôn hướng Phật, hướng thiện. Ngoài ra, trì niệm Chú Đại Bi còn là một cách giúp tâm thanh tịnh, đoạn trừ phiền não. Khi tâm thanh tịnh sẽ tạo ra thế giới bình “tướng tự tâm sanh”, mây tan thì ắt trăng sẽ tỏa sáng.
>> Xem thêm: Chú Đại Bi 7 biến 84 câu dễ thuộc, chữ to dễ đọc
Những lưu ý khi trì niệm Chú Đại Bi
Trong phần hình trạng tướng mạo đã chỉ rõ mười đặc tính cốt yếu của Chú Đại Bi, trong đó, quan trọng hàng đầu là tâm Đại Từ Bi. Vì vậy, mỗi lần trì tụng thần chú này, hành giả phải bắt đầu hướng tâm vào việc quán tưởng khởi lòng thương xót tất cả chúng sanh. Một cách lý tưởng, để đạt được những công năng mà thần chú mang lại, trong thời gian trì tụng, hành giả phải:
- Giữ gìn giới hạnh, đặc biệt là sát, đạo, dâm, vọng.
- Phải kiêng cữ rượu thịt, các thứ hành, hẹ, tỏi, cùng các thức ăn hôi hám. Tốt nhất là nên ăn chay.
- Phải giữ vệ sinh thân thể, thường xuyên tắm gội, thay đổi y phục sạch sẽ, không nên để cho trong người có mùi hôi.
- Trước khi trì chú cũng phải đánh răng, súc miệng sạch sẽ, nếu trước đó có đi đại tiện, tiểu tiện thì phải rửa tay sạch sẽ trước khi trì tụng.
Tuy nhiên, như phần trên đã nói, Bồ Tát Quán Thế Âm chỉ yêu cầu chúng ta hai điều mỗi khi trì tụng Chú Đại Bi, đó là thành tâm và không mưu cầu những việc bất thiện. Chính vì vậy, điều này cho phép hành giả có thể trì tụng bất cứ lúc nào mà điều kiện cho phép, ví dụ như trên xe, trên tàu, trên máy bay, tại công sở, tại nhà...
Với tâm thành, tâm chúng ta lúc đó sẽ hòa nhập vào lời trì tụng để cùng thể nhập vào pháp giới, mười phương chư Phật. Bởi vì Bồ Tát đã cho chúng ta biết, mỗi lần trì tụng Chú Đại Bi, thập phương chư Phật đều đến chứng minh cho lòng thành của chúng ta.
Khi trì tụng Chú Đại Bi, chúng ta nên trì tụng lớn tiếng, giọng điệu trầm hùng, nhanh và liên tục bằng cách lấy hơi từ bụng ra. Lớn tiếng ở đây không có nghĩa là phải la lớn lên, nhưng giọng đọc phải rõ ràng, nghe đủ tiếng, không lờ mờ, trại giọng.
Video lời Chú Đại Bi 21 biến tiếng Việt có chữ dễ đọc.
Ngoài ra, bạn cũng có thể download Chú Đại Bi bản MP3 TẠI ĐÂY để nghe hằng ngày.
>> Xem thêm:
- Nhạc kinh Chú Đại Bi, nhạc niệm Chú Đại Bi, nhạc Phật không lời Chú Đại Bi
- Lời kinh Chú Đại Bi 21 biến, file MP3
Qua bài viết trên đây, chắc hẳn bạn đã hiểu được nguồn gốc, ý nghĩa và tác dụng khi nghe Chú Đại Bi thường xuyên rồi phải không? Hy vọng rằng qua việc hiểu rõ ý nghĩa của Chú Đại Bi, bạn sẽ biết cách tu tập đạt hiệu quả cao hơn. Đừng quên sử dụng tai nghe, loa nghe nhạc.
Bạn đang xem: Nghe kinh Chú Đại Bi có tác dụng gì và ý nghĩa của Chú Đại Bi
Chuyên mục: Tra cứu thông tin
Các bài liên quan
- Cách tính điểm thi xét tuyển đại học 2021 chính xác
- Nghi thức, bài văn khấn cúng phóng sinh đơn giản tại nhà
- Khối C gồm những môn nào, ngành nào? Các trường đại học khối C
- Điểm khuyến khích thi THPT quốc gia là gì? Khác gì điểm ưu tiên?
- Danh sách số cứu hộ ô tô trên cả nước & Những lưu ý khi gọi cứu hộ ô tô
- Khối D01 (D1) gồm những môn nào, ngành nào? Các trường Đại học khối D1