Ngày Tết Đoan Ngọ ở một số quốc gia Châu Á

Tết Đoan Ngọ hay còn được gọi là Tết Đoan Dương nhằm ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch hàng năm. Đây là Tết truyền thống ở một số nước Đông Nam Á. Để hiểu thêm chi tiết về ngày này, hãy cùng chúng tôi tham khảo ngay ngày Tết Đoan Ngọ ở một số quốc gia Châu Á dưới đây nhé!

Tết Đoan Ngọ hay còn được gọi là Tết Đoan Dương nhằm ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch hàng năm. Đây là Tết truyền thống ở một số nước Đông Nam Á. Để hiểu thêm chi tiết về ngày này, hãy cùng Điện máy XANH tham khảo ngay ngày Tết Đoan Ngọ ở một số quốc gia Châu Á dưới đây nhé!

1Trung Quốc

Nguồn gốc, ý nghĩa: Người Trung Quốc lấy ngày mùng 5/5 là Tết Đoan Ngọ với hàng loạt những sự kiện lịch sử.

  • Thời Nam Bắc triều, Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Dục Lan Tiết
  • Để tưởng nhớ về con người và cái chết bi ai của Khuất Nguyên - là một vị đại thần nước Sở.
  • Gắn với sự tích hai chàng Lưu, Nguyễn gặp 2 vị tiên nữ khi vào núi Thiên Thai hái thuốc.
  • Cuối thời Đông Hán, người ta đã tìm thấy những thư tịch sưu tầm về Tết Đoan Ngọ.

Nguồn gốc tết đoan ngọ ở Trung Quốc

Hoạt động chính

  • Đua thuyền rồng: Hoạt động hoạt náo của người Trung Quốc trong ngày Tết Đoan Ngọ, giúp mọi người thư giãn sau những ngày dài làm việc và còn rèn luyện thể lực, sức khỏe tốt.
  • Đeo túi thơm: Túi thơm có nhiều màu sắc và hình dáng đa dạng, mọi người có thể lựa chọn sao cho phù hợp với sở thích của mình. Bên trong chứa hương liệu như hạt mùi, hùng hoàng, hương dù và nhiều loại hương liệu khác nhau giúp bạn đuổi sâu bọ, côn trùng. Họ còn quan niệm rằng đeo túi thơm để xua đuổi tà ma, chống bệnh tật để bảo vệ sức khỏe. 

Túi thơm

Nét ẩm thực đặc biệt

  • Gói bánh ú, tùy thuộc vào sở thích của mỗi người mà sẽ có phân nhân khác nhau như thịt, đỗ xanh, long nhãn, trứng mặn hay hạt dẻ nhuyễn, hạt tiêu,... nhưng tất cả đều được bao bọc bởi vỏ nếp bênh ngoài. Bánh ú thể hiện cho sự sung túc, đầy đủ, tràn đầy cho người Trung Quốc vào ngày này.
  • Ngoài ra, họ còn uống rượu Hùng Hoàng loại rượu ngâm từ 5 loại sâu bọ khác nhau để xua đuổi quỷ, tà ma vây quanh. Họ rưới rượu vào những góc nhà, gầm giường để trừ sâu bọ cũng như theo quan niệm tâm linh là xua đuổi quỷ yêu, ma quái.

Trung Quốc

2Đài Loan

Nguồn gốc, ý nghĩa: Người Đài Loan cũng sử dụng mùng 5 tháng 5 âm lịch là ngày Tết Đoan Ngọ theo phong tục cổ xưa truyền thống, với mong muốn sức khỏe, bình an, tiền tài đến với mình.

Hoạt động chính

  • Người dân Đài Loan sẽ tổ chức những cuộc đua thuyền rồng.
  • Họ vẫn giữ những phong tục cổ truyền khi xưa như uống nước và tắm vào giờ ngọ, nếu gà đẻ trứng vào đúng giờ Ngọ sẽ mang lại may mắn, tiền bạc.
  • Người Đài Loan uống rượu Hùng Hoàng - loại rượu được ngâm từ bò cạp, rắn, rết, thạch sùng và cóc để xua đuổi ngũ độc. Hơn thế, họ còn vẩy rượu khắp nhà như gầm giường, góc tường,... để trừ độc.

Đài Loan

Nét ẩm thực đặc biệt: Một mâm cỗ gồm 5 món đó là hạt đậu, bánh chưng, quả mận, quả đào và quả cà.

Đài Loan

3Hồng Kông

Nguồn gốc, ý nghĩa: Tết Đoan Ngọ ở Hồng Kông nhằm ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, ngày này nhà nước quy định mọi người sẽ được nghỉ làm việc. Cầu mong mang đến sự hạnh phúc, bình an, sung túc cho cả gia đình.

Hoạt động chính

  • Tổ chức lễ hội đua thuyền rồng, thường được tổ chức tại bãi biển Stanley có sự tham dự của hàng trăm đội, có nhiều chiếc thuyền rồng đầy màu sắc dài từ 20 - 40 mét. Trước khi thi, học phải làm một lễ có tên gọi là "Thả rồng giấy".
  • Người Hồng Kông còn tổ chức những nghi thức cúng bái, cầu bình an, tiền tài, sự nghiệp và mọi điều tốt đẹp đến với người thân.

Ngày Tết Đoan Ngọ ở một số quốc gia Châu Á

Nét ẩm thực đặc biệt: Ẩm thực ở Hồng Kông cũng giống như Việt Nam họ sẽ gói bánh chưng để cúng bái hay là những mâm cơm.

Hồng Kông

4Nhật Bản

Nguồn gốc, ý nghĩa

  • Ban đầu từ thời Nara có tên gọi là Tango no Sekku, tổ chức vào thứ 5 của tháng 5 âm lịch. Về sau Nhật Bản chuyển sang xài lịch Gregorian và đã được chuyển sang ngày mùng 5 tháng 5. Ngày này từ năm 1948 cũng đã xem là ngày lễ giành cho các bé trai, một ngày đại lễ của Nhật.
  • Mong muốn những điều tốt đẹp luôn đến với đứa con trai bé nhỏ. Hy vọng gia đình hạnh phúc, bình an.

Hoạt động chính

  • Bên ngoài những gia đình sẽ treo cờ cá chép với các màu sắc rực rỡ như đỏ, đen, xanh lá, xanh lam, tím,... với ý nghĩa tượng trưng cho sức khỏe và sự thông minh. Ngoài ra, cá chép còn thể hiện bố mẹ mong muốn cho con mình sẽ thành đạt trong cuộc sống. 
  • Trang trí các bộ áo giáp Kabuto mang theo ước nguyện của các bậc phụ huynh mong cho con mình thành công, hạnh phúc.
  • Trong nhà, người nhật sẽ trang trí áo giáp hay nón giáp samurai gọi là “yoroi kabuto” và tượng chú bé “Kintarô” cưỡi cá koi với ước nguyện con sẽ luôn mạnh khỏe.

Nhật Bản

Nón giáp samurai và tượng chú bé “Kintarô” cầu mong sức khỏe, bình an đến với bé

Nét ẩm thực đặc biệt

  • Họ làm bánh mochi gói trong lá sồi, lá xương bồ, lá tre,... với nhiều kiểu dáng và màu sắc khác nhau tạo nên sự rực rỡ, đa dạng sắc màu cho bữa tiệc.
  • Người Nhật còn làm bánh gio akumaki gói trong lá xương bồ hay láy tre.

Nhật Bản

5Hàn Quốc và Triều Tiên 

Nguồn gốc, ý nghĩa

  • Tết Đoan Ngọ ở Hàn Quốc và Triều Tiên tổ chức vào ngày 5 tháng 5 âm lịch có lịch sử hơn 1.000 năm, bắt nguồn từ tỉnh Gangneung. Đây là một trong 3 dịp lễ lớn nhất tại xứ Hàn là Tết Trung Thu và Tết Nguyên Đán. 
  • Tết Đoan Ngọ là khoảnh khắc gia đình quay quần bên các giá trị truyền thống, cùng nhau trò chuyện, vui chơi, cầu mong mọi điều tốt đẹp sẽ đến với gia đình.
  • Họ còn quan niệm rằng số 5 thể hiện cho sức mạnh, sự cường tráng. Vì thế 5/5 nghĩa là có sức mạnh, sức khỏe, sự cường tráng, thể lực tốt để tiếp tục cho một mùa bội thu.

Hàn Quốc và Triều Tiên

Hoạt động chính

  • Trẻ em và phụ nữ sẽ gội đầu và tắm bằng cây Diên Vĩ. Đàn ông thì quấn rễ lên xung quanh thắt lưng xua đuổi tà ma, ác quỷ.
  • Người dân Hàn sẽ mặc lên mình những bộ trang phục truyền thống.
  • Tham gia những hoạt động, trò chơi dân gian.

Hàn Quốc và Triều Tiên

Nét ẩm thực đặc biệt

  • Họ sẽ làm hai loại bánh với nguyên liệu chính là từ gạo có tên là Suritteok và Yaktteok.
  • Bánh Suriteok có hình cầu màu xanh lá, làm từ ngải cứu luộc chín, nấu với gạo không dính.
  • Bánh Yaktteok là món đặc sản vùng phía Nam tỉnh Jeolla, có nhiều màu sắc đa dạng, làm từ gạo và nhiều loại hạt khác nhau.
  • Đồng thời, cây Diên Vĩ sẽ được người Hàn Quốc trưng bày trong nhà.

Hàn Quốc

Bánh Suritteok và Yaktteok

Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp thêm thông tin cho bạn về ngày Tết Đoan Ngọ ở một số quốc gia Châu Á. Bạn có chia sẻ hay thắc mắc vui lòng để lại bình luận bên dưới nhé!

Bạn đang xem: Ngày Tết Đoan Ngọ ở một số quốc gia Châu Á

Chuyên mục: Giải trí

Chia sẻ bài viết