Nam bảo vệ nguy kịch do nhiễm vi khuẩn trong 'món khoái khẩu'
Nam bệnh nhân phát bệnh với các triệu chứng sốt, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn. Xét nghiệm cho kết quả dương tính với vi khuẩn liên cầu lợn.
Trước khi nhập viện 2 ngày, người đàn ông 67 tuổi làm bảo vệ một doanh nghiệp ở Hà Nội, có biểu hiện sốt, đau đầu, chóng mặt, nôn.
Ông được gia đình đưa đến Bệnh viện Quân y 103 (Hà Nội) khi xuất thêm tình trạng mệt mỏi, chậm chạp... Xét nghiệm cấy máu và dịch não tủy cho kết quả dương tính với vi khuẩn Streptococcus suis (S.Suis) gây bệnh liên cầu lợn.
Bệnh nhân bị liên cầu khuẩn với bàn tay tím đen, hoại tử
Tử vong do vi khuẩn liên cầu
Liên cầu khuẩn lợn lây qua đường hô hấp. Nguồn bệnh chủ yếu là lợn bị bệnh và mang vi khuẩn S.Suis nhưng không có triệu chứng. Vi khuẩn liên cầu thường cư trú ở đường hô hấp trên, đặc biệt là ở mũi, ở đường tiêu hóa và sinh dục của lợn.
Các bác sĩ cảnh báo người có nguy cơ nhiễm liên cầu khuẩn thường có thói quen ăn uống các sản phẩm của lợn sống hoặc chưa nấu chín như: tiết canh, thịt tái, nem chạo... Đặc biệt, những trường hợp "khoái" ăn món tiết canh lợn sống rất dễ mắc bệnh.
Trước đó, tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đã ghi nhận 1 trường hợp tử vong do ăn tiết canh lợn. Đó là nam bệnh nhân 50 tuổi (ở Nam Định) đã mổ lợn, chế biến tiết canh liên hoan tất niên cùng bạn bè. Sau 1 ngày, bệnh nhân thấy đau mỏi người, đi ngoài phân lỏng 2 lần, kèm sốt cao rét run, người khó chịu, chân tay tím tái.
Bệnh nhân được chuyển đến cấp cứu tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương nhưng chỉ vài giờ sau đó đã tử vong do sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, rối loạn đông máu nặng vì liên cầu khuẩn lợn.
Ăn tiết canh sống có nguy cơ cao cơ mắc liên cầu khuẩn
Vi khuẩn liên cầu lây lan thế nào?
Các bác sĩ cảnh báo vi khuẩn liên cầu lợn có thể biến đổi và tăng độc tính khi lây nhiễm cho người.
Bệnh có thể lây khi tiếp xúc với lợn bệnh hay lợn mang vi khuẩn qua các tổn thương nhỏ, trầy xước trên da của những người giết mổ, chế biến và ăn thịt lợn bệnh, nội tạng nhưng nấu không chín...
Thời gian ủ bệnh chỉ từ vài giờ đến 3 ngày, người bệnh thường sốt cao, đau đầu, ù tai, xuất huyết dưới da từng mảng, đôi khi gây hoại tử, xuất huyết tiêu hóa.
Đáng ngại hơn là tình trạng nhiễm khuẩn huyết. Một số trường hợp xuất hiện nhiễm độc đường tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa (đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, có máu). Nếu điều trị muộn người bệnh có nguy cơ phù não, hôn mê và tử vong.
Vi khuẩn gây bệnh liên cầu có thể sống ở nhiệt độ 60 độ C trong 10 phút, 50 độ C trong 2 giờ và 10 độ C trong 6 tuần. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo vi khuẩn này sẽ bị tiêu diệt khi thực phẩm được nấu chín kỹ.
Bạn đang xem: Nam bảo vệ nguy kịch do nhiễm vi khuẩn trong 'món khoái khẩu'
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Tay căng phồng, nhiễm khuẩn cấp vì 'thủ phạm' ở hàng rào
- 1 kiểu dùng thớt dễ gây nhiễm khuẩn chéo, ngộ độc thực phẩm nhưng nhiều người vẫn bỏ qua
- Vụ trẻ tử vong, ngộ độc sau đêm Trung thu: Do bánh su kem nhiễm khuẩn?
- Thanh niên 26 tuổi bị gout mãn tính gây sốc nhiễm khuẩn nặng, may mắn được cứu sống
- Vì sao cùng ăn thực phẩm nhiễm khuẩn, có người ngộ độc rất nhẹ, có người lại nguy kịch tử vong?