Một số lỗi vi phạm giao thông cần chú ý trong dịp Tết Quý Mão
Tết Nguyên đán là thời điểm giao thông diễn biến phức tạp, lực lượng CSGTsẽ tổ chức đợt cao điểm tuần tra, xử lý vi phạm. Do vậy, người dân khi tham gia giao thông dịp Tết Quý Mão...
Tết Nguyên đán là thời điểm lưu lượng xe cơ giới tại Việt Nam
tăng cao do nhu cầu mua sắm Tết, thăm hỏi, về quê, du lịch. Kéo
theo đó là các tác hại từ việc tiệc tùng trong thời gian nghỉ lễ
dài ngày dễ dẫn đến tai nạn giao thông tăng cao.
Phần lớn dẫn đến các lỗi vi phạm giao thông dịp
Tết là do tính chủ quan nhưng hậu quả dẫn đến lại rất tai
hại, vì vậy lực lượng giao thông sẽ ra sức tăng cường kiểm tra, xử
phạt trong thời điểm này. Để tránh tình trạng trên thì các tài xế
cần lưu ý một số lỗi giao thông phổ biến dưới đây vào dịp Tết
Nguyên đán để có một cái Tết trọn vẹn, an toàn và không bị xử
phạt.
Vi phạm nồng độ cồn
Ngày Tết, tình trạng người điều khiển phương tiện giao
thông có nồng độ cồn trong người rất cao. Đây là hành vi vi
phạm pháp luật có thể bị xử phạt rất nặng.
Phạt từ 30 - 40 triệu đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu. |
Căn cứ quy định tại Điều 5, Điều 6, Nghị định 100/2019/NĐ-CP
quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường
bộ và đường sắt xử phạt người điều khiển xe ôtô và các loại xe
tương tự xe ôtô:
- Phạt tiền từ 6 - 8 triệu đồng đối với người điều khiển xe
trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt
quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1
lít khí thở. Người điều khiển xe còn bị áp dụng hình phạt bổ sung
là bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12
tháng.
- Phạt tiền từ 16 - 18 triệu đồng đối với người điều khiển xe
trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50
miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam
đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. Người điều khiển xe còn bị áp dụng
hình phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16
tháng đến 18 tháng.
- Phạt tiền từ 30 - 40 triệu đồng đối với người điều khiển xe
trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80
miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
hoặc không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi
hành công vụ. Người điều khiển xe còn bị áp dụng hình phạt bổ sung
là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24
tháng.
Chạy xe quá tốc độ quy định
Nhiều người về quê hay thăm họ hàng người thân ở xa ngày Tết
thường có tâm lý sốt ruột dẫn đến chạy quá tốc độ. Đây là hành vi
nguy hiểm và vi phạm pháp luật.
Hiện nay trên nhiều tuyến đường cao tốc, quốc lộ có nhiều
camera giám sát, nhất là với người điều khiển xe ôtô. Hành vi điều
khiển ôtô chạy quá tốc độ quy định sẽ được hệ thống ghi lại, sau đó
gửi dữ liệu về cho trung tâm xử lý, làm cơ sở, bằng chứng để xử
phạt.
Theo quy định tại Nghị định 100/2019 (sửa đổi, bổ sung bởi
Nghị định 123/2021), người điều khiển xe ôtô chạy quá tốc độ
quy định từ 5 đến dưới 10km/giờ sẽ bị xử phạt từ 800.000 - 1
triệu đồng.
- Phạt tiền từ 4 - 6 triệu đồng với trường hợp điều khiển ôtô
chạy quá tốc độ quy định từ 10 đến dưới 20 km/giờ (theo điểm đ,
khoản 34, điều 2, Nghị định 123, sửa đổi và bổ sung mới từ điểm i,
khoản 5, điều 5 của Nghị định 100). Ngoài ra, người vi phạm có thể
bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe (GPLX) từ 1 - 3 tháng.
- Nếu chạy quá tốc độ từ 20 đến dưới 35 km/giờ (điểm a, khoản
6, điều 5), tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 - 4 tháng. Đặc
biệt, nếu điều khiển ôtô chạy quá tốc độ cho phép trên 35 km/giờ sẽ
bị phạt từ 10 - 12 triệu đồng (điểm c, khoản 7, điều 5) và tước
GPLX từ 2 - 4 tháng.
Không bật đèn tín hiệu xi-nhan khi chuyển làn
đường
Ngày Tết, lái xe thường lơ là nên khi đường hay chuyển hướng
không bật đèn tín hiệu xi-nhan.
Đối với hành vi điều khiển ôtô chuyển làn đường mà không bật
đèn tín hiệu xi-nhan báo trước, sẽ bị xử phạt từ 400 - 600 nghìn
đồng (theo điểm a, khoản 2, điều 5). Trường hợp, xe di chuyển trên
đường cao tốc, các tài xế, chủ phương tiện cũng bị phạt tiền từ 3 -
5 triệu đồng (điểm g, khoản 5, điều 5) và tước GPLX từ 1 - 3
tháng.
Trong khi đó, hành vi điều khiển ôtô chuyển hướng mà không bật
đèn tín hiệu xi-nhan báo trước hướng rẽ, sẽ bị xử phạt từ 800.000
đồng - 1 triệu đồng (điểm c, khoản 3, điều 5).
Vượt đèn đỏ
Với hành vi điều khiển ôtô vượt đèn đỏ, sẽ bị phạt tiền từ 4 -
6 triệu đồng (theo điểm đ, khoản 34, điều 2, Nghị định 123/2021).
Bên cạnh đó, người điều khiển ôtô còn bị tước quyền sử dụng giấy
phép lái xe từ 1 - 3 tháng hoặc từ 2 - 4 tháng nếu gây tai nạn
(điểm b, c, khoản 11, điều 5).
Điều khiển ôtô đi không đúng phần đường, làn đường quy
định
Cũng theo quy định tại Nghị định 100/2019 (được sửa đổi bổ
sung bởi Nghị định 123/2021), hành vi điều khiển ôtô đi không đúng
phần đường, làn đường sẽ bị phạt tiền từ 3 - 5 triệu đồng (điểm đ,
khoản 5, điều 5) và tước quyền sử dụng GPLX từ 1 - 3 tháng.
Trường hợp điều khiển ôtô đi không đúng phần đường, làn đường
quy định và gây tai nạn, sẽ bị xử phạt từ 10 - 12 triệu đồng (điểm
a, khoản 7, điều 5), đồng thời tước quyền sử dụng GPLX từ 2 - 4
tháng.
Thảo Nguyễn
Bạn đang xem: Một số lỗi vi phạm giao thông cần chú ý trong dịp Tết Quý Mão
Chuyên mục: Xe
Các bài liên quan
Chia sẻ bài viết