Mẹo bảo quản bánh chưng, bánh tét không bị ôi thiu, mốc sau Tết

Bánh chưng, bánh tét bị mốc thì phải làm thế nào. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn xử lý bánh bị mốc, và lưu ý để làm bánh chuẩn nhất, lâu bị ôi thiu.

Bánh chưng, bánh tét là những món ăn truyền thống, dùng để lễ cúng ông bà tổ tiên. Tuy nhiên sau Tết bánh bị mốc, hỏng thì phải làm thế nào? Bạn đã biết cách bảo quản chưa? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

bánh chưng

Mẹo chế biến và bảo quản bánh chưng, bánh tét được lâu, không bị mốc, thiu

1. Lá gói bánh phải thật sạch

Bước đầu tiên để làm bánh chưng, bánh tét là bạn phải chuẩn bị lá để gói bánh. Lá gói bánh chưng, bánh tét thường là lá dong hay lá chuối. Lá sau khi mua về phải được rửa sạch qua nước ấm, sau đó lấy khăn sạch lau lại và cuối cùng phơi dưới ánh nắng mặt trời.

Đôi khi, có một vài thợ làm bánh còn trụng lá 1 lượt nhanh qua nước nóng để thật sạch vi khuẩn.

bánh chưng

2. Gói bánh vừa tay giúp bánh không lại gạo và ẩm mốc

Trong khi gói bánh, bạn không nên gói bánh quá chặt tay. Vì gói bánh quá chặt sẽ làm bánh dễ bị lại gạo ảnh hưởng đến chất lượng của bánh.

Ngược lại bạn cũng không nên gói quá lỏng, vì như vậy bánh khi nấu sẽ rời rạc và dễ bị hỏng hơn. Bạn nên gói bánh vừa tay, không quá chặt hay quá lỏng.

>>> Tìm hiểu thêm: Cách gói bánh chưng bằng khuôn dùng lá chuối, lá dong ngon, đẹp, lá vẫn xanh

bánh chưng

3. Luộc bánh chín thật kỹ

Bánh cần luộc chín thật kỹ để gạo nếp nở thật đều. Tốt nhất là bạn nên bảo quản bánh chưng, bánh tét trong ngăn mát tủ lạnh.

bánh chưng

4. Làm ráo nước sau khi luộc chín

Đối với bánh chưng, khi luộc chín xong, bạn đặt bánh lên mặt phẳng. Sau đó, bạn đặt một tấm bìa lên bánh, rồi dùng vật nặng đè lên để ép bánh ra hết nước.

bánh chưng

Bánh tét sau khi luộc bạn chỉ cần treo lên để bánh ráo hết nước. Bạn treo bánh tét ở nơi thoáng mát, không bụi bẩn và tránh ánh nắng trực tiếp.

bánh tét

5. Dùng đến đâu chỉ cắt đến đó và bảo quản kỹ

Một chiếc bánh tét hoặc bánh chưng bình thường có kích thước khá lớn. Mỗi khi ăn chúng ta chỉ dùng một phần nhỏ, phần còn lại bạn dùng giấy bảo quản thực phẩm gói lại, bảo quản thật kỹ. Không cho tiếp xúc với bụi bẩn và không khí bên ngoài.

bánh chưng

6. Dao cắt bánh phải thật sạch

Dao bạn dùng để cắt bánh phải là dao sạch chưa qua sử dụng. Nếu không, các chất bẩn từ thực phẩm khác bám vào sẽ làm bánh rất dễ bị thiu.

bánh chưng

7. Bảo quản trong tủ lạnh

Bánh phải được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Khi bảo quản, bạn nhớ thường xuyên kiểm tra xem bánh có bị nấm mốc hay không nhé.

Mỗi lần ăn bạn nên đưa vào lò vi sóng hoặc hấp. Ngoài ra, bạn cũng có thể chiên; tuy nhiên, nếu chiên bạn chỉ nên chiên từ 1 đến 2 lần, vì nếp sẽ hấp thụ lượng dầu lớn khi ăn sẽ không tốt cho sức khỏe.

bánh chưng

Cách xử lý bánh tét, bánh chưng bị mốc, chua

Bánh chưng và bánh tét là những loại thực phẩm có độ ẩm cao và giàu chất dinh dưỡng. Bánh rất dễ bị nấm mốc, thiu, phần lá sẽ bị ôi thiu đầu tiên, nếu bạn phát hiện sớm thì có thể xử lý chúng theo cách sau:

Bạn loại bỏ phần lá cũ bên ngoài ra, sau đó gói lại bằng lớp vỏ mới và luộc bánh thêm 1 lần nữa. Cách làm này giúp cho bánh vừa được diệt khuẩn vừa loại bỏ được các nguy cơ nhiễm mốc và ngăn chặn nấm mốc thẩm thấu vào trong bánh.

bánh chưng

Cách khác bạn có thể hơ bánh trên bếp gas cho lửa đốt hết phần nấm mốc bên ngoài bánh. 

Tuy nhiên, trong trường hợp mốc đã vào trong bánh, tốt nhất bạn nên cắt bỏ phần bánh bị hỏng và chế biến ngay bằng cách chiên bánh. Mẹo nhỏ để chiên bánh không ngán dầu mỡ là dùng nồi chiên không dầu hoặc dùng nước lọc để chiên bánh chưng, giúp bạn chiên giòn mà không lo béo, thừa cân.

>>> Xem thêm: 4 cách bảo quản thực phẩm thừa sau Tết hiệu quả nhất

xử lý nấm mốc

Với những mẹo và lưu ý trên hi vọng đã mang đến những kiến thức bổ ích cho bạn. Giúp bạn bảo quản bánh được lâu hơn, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Bạn đang xem: Mẹo bảo quản bánh chưng, bánh tét không bị ôi thiu, mốc sau Tết

Chuyên mục: Mẹo vặt cuộc sống

Chia sẻ bài viết