Mẹ bầu ăn dứa: Gây sảy thai hay dễ đẻ, đâu là sự thực?

Có thông tin cho rằng mẹ bầu ăn dứa sẽ gây sảy thai, trong khi đó lại có ý kiến là ăn dứa sẽ giúp dễ đẻ. Vậy thực hư chuyện này là như thế nào?

Dứa là trái cây đặc trưng của mùa hè, giàu vitamin, có tác dụng chống oxy hóa tuyệt vời. Những trái dứa chín vàng ươm, thơm ngon là món ăn ưa thích của nhiều người. Bạn có thể ăn dứa trực tiếp hoặc ép lấy nước uống cũng đều rất ngon.

Nhiều mẹ bầu rất thích ăn dứa nhưng lại có lời đồn ăn dứa có thể gây sảy thai khiến họ lo lắng mà ăn ít đi hoặc thậm chí không đụng đến dứa nữa. Vậy thì lời đồn này có đúng không, mẹ bầu hãy cùng tìm hiểu nhé.

Dứa cung cấp nhiều dinh dưỡng tốt cho mẹ bầu

Dứa là loại trái cây rất giàu vitamin và khoáng chất, tốt cho sức khỏe của mẹ bầu như:

Vitamin C

Hàm lượng vitamin C trong dứa rất dồi dào, có tác dụng tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ miễn dịch tốt, ngăn ngừa mắc các bệnh cảm lạnh, cảm cúm thông thường. Mỗi ngày mẹ bầu uống một cốc nước dứa là có thể cung cấp đủ hàm lượng vitamin C cơ thể cần.

Bên cạnh đó, vitamin C trong dứa còn giúp làm chậm quá trình lão hóa, ngăn cản sự hình thành các gốc tự do gây hại cho cơ thể. Đồng thời, vitamin C còn giúp hấp thu sắt, canxi tốt hơn, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, thiếu canxi ở mẹ bầu.

Mẹ bầu ăn dứa: Gây sảy thai hay dễ đẻ, đâu là sự thực?-1
Dứa cung cấp hàm lượng vitamin C dồi dào rất tốt cho sức khỏe

Vitamin B1 và B6

Trong dứa chứa nhiều vitamin B1 và B6. Vitamin B1 có mặt trong quá trình dẫn truyền xung thần kinh, kích thích hoạt động của trí óc. Còn vitamin B6 xúc tác việc chuyển hóa tryptophan thành vitamin PP.

Cũng giống như các loại vitamin B khác, chúng có vai trò quan trọng trong việc xây dựng hệ thần kinh, duy trì lưu lượng máu, giúp cho trái tim khỏe mạnh, cân bằng tâm trạng, bảo vệ hệ thống miễn dịch và giảm ốm nghén cho mẹ bầu.

Acid folic

Trong dứa chứa nhiều acid folic, một dưỡng chất vô cùng quan trọng đối với thai kỳ. Acid folic tham gia vào quá trình tạo máu, tạo ống thần kinh thai nhi. Bổ sung đủ acid folic giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh cho thai nhi.

Sắt

Sắt rất cần thiết cho mẹ bầu và thai nhi, giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu ở mẹ và tham gia vào quá trình tạo hồng cầu, cung cấp máu và oxy đi nuôi dưỡng thai nhi. Trong dứa lại rất giàu sắt.

Mangan

Mangan có rất nhiều trong dứa. Dưỡng chất này rất cần thiết đối với cơ thể, có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển xương và các mô liên kết ở mẹ bầu cũng như thai nhi.

Ngoài những vitamin và khoáng chất kể trên, trong dứa còn có hàm lượng cao các chất như: đồng, magie, canxi… đều tốt cho thai kỳ.

Tại sao nhiều người cho rằng ăn dứa gây sảy thai, trong khi những người khác lại bảo dễ đẻ?

Lời đồn mẹ bầu ăn dứa gây sảy thai

Nguyên nhân của lời đồn này là do trong dứa có chứa enzyme bromelain, có tác dụng gây co thắt tử cung dẫn đến sảy thai. Ngoài ra, chất này còn có thể phá vỡ các protein trong cơ thể, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Trong trường hợp bà bầu ăn nhiều dứa còn có thể khiến miệng bị đau rát.

Chất bromelain được tìm thấy ở trong lõi của quả dứa. Vì thế, nhiều người truyền tai nhau rằng ăn nhiều dứa, nhất là ăn cả phần lõi có thể khiến bà bầu bị sảy thai.

Mẹ bầu ăn dứa: Gây sảy thai hay dễ đẻ, đâu là sự thực?-2
Nhiều người truyền tai nhau bà bầu ăn dứa có thể gây sảy thai

Thực tế, chất bromelain chỉ có tác dụng gây co thắt tử cung khi bôi trực tiếp vào tử cung. Việc ăn thực phẩm chứa chất này không ảnh hưởng quá nhiều đến vấn đề gây co thắt tử cung. Ngoài ra, có nhiều nghiên cứu trên động vật đã chỉ rằng, bromelain chỉ gây co thắt chứ không gây chuyển dạ hay đẩy nhanh quá trình chuyển dạ.

Ngoài ra, bromelain chỉ có trong lõi quả dứa. Nếu mẹ bầu không ăn phần lõi này thì không ảnh hưởng gì. Vì thế, việc mẹ bầu ăn dứa gây sảy thai chỉ là lời đồn, không có căn cứ khoa học nên mẹ không cần phải quá lo lắng vấn đề này. Nếu mẹ bầu thích ăn dứa thì vẫn ăn được bình thường, chỉ lưu ý không ăn quá nhiều là được.

Mẹ bầu ăn dứa: Gây sảy thai hay dễ đẻ, đâu là sự thực?-3
Dứa cung cấp hàm lượng vitamin C dồi dào rất tốt cho sức khỏe

Ăn dứa có giúp mẹ dễ đẻ, kích thích chuyển dạ?

Câu trả lời là có. Ăn dứa có thể giúp mẹ sinh con dễ hơn, nhưng mẹ cần ăn với số lượng lớn. Trong dứa chứa enzyme phân giải protein, bromelain giúp làm mềm cổ tử cung và gây chuyển dạ. Do đó, ăn dứa có lợi vì nó giúp mở cổ tử cung và giảm bớt thời gian khi vượt cạn. Một lý do nữa mà mẹ nên ăn dứa khi sắp sinh là ăn nhiều dứa sẽ kích thích dạ dày, gây co thắt tử cung. Điều này sẽ giúp mẹ sinh con nhanh hơn.

Tuy nhiên, mẹ nên chọn ăn dứa tươi, không nên ăn dứa đóng hộp bởi quá trình đóng hộp sẽ phá hủy enzyme bromelain. Ngoài ra, khi dứa được cắt và để mở trong một thời gian dài cũng làm tiêu hao protein.

Để kích thích chuyển dạ mẹ có thể ăn miếng dứa, uống nước ép dứa hoặc thêm dứa vào các món sinh tố trái cây.

Lưu ý khi mẹ bầu ăn dứa

Việc ăn dứa không hề gây sảy thai như lời đồn của nhiều người. Hơn nữa, dứa lại rất tốt cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, giai đoạn mang thai khá nhạy cảm nên việc ăn uống của mẹ cần cẩn thận hơn.

Mẹ bầu ăn dứa: Gây sảy thai hay dễ đẻ, đâu là sự thực?-4
Khi ăn dứa mẹ bầu phải gọt hết phần mắt dứa, không nên ăn phần lõi

Khi ăn dứa, mẹ bầu hãy lưu ý một số vấn đề dưới đây:

- Không nên ăn quá nhiều dứa trong một ngày vì ăn nhiều có thể gây rát lưỡi, nhiều trường hợp còn xảy ra tình trạng phát ban, khó thở…

- Nên bỏ phần lõi dứa trước khi ăn vì chúng có thể gây nên nhiều búi xơ trong ruột, dạ dày rất nguy hiểm.

- Không nên ăn hoặc uống nước ép dứa chưa chín vì có thể gây ngộ độc. Dứa xanh chỉ nên dùng để xào, nấu.

- Dứa nên được ăn ngay sau khi gọt, không nên để lâu, nhất là những quả dứa được gọt sẵn và bọc trong túi nilon đã lâu.

Ngoài ra, nếu dạ dày của mẹ bầu nhạy cảm thì cần thận trọng khi ăn dứa. Nguyên nhân là do axit trong dạ dày có thể khiến mẹ bị trào ngược hoặc ợ nóng. Nếu mẹ bầu ăn dứa với lượng ít nhưng lại có các biểu hiện như: dị ứng sau ăn, khó thở, nghẹt mũi, sưng phù miệng… thì mẹ nên dừng ăn và đi khám ngay.

Bạn đang xem: Mẹ bầu ăn dứa: Gây sảy thai hay dễ đẻ, đâu là sự thực?

Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe

Chia sẻ bài viết