Đang mang thai nhưng là F0: 6 cách để mẹ bầu 'đuổi nhanh' Covid-19 và những dấu hiệu chuyển nặng cần lưu ý phải nhập viện ngay
Ai cũng hiểu mang bầu nếu bị Covid-19 đồng nghĩa với việc không thể tùy tiện dùng thuốc. Chưa kể sức đề kháng suy yếu trong thời gian này càng khiến nhiều người lo bệnh lâu khỏi hơn người khác, ảnh hưởng đến em bé trong bụng.
Số lượng F0 hiện vẫn đang tăng mạnh khắp nơi, nhất là khu vực Hà Nội. Trong số đó, có một số lượng nhất định mẹ bầu, dù đã ra sức "giữ gìn" vẫn không may mắc bệnh. Điều này khiến chị em đang trong giai đoạn bầu bí vô cùng lo lắng bởi ai cũng hiểu mang bầu đồng nghĩa với việc không thể tùy tiện dùng thuốc. Chưa kể sức đề kháng suy yếu trong thời gian mang thai càng khiến nhiều người lo bệnh lâu khỏi hơn người khác, ảnh hưởng đến em bé trong bụng.
Hỏi: Em mang thai tuần thứ 12 thì nhiễm Covid-19, chính thức thành F0 từ hôm qua. Em lo lắng quá bác sĩ ơi! Em sợ ảnh hưởng đến sự phát triển của con! Bây giờ em phải làm thế nào để nhanh hết bệnh, không có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé trong bụng ạ? Em đã tiêm 2 mũi vắc-xin Covid-19 thì liệu có giảm nguy cơ bệnh nặng không? Liệu có yên tâm điều trị ở nhà không ạ? Khi nào mình cần nhập viện? Xin bác sĩ giúp em với!
ThS.BS Đặng Thị Hiền (chuyên ngành sản phụ khoa, chuyên siêu âm và hỗ trợ sinh sản công nghệ cao, làm việc tại Hà Nội) trả lời như sau:
Khi mẹ bầu bị nhiễm Covid-19 thì cần làm như sau
Chào bạn!
Thời gian gần đây, số lượng bà bầu nhiễm Covid-19 tăng lên rất nhiều. Tuy nhiên, theo những báo cáo gần đây cũng như thực tế ghi nhận từ những bệnh nhân bác sĩ đang hỗ trợ, phần lớn mẹ bầu đã tiêm vắc-xin rồi đều có triệu chứng khá nhẹ nhàng. Do đó, bạn không cần phải quá lo lắng.
Khi mẹ bầu bị nhiễm Covid-19 thì cần chuẩn bị những thứ sau:
1. Nước muối sinh lý: Mẹ bầu sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mắt, mũi, miệng, thực hiện mỗi ngày 3-4 lần.
2. Xông mặt: Mỗi ngày, mẹ bầu thực hiện xông mặt 2 lần, mỗi lần 10 phút, không kéo dài quá lâu. Mẹ bầu chú ý chỉ xông mặt, không xông toàn thân.
3. Nếu mẹ bầu bị sốt: Mẹ bầu bị sốt khi đang là F0 có thể chườm ấm, uống nhiều nước. Nếu sốt trên 38.5 độ C thì sử dụng thuốc hạ sốt Paracetamol 500mg đường uống.
4. Nếu mẹ bầu bị ho: Nếu ho, bạn sử dụng siro ho hoặc các viêm ngậm ho dạng đông y.
5. Nếu ngạt mũi nhưng dùng nước muối sinh lý không đỡ: Trong trường hợp này, bạn có thể sử dụng thuốc co mạch với liều lượng không quá 3 ngày.
6. Chế độ ăn uống: Bạn cần chú ý ăn uống đủ chất, ăn nhiều hoa quả, rau xanh, bổ sung đầy đủ vitamin tổng hợp, vitamin C để đảm bảo cơ thể khỏe mạnh, thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Nếu xuất hiện các triệu chứng nặng hơn như: sốt cao nhiều ngày, uống hạ sốt 2 lần không đỡ, khó thở nhiều, nồng độ SpO2 dưới 95%, cảm nhận thấy thai đạp ít hoặc không đạp, ra máu, ra nước âm đạo, đau bụng nhiều..., bạn cần đi khám, tới bệnh viện ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Chúc bạn sớm bình phục, cả thai kỳ mạnh khỏe, bình yên!
Bạn đang xem: Đang mang thai nhưng là F0: 6 cách để mẹ bầu 'đuổi nhanh' Covid-19 và những dấu hiệu chuyển nặng cần lưu ý phải nhập viện ngay
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Bà ngoại 50 tuổi mang thai tự nhiên
- 'Người đàn ông' người Anh mang bầu
- Mẹ trên 35 tuổi, bố trên 45 tuổi có nguy cơ sinh con bị khuyết tật
- Có 5 thực phẩm làm tăng khả năng thụ thai, phụ nữ nên ăn nhiều để nhanh có tin vui
- Mẹ bầu ăn dứa: Gây sảy thai hay dễ đẻ, đâu là sự thực?
- Ngày 4/3, thêm 38.911 bệnh nhân Covid-19 được công bố khỏi bệnh