Lý do ôtô điện Trung Quốc dồn ứ "chất đống" tại các cảng châu Âu?
Theo thông tin từ tờ Financial Times, các nhà sản xuất xe Trung Quốc đang gửi nhiều ôtô điện đến châu Âu hơn mức mà họ có thể bán được, khiến cung vượt cầu.
Video: Hàng loạt ôtô Trung Quốc tràn sang Việt Nam.
Mối đe dọa từ xe điện giá rẻ Trung Quốc khiến
chính phủ các nước ở Châu Âu và Mỹ lo ngại. Cho đến nay, thuế quan
của Mỹ đối với xe điện Trung Quốc đang ở mức 27,5%. Điều này khiến
hầu như tất cả ôtô điện từ Trung Quốc đều không được đưa vào thị
trường Mỹ. Vào tháng 2/2024, Thượng nghị sĩ Josh Hawley đã đưa ra
dự luật tăng thuế lên 100% đối với xe điện từ Trung Quốc để bảo vệ
công nhân ngành ôtô Mỹ.
Châu Âu không có bức tường thuế quan tương ứng. Mặc dù vậy, Ủy
ban Châu Âu đang nghiên cứu cách ứng phó với làn sóng xe điện Trung
Quốc giá rẻ được dự đoán trước. Việc thiếu thuế nhập khẩu cao đã
khuyến khích các nhà sản xuất Trung Quốc tìm đến châu Âu như một
nơi mà họ có thể gửi những chuyến tàu chở ôtô điện theo đúng nghĩa
đen.
Xe ôtô điện Trung Quốc dồn ứ tại các cảng châu Âu vì cung vượt cầu. |
Theo thông tin từ tờ Financial Times, các nhà sản xuất xe
Trung Quốc đang gửi nhiều ôtô điện đến châu Âu hơn mức mà họ có thể
bán. Điều này dẫn đến hàng nghìn chiếc trong số đó phải nằm lại tại
các cảng biển. Các nhà khai thác cảng không hài lòng vì tình trạng
dư thừa ôtô đang gây cản trở những hoạt động khác tại cảng. Thậm
chí, một số người còn cho rằng cảng giờ đây chẳng khác nào bãi đỗ
xe cho ôtô điện đến từ Trung Quốc.
Theo đại diện của các cảng biển, ôtô điện Trung Quốc đã làm
tắc nghẽn cơ sở hạ tầng của họ vì không được vận chuyển đến đại lý
sau khi cập bến. Theo đại diện của Antwerp-Bruges - cảng nhập khẩu
ôtô náo nhiệt nhất trên toàn châu Âu, xe Trung Quốc đến cảng mà
không biết đi đâu.
Theo đại diện của các cảng biển, ôtô điện Trung Quốc đã làm tắc nghẽn cơ sở hạ tầng của họ vì không được vận chuyển đến đại lý sau khi cập bến. |
“Các nhà phân phối ôtô ngày càng sử dụng bãi đỗ xe của cảng
làm kho chứa nhiều hơn. Thay vì nằm trong kho của đại lý, ôtô lại
được gom lại tại cảng”, đại diện của cảng Antwerp-Bruges nói với
phóng viên tờ Financial Times. Theo các chuyên gia chuỗi cung ứng
và giám đốc điều hành ngành ôtô sở tại, tốc độ tiêu thụ của xe
Trung Quốc chưa đủ nhanh, một số xe phải mất tới 18 tháng mới tìm
được người mua hoặc được vận chuyển đi nơi khác.
Trao đổi với phóng viên tờ Financial Times, Tổng thư ký Hiệp
hội Xe du lịch Trung Quốc Cui Dongshu nói rằng các nhà sản xuất ôtô
nước này đang gặp khó khăn với việc đặt xe tải vận chuyển nội địa
trong khu vực châu Âu. Ngoài ra, ông còn lưu ý rằng chiến lược xuất
khẩu ôtô như “chiến tranh du kích” mà các nhà sản xuất ôtô Trung
Quốc đang thực hiện có thể khiến họ tự đẩy mình “vào tình thế bất
lợi”. Ông Cui muốn ám chỉ rằng các nhà sản xuất ôtô Trung
Quốc không thể bán hết xe mà họ sản xuất ở thị trường nội địa
nên đang tìm cách sang châu Âu để tiêu thụ lượng dư thừa.
Các thương hiệu như BYD đang xây dựng đội ngũ nhân viên ở châu
Âu từ đầu và giải quyết những thách thức về mặt hậu cần trong thế
giới thực.
|
Tình hình dồn ứ ôtô tại cảng châu Âu là hệ quả xảy ra khi các
nhà sản xuất xe Trung Quốc như BYD, XPeng hay SAIC tăng cường xuất
khẩu sang lục địa già. Đây là một phần trong nỗ lực duy trì hoạt
động của nhà máy và tận dụng nhu cầu về xe điện giá rẻ của Trung
Quốc trong khu vực châu Âu. Số lượng ôtô được các nhà sản xuất
Trung Quốc xuất khẩu sang châu Âu năm nay cao hơn 58% so với năm
ngoái, trong đó hầu hết đều được đưa đến các cảng ở Bỉ, Anh, Đức và
Hà Lan.
Các thương hiệu như BYD đang xây dựng đội ngũ nhân viên ở châu
Âu từ đầu và giải quyết những thách thức về mặt hậu cần trong thế
giới thực. Theo những người đang giải quyết các vấn đề hậu cần này,
họ đã phải vật lộn để tìm các công ty vận tải ưu tiên phương tiện
của mình vì xe điện Trung Quốc chỉ mới gia nhập thị trường châu
Âu.
Các nhà sản xuất ôtô Trung Quốc dường như đang phải đối mặt
với tình trạng thiếu xe tải và tài xế để vận chuyển xe từ cảng nhập
cảnh đến nhà phân phối hoặc đại lý trong đất liền. Có vẻ như các
công ty vận tải đường bộ thích hợp tác kinh doanh và ưu tiên những
khách hàng có mối quan hệ lâu dài với họ hơn. Một nguồn tin trong
ngành vận tải nói với phóng viên tờ The Street rằng “thiếu xe tải”
là một vấn đề phổ biến vì hầu hết đều được dành để vận chuyển ôtô
từ các thương hiệu khác như Tesla. “Bất kỳ thương hiệu mới nào cũng
sẽ phải đối mặt với vấn đề này, nếu bạn không có quy mô lớn, không
giao hàng thường xuyên thì bạn không phải là khách hàng lớn nhất”,
nguồn tin này cho biết.
Những gì các công ty Trung Quốc dường như đang làm là sản xuất càng nhiều ôtô càng tốt mà không tính đến nhu cầu. |
Một phần khác của vấn đề là Chính phủ Đức đã kết thúc chương
trình trợ cấp xe điện vào cuối năm 2023. Kể từ đó, sức tiêu thụ ôtô
điện đã bị chậm lại. Bản thân Chính phủ Trung Quốc cũng đã ngừng
các khoản trợ cấp xe điện, làm chậm doanh số bán hàng ở Trung Quốc
và gây áp lực lên các nhà sản xuất nội địa.
Theo các giám đốc điều hành ngành, một số xe điện Trung Quốc
tại các cảng châu Âu tới 18 tháng. Một số cảng đã yêu cầu các nhà
nhập khẩu cung cấp bằng chứng về quá trình vận chuyển tiếp
theo.
Những gì các công ty Trung Quốc dường như đang làm là sản xuất
càng nhiều ôtô càng tốt mà không tính đến nhu cầu. Điều này khiến
một số nhà quan sát nhớ lại thời điểm cách đây vài năm khi hàng
trăm nghìn chiếc xe đạp bị vứt bỏ vì các công ty chia sẻ xe đạp ở
Trung Quốc tranh nhau giành thị phần mà không quan tâm đến hậu
quả.
Thảo Nguyễn
Bạn đang xem: Lý do ôtô điện Trung Quốc dồn ứ "chất đống" tại các cảng châu Âu?
Chuyên mục: Xe
Các bài liên quan
Chia sẻ bài viết