Lưu ý phải nhớ khi cúng ngày Rằm 15 âm lịch hàng tháng

Theo phong tục của người Việt thì thờ cúng tổ tiên vào ngày Rằm hàng tháng là tục lệ không thể thiếu. Cúng gia tiên để gửi những tâm nguyện, cầu xin của mình cho gia đình được an...

Theo quan niệm dân gian của người Việt, ngày Rằm còn gọi là ngày Vọng, dành để tưởng nhớ các vị tổ tiên và thần linh. Lễ cúng ngày Rằm có thể được thực hiện vào ngày 15 âm lịch. Tuy nhiên, nếu gia đình có công việc bận thì có thể thực hiện lễ cúng vào chiều ngày 14 âm lịch.

Lễ vật thường là lễ chay gồm có: Hoa tươi, hương, cau, trầu, trà, nước, bánh kẹo… Ngoài ra, các gia đình cũng có thể chuẩn bị mâm lễ cúng mặn gồm có: thịt lợn, thịt gà, rượu, hương, hoa và một vài món mặn khác… Tùy vào mỗi gia đình mà có thể chuẩn bị mâm lễ vật ngày Rằm khác nhau nhưng quan trọng nhất là tấm lòng thành.

Luu y phai nho khi cung ngay Ram 15 am lich hang thang

Lưu ý khi cúng ngày Rằm 15 âm lịch hàng tháng

Theo các chuyên gia phong thủy, khi thắp hương vào ngày Rằm 15 âm lịch hàng tháng gia chủ nên chú ý những điều sau:

- Trước khi thắp hương cần lau dọn bàn thờ trước. Gia chủ có thể lau bụi nhưng không được làm di chuyển bát hương.

- Cần ăn mặc chỉnh tề, lịch sự khi thắp hương. Không nên mặc quần áo hở hang, rách khi thắp hương.

- Chọn nhang hương cẩn thận: nên chọn loại hương có mùi thơm nhẹ nhàng và loại hương đảm bảo an toàn chất lượng hương không bị ẩm dễ tắt hương khi đang thắp.

- Thắp hương nên đi kèm với lễ vật. Chuẩn bị lễ vật lớn hay nhỏ là tùy vào điều kiện kinh tế của từng nhà. Không nên quá cầu kỳ gây lãng phí hao tổn tiền bạc.

- Khi thắp hương những người xung quanh không nói tục, chửi bậy kẻo bề trên trách phạt.

- Trước hôm Rằm ai trực tiếp lo thắp hương lên hương còn gọi là người đứng cúng thì từ đêm 14 âm giữ thân thanh tịnh, không sinh hoạt vợ chồng, ân ái nam nữ.

Trước khi thắp hương cần lau dọn bàn thờ trước, gia chủ có thể lau bụi nhưng không được làm di chuyển bát hương và chuẩn bị đầy đủ mâm cúng lễ

Luu y phai nho khi cung ngay Ram 15 am lich hang thang-Hinh-2

Chuyên gia phong thủy cũng khuyên theo kiêng kỵ dân gian trước hôm Rằm ai trực tiếp lo thắp hương lên hương còn gọi là người đứng cúng thì từ ngày 14 âm giữ thân thanh tịnh, ngoài không quan hệ tình dục còn không nên ăn thịt chó thịt mèo, không ăn rùa, ba ba, thịt rắn, không uống rượu rắn, không uống rượu cao hổ cốt, không ăn tiết canh bất kỳ động vật nào đặc biệt tiết canh rùa, baba. Mồm miệng thơm tho sạch sẽ, không ăn tỏi, hành, mắm tôm, mắm tép. Trước khi làm lễ cúng Rằm uống chén trà thơm, tay rửa nước lá thơm, mắt xông lá trầu không.

- Kiêng câu cá ngày trăng tròn.

Theo quan niệm tâm linh của người Việt, hành động câu cá vào ngày Rằm sẽ mang lại cho người đó vận hạn đen đủi. Chính vì điều này, vào ngày Rằm người ta thường không đi câu cá.

Thắp mấy nén hương ngày Rằm mới đúng?

Khi thắp hương, người ta thường thắp theo số lẻ, bởi số lẻ tượng trưng cho phần âm. Do đó, có thể thắp 1, 3, 5, 7 hoặc 9 nén hương trên mỗi bát hương. Tuy nhiên, tùy không gian thờ cúng, nếu nhà chật, các chuyên gia phong thủy khuyên nên thắp 1 nén hương để khói hương không gây độc và phòng tránh hỏa hoạn.

Luu y phai nho khi cung ngay Ram 15 am lich hang thang-Hinh-3

Ý nghĩa của việc thắp các nén hương theo quan niệm dân gian như sau:

– Thắp 1 nén nhang: Ngụ ý bình an

– Thắp 3 nén nhang: Báo tin cho người thân bảo vệ người trong nhà và đánh đuổi tai ương.

– Thắp 5 nén nhang: Dự báo hung cát cho người khác hoặc mời gọi thần linh hiện về.

– Thắp 7 nén nhang: Mời gọi thiên thần, thiên binh thiên tướng, bình thường ít khi thắp 7 nén.

Văn khấn ngày Rằm

Văn khấn ngày Rằm Thổ Công và Thần Linh

Nam mô A Di Đà Phật (đọc 3 lần sau đó kèm 3 lạy)

Con xin kính lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật và chư Phật mười phương. Con xin kính lạy các ngài Hoàng thiên, Hậu Thổ và chư vị Tôn thần. Con xin cúi lạy ngài Đông Thần Quân. Con xin cúi lạy ngài Bản gia thổ địa Long mạch. Con xin kính lạy các vị Phúc đức Tôn thần, Ngũ phương, Ngũ thổ. Con xin kính lạy các ngài Địa chủ, Tài thần, Tiền hậu. Con xin kính lạy các vị tôn thần đang cai quản trong khu vực này.

Gia chủ (chúng) con tên là…… đang trú ngụ tại: ………

Hôm nay là ngày … tháng … năm … gia chủ (chúng) con thành tâm sửa biện hương hoa, trà, quả, kim ngân, thắp nén nhang thơm dâng lên trước án. Gia chủ con xin thành tâm kính mời các ngài Kim niên đương cai Thái tuế chí đức Tôn thần, Bản gia Thổ địa, Bản cảnh thành hoàng chư vị Đại Vương, Long mạch Tôn thần, các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Đông trù Tư mệnh, Táo phủ Thần quân, Phúc đức chính thần, các ngài Tôn thần đang cai quản trong khu vực này.

Con cúi xin các vị nghe thấu lời mời thương xót, thương gia chủ con giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật và phù độ hộ trì gia chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người người được bình an, sở nguyện tòng tâm, sở cầu tất ứng, tài lộc tăng tiến, tâm đạo mở mang,

Chúng con chuẩn bị lễ bạc thành tâm, dâng lên trước án, cúi xin các ngài phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần sau đó kèm 3 lạy).

Văn khấn cúng gia tiên ngày Rằm hàng tháng

Nam mô A Di Đà Phật! (đọc 3 lần kèm 3 lạy)

Con xin kính lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật và chư Phật mười phương. Con xin kính lạy các ngài Hoàng thiên, Hậu Thổ và chư vị Tôn thần. Con xin kính lạy các ngài bản xứ Thổ địa, ngài Bản cảnh thành hoàng, Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần. Con xin cúi lạy Tổ tiên, Hiển Tỷ, Hiển khảo chư vị hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Tỷ, Tổ Khảo)

Gia chủ (chúng) con tên là:…… đang trú ngụ tại:……

Hôm nay là ngày rằm tháng… năm… Gia chủ chúng con nhờ ơn đức Trời Đất, chư vị Tôn thần, cù lao tiên tổ, thành tâm sắm lễ, hoa trà, hương, quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án. Chúng con xin kính mời: Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương, ngài Bản gia Táo quân, ngài Bản xứ Thần linh, Thổ địa, Tài thần, Ngũ phương, Long mạch. Cúi xin các vị giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành của chúng con, thụ hưởng lễ vật. Gia chủ con kính mời các cụ Tổ tỷ, Tổ khảo và chư vị hương linh gia tiên nội ngoại họ…, cúi xin thương xót con cháu, linh thiêng hiện về, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Gia chủ con xin kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ đang ngụ tại nhà này, đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, xin phù hộ cho gia chủ chúng con luôn luôn được mạnh khỏe, mọi sự bình an, làm ăn phát tài, vạn sự tốt lành, gia đình hòa thuận. Chúng con lễ bạc tâm thành, dâng lên trước án kính lễ, cúi xin các vị phù hộ độ trì.

Nam mô a di đà phật! (đọc 3 lần kèm 3 lạy).

* Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo.

Theo Hoàng Khuông/Thương Hiệu và Pháp Luật

Bạn đang xem: Lưu ý phải nhớ khi cúng ngày Rằm 15 âm lịch hàng tháng

Chuyên mục: Phong thủy

Chia sẻ bài viết