Loại quả kiểm soát đường huyết, cực tốt cho người tiểu đường: Nhưng khi ăn cần tránh 3 điều cấm kỵ kẻo gây nguy hiểm tính mạng
Loại quả này có chứa nhiều chất chống oxy hóa và các hợp chất có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Quả cherry (anh đào) có lẽ là thứ quả không mấy xa lạ với người dân Việt Nam trong nhiều năm gần đây.
Loại quả căng mọng, thơm ngon này chứa nhiều vitamin C tốt cho da; giàu kali có lợi cho tim mạch, giúp điều chỉnh nhịp tim và huyết áp; chứa một lượng đáng kể melatonin, một chất hóa học độc đáo có thể thúc đẩy giấc ngủ ngon. Đồng thời, chúng còn có chứa nhiều chất chống oxy hóa và các hợp chất có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
3 lý do khiến quả anh đào có thể giúp kiểm soát bệnh tiểu đường
1. Có chứa nhiều chất chống oxy hóa
Theo cuốn sách 'Thực phẩm chữa bệnh' của Nhà xuất bản DK: "Anh đào có thể hữu ích trong việc điều trị bệnh tiểu đường. Chất anthocyanins chống oxy hóa dồi dào của chúng có thể làm tăng sản xuất insulin, giúp điều chỉnh lượng đường trong máu".
Anthocyanins xuất hiện tự nhiên trong quả anh đào. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nông nghiệp và Thực phẩm, đã phân lập một số anthocyanins từ quả anh đào, thử nghiệm chúng trên các tế bào tuyến tụy sản xuất insulin được lấy từ chuột. Kết quả cho thấy các tế bào của chuột đã tăng sản xuất insulin lên 50% khi tiếp xúc với anthocyanins.
2. Giàu chất xơ
Anh đào rất giàu chất xơ và khoảng 10 quả anh đào sẽ cung cấp cho cơ thể 1,4 gam chất xơ, gần 10% RDA (Chế độ ăn uống khuyến nghị) của một người trưởng thành. Chất xơ làm chậm quá trình tiêu hóa, không cho phép đường chuyển hóa nhanh chóng và gây ra sự gia tăng lượng đường trong máu.
3. Anh đào thuộc nhóm trái cây có GI thấp
Chỉ số đường huyết của anh đào rất thấp. Điểm GI của quả anh đào chỉ là 20. Quả anh đào cũng rất ít carbs. 128g anh đào có chứa khoảng 19g carbs. Thực phẩm có GI thấp được khuyến khích cho bệnh nhân tiểu đường để họ không gặp phải tình trạng tăng đột biến lượng đường trong máu khi ăn.
Lưu ý:
- Người tiểu đường nên ăn anh đào tươi, không nên ăn các loại anh đào khô được tẩm ướp.
- Cần phải hiểu rằng trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi nào đối với chế độ ăn uống của mình, người tiểu đường đều phải tham khảo ý kiến của bác sĩ.
3 điều cấm kỵ khi ăn anh đào kẻo ngộ độc, thậm chí tử vong
1. Không được ăn hạt anh đào
Theo cơ quan môi trường tại Anh, hạt anh đào nằm trong top 10 các thực phẩm độc hại nhất chúng ta thường gặp. Theo các nhà nghiên cứu, trong hạt anh đào có chứa cyanogenic hoặc cyanide-forming glycosides có thể hình thành amygdalin nếu chúng ta nhai chúng, đây là dấu vết của chất xyanua (một trong những loại hóa chất cực độc, sẽ trực tiếp làm tổn thương hệ hô hấp của tế bào và gây tử vong cho người ăn).
Dấu hiệu ngộ độc xyanua khi ăn phải hạt anh đào bao gồm cồn cào ruột, đau đầu, buồn nôn... Người bệnh nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới ngừng tim, suy hô hấp và tử vong.
2. Ăn quá nhiều anh đào trong một lúc
Ăn nhiều anh đào quá sẽ không tốt và dẫn tới tình trạng đầy hơi, ợ nóng, tiêu chảy. Tiêu thụ quá nhiều anh đào còn gây ra phản ứng dị ứng, bao gồm triệu chứng bao gồm khó thở, khó nuốt, phát ban, buồn nôn hoặc tiêu chảy… thậm chí đe dọa tính mạng. Lượng dùng một ngày nên khoảng 200g.
3. Không được ăn cherry kèm quả dưa chuột
Do trong quả anh đào có chứa một lượng vitamin C cao, trong khi đó enzyme phân hủy có trong dưa chuột sẽ làm giảm vitamin C trong quả anh đào, ảnh hưởng đến sự hấp thụ vitamin C của cơ thể.
Bạn đang xem: Loại quả kiểm soát đường huyết, cực tốt cho người tiểu đường: Nhưng khi ăn cần tránh 3 điều cấm kỵ kẻo gây nguy hiểm tính mạng
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- 8 điều 'cấm kỵ' khi đi vệ sinh mà bạn thường xuyên mắc phải
- 10 dấu hiệu trên da cảnh báo bệnh tiểu đường
- 6 thức uống là 'thuốc hạ đường huyết tự nhiên', đều đặn uống bệnh tiểu đường sẽ tránh xa bạn
- Cơ thể bị ngứa 2 chỗ thì cần cảnh giác với bệnh tiểu đường, 3 thực phẩm là 'insulin tự nhiên' nên ăn để hạ đường huyết
- 7 loại quả tốt cho bệnh nhân tiểu đường, phòng ngừa biến chứng
- 4 dấu hiệu bất thường ở bàn chân ngầm cho thấy bệnh tiểu đường đang ẩn nấp trong cơ thể