Loại chảo quen thuộc mà nhiều gia đình đang sử dụng: Là thủ phạm gây 'đủ thứ bệnh', thậm chí sinh bệnh ung thư
Chảo là dụng cụ nấu nướng không thể thiếu trong gian bếp, tuy nhiên không phải loại chảo nào cũng an toàn để sử dụng.
Để tránh nguy cơ mắc bệnh từ gian bếp, chúng ta thường được khuyên nên bật máy hút mùi, tiêu thụ các thực phẩm hữu cơ, tránh tiêu thụ các loại thịt đã qua chế biến. Tuy nhiên, ngay cả khi chúng ta đã tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc đó, nguy cơ mắc ung thư vẫn luôn hiện hữu nếu sử dụng những loại chảo kém an toàn.
Chảo chống dính kém chất lượng, chảo đã bị trầy xước, chảo đổi màu... đều là những loại chảo kém chất lượng, tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh cho người sử dụng.
Loại chảo gây bệnh ung thư mà các gia đình Việt sử dụng nhiều
Loại chảo mà chúng ta đang nói đến chính là chảo chống dính kém chất lượng.
Từ năm 1951, chảo chống dính đã được phát minh. Kể từ đó, loại chảo này được các gia đình vô cùng ưa chuộng vì tính tiện lợi của nó trong việc chiên rán thực phẩm và vệ sinh sau khi nấu nướng.
Chảo chống dính được phủ một lớp chống dính tên là Teflon (còn được gọi là polytetrafluoroethylene hay PTFE). Teflon tạo thành một bề mặt trơn tuột như sáp, dễ lau chùi hơn. Tuy nhiên, chảo chống dính có thực sự an toàn cho sức khỏe hay không đến nay vẫn là một vấn đề gây nhiều tranh cãi.
Theo PGS.TS Phạm Gia Điền (Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam): Teflon là vật liệu rất thông dụng trong cuộc sống, nhưng độ bền không cao. Chất này ở trên chảo chống dính có thể mòn theo thời gian và dễ trầy xước khi tiếp xúc mạnh với dụng cụ nấu bằng kim loại.
Vị PGS cho biết, không thể khẳng định chất này có độc nếu như được sản xuất đúng quy trình công nghệ. Bởi khi đã bong tróc, con người ăn phải những mảnh nhỏ Teflon thì cũng sẽ đào thải chúng qua phân.
Tuy nhiên, nếu những chất này bị tác động ở nhiệt quá cao gây cháy, phân hủy thì sẽ sản sinh ra chất gây độc. Nhiều tài liệu cho thấy, nếu nấu ăn trên 300 độ C, Teflon có thể phát sinh độc chất như perflurooctanoic acid (PFOA), Perfluoisobutylene... những chất này có thể gây tức ngực, khó thở, thậm chí là ung thư, sẩy thai.
Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ
cũng đã dán nhãn gây ung thư cho axit perfluorooctanoic (PFOA) –
một chất có trên các dụng cụ nấu chống dính như chảo, nồi... Ngoài
ra, khi những dụng cụ này bị nấu ở nhiệt độ cao, khói độc được tạo
ra sẽ bao gồm cả khí florua, nó bay hơi vào không khí và có thể gây
hại cho sức khỏe của chúng ta.
PGS.TS Phạm Gia Điền cho biết, trên thị trường có rất nhiều loại
chống dính khác nhau, tùy thuộc vào giá tiền và chất lượng. Do đó,
lời khuyên là lựa chọn các loại chảo chất lượng, có thương hiệu uy
tín để đảm bảo rằng chúng được sản xuất dưới một quy trình khoa
học, an toàn.
Chảo chống dính có dấu hiệu sau đây thì không nên tiếp tục sử dụng:
- Bề mặt chảo bị trầy xước: Hiệp hội Ung thư Mỹ cảnh báo chảo có dấu hiệu này rất có thể sản sinh axit Perfluorooctanoic (PFOA), hòa trộn vào thức ăn, gây độc cho sức khỏe người dùng.
- Chảo đã bị biến dạng: Vừa ảnh hưởng đến chất lượng thức ăn, vừa không tốt cho sức khỏe.
- Chảo đã bị đổi màu.
Nên sử dụng loại chảo nào để đảm bảo an toàn cho sức khỏe?
Theo chuyên gia dinh dưỡng Ann Louise Gittleman, để tránh hoàn toàn hóa chất, bạn có thể sử dụng chảo gang hoặc chảo đất sét chất lượng cao.
Ngoài việc lựa chọn dụng cụ nấu ăn an toàn, các bà nội trợ cũng cần đảm bảo rằng trong quá trình nấu ăn nhà bếp được thông gió tốt. Nếu có cửa sổ khi nấu nướng thì nên mở cửa sổ để đảm bảo không khí lưu thông, hoặc có thể dùng mát hút mùi. Không khí trong lành góp phần thải nhanh các chất độc hại.
Ngoài ra, thay vì chiên, xào... các gia đình nên ưu tiên phương pháp luộc, hấp. Các phương pháp nấu nướng như chiên rán không chỉ dễ sinh ra khói dầu mà còn chứa cực kỳ nhiều calo, tinh bột… làm tăng cân và lipit máu.
Bạn đang xem: Loại chảo quen thuộc mà nhiều gia đình đang sử dụng: Là thủ phạm gây 'đủ thứ bệnh', thậm chí sinh bệnh ung thư
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Ăn 4 loại thực phẩm khi bụng đói vào buổi sáng giúp làm sạch ruột, tiêu hóa tốt, ngăn ngừa mắc ung thư hiệu quả
- Ai cũng có tế bào ung thư trong cơ thể, nhưng chỉ có 7 kiểu người có thể 'kích hoạt ung thư', khả năng mắc bệnh cao hơn hẳn người khác
- Thói quen nấu nướng tăng nguy cơ ung thư
- TP. Hồ Chí Minh ghi nhận 315 trẻ mắc hội chứng MIS-C sau mắc COVID-19
- Loại ung thư có tiên lượng rất xấu, có dấu hiệu đã ở giai đoạn muộn: Ai có nguy cơ cao?
- Bé trai ở An Giang nguy kịch do bị rắn độc cắn