Loại ung thư có tiên lượng rất xấu, có dấu hiệu đã ở giai đoạn muộn: Ai có nguy cơ cao?
Ung thư tụy là căn bệnh ít gặp nhưng lại rất nguy hiểm do khó phát hiện, khó điều trị và tỉ lệ tử vong cực cao.
Bệnh nhân N.X.K (50 tuổi) cách đây khoảng 2 - 3 tháng xuất hiện đau bụng trên lâm râm. Bệnh nhân nghĩ đau dạ dày nên có mua thuốc về tự uống, tuy nhiên triệu chứng không thuyên giảm. Sau đó, bệnh nhân có đi khám tại tuyến cơ sở cũng được chẩn đoán viêm dạ dày. Bác sĩ cho uống thuốc theo liệu trình 1 tháng.
Tuy nhiên, các triệu chứng đau của bệnh nhân không thuyên giảm mà ngày một tăng lên. Do cơn đau nhiều xuyên từ phía trước ra phía sau khiến cho bệnh nhân mất ngủ, sụt cân, bệnh nhân mới tới bệnh viện khám. Kết quả, bệnh nhân K được chẩn đoán mắc ung thư tuyến tuỵ giai đoạn cuối.
Bác sĩ CKII Lâm Quốc Trung, Khoa hoá trị Ung thư, Bệnh viện Đại học Y Dược, TP HCM, ung thư tuyến tuỵ là loại ung thư có tiên lượng rất xấu. Ung thư tuyến tuỵ thường xuất phát từ mô tuyến tuỵ. Tuyến tuỵ có hai chức năng chính đó là chức năng ngoại tiết giúp tiêu hoá và chức năng nội tiết điều chỉnh lượng đường trong máu. Tuyến tụy nằm phía sau dạ dày ở vùng bụng trên bên trái, được bao quanh bởi các cơ quan khác bao gồm ruột non, gan và lách.
Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới, ung thư tụy chỉ đứng thứ 14 về tỉ lệ mắc (458.918 ca mắc/năm), tuy nhiên ung thư tụy lại đứng hàng thứ 7 về tỉ lệ tử vong do ung thư (432.242 ca tử vong/năm).
Ung thư tụy là căn bệnh có tiên lượng rất xấu, trên thực tế tỉ lệ sống trung bình sau 5 năm của ung thư tụy chỉ khoảng 9.3%. Do tuyến tuỵ có vị trí đặc biệt ở rất sâu trong ổ bụng, triệu chứng lâm sàng nghèo nàn lại dễ nhầm với bệnh khác nên người bệnh thường được chẩn ở giai đoạn muộn.
Tại Mỹ, chỉ 10% bệnh nhân ung thư tụy được chẩn đoán ở giai đoạn sớm, trong khi đó 53% bệnh nhân được chẩn đoán ở giai đoạn IV khi đã có di căn xa.
Hầu hết bệnh nhân ung thư tụy sau khi điều trị bằng phẫu thuật chỉ sống được khoảng 2-3 năm, tỉ lệ tái phát sau phẫu thuật cũng khá lớn. Còn với những bệnh nhân giai đoạn sau, không thể can thiệp bằng phương pháp phẫu thuật thì đa số người bệnh đều không sống quá 1 năm sau khi phát hiện bệnh.
Theo bác sĩ Lâm Quốc Trung, ung thư tuỵ thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữa giới và thường gặp ở người trên 60 tuổi, tuy nhiên vẫn có những trường hợp ung thư gặp ở nhóm tuổi khá trẻ. Cho đến nay, các nguyên nhân gây ra ung thư tuỵ chưa được biết chính xác.
Tuy nhiên có một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng ung thư tuỵ: người lớn tuổi trên 60, chủng người da đen, người có đái tháo đường, người có tiềm căn viêm tuỵ mãn tính, người có yếu tố bệnh lý gia đình, người có hút thuốc lá, người béo phì, ít hoạt động thể lực, người ghiện rượu
Ung thư tuỵ giai đoạn đầu triệu chứng không rõ ràng. Ở giai đoạn muộn bệnh nhân xuất hiện tình trạng đau bụng trên lan ra sau lưng, vàng da do tắc mặt, nước tiểu vàng, chán ăn, sụt cân không rõ nguyên nhân.
Bác sĩ Trung cho hay: "Ung thư tuyến tuỵ ở giai đoạn sớm có thể làm phẫu thuật lấy một phần mô tuyến tuỵ, xạ trị sau khi phẫu thuật, hoá trị dùng trước thu nhỏ khối u hoặc sau mổ dùng hoá trị giảm tái phát và di căn. Điều trị ung thư tuyến tuỵ là đa mô thức kết hợp phẫu thuật xạ trị, hoá trị, sinh học.
Phòng ngừa ung thư tuỵ bằng cách giảm nguy cơ bằng cách bỏ thuốc lá, cân nặng hợp lý, nên tập thể dục mỗi ngày, chế độ ăn khoẻ mạnh".
Bạn đang xem: Loại ung thư có tiên lượng rất xấu, có dấu hiệu đã ở giai đoạn muộn: Ai có nguy cơ cao?
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Các dấu hiệu ở tay cảnh báo tim bất ổn
- Ăn 4 loại thực phẩm khi bụng đói vào buổi sáng giúp làm sạch ruột, tiêu hóa tốt, ngăn ngừa mắc ung thư hiệu quả
- Ai cũng có tế bào ung thư trong cơ thể, nhưng chỉ có 7 kiểu người có thể 'kích hoạt ung thư', khả năng mắc bệnh cao hơn hẳn người khác
- TP. Hồ Chí Minh ghi nhận 315 trẻ mắc hội chứng MIS-C sau mắc COVID-19
- Bé trai ở An Giang nguy kịch do bị rắn độc cắn
- Ăn rau rất tốt nhưng có 12 loại rau “đại kỵ” mẹ bầu không nên ăn nhiều kẻo dễ sảy thai, sinh non