Khi thu nhập giảm sút, đây chính là 12 khoản chi tiêu bạn cần phải cắt bỏ ngay để ổn định tài chính

Nếu không thì rất có thể bạn sẽ lâm vào khủng hoảng tài chính.

Khi thu nhập giảm sút, ngân sách trở nên eo hẹp, bắt buộc bạn phải cắt giảm những khoản chi tiêu không thực sự cần thiết trong thời điểm hiện tại. Sau đây là những khoản chi mà bạn cần cắt bỏ ngay để giữ cho tình hình tài chính được ổn định.

1. Các dịch vụ bạn có thể tự làm

Howard Dvorkin, Chủ tịch CPA tại Debt.com cho biết: “Đừng chi tiền cho bất kỳ dịch vụ nào mà bạn có thể tự làm như làm vườn hoặc bảo trì nhà cửa”.

Khi thu nhập giảm sút, đây chính là 12 khoản chi tiêu bạn cần phải cắt bỏ ngay để ổn định tài chính-1

2. Dịch vụ đăng ký

Có thể bạn đang đăng ký sử dụng Netflix, Disney+, truyền hình cáp… Hãy kiểm tra bảng sao kê ngân hàng để xem liệu có đăng ký nào bạn đang thanh toán tự động mà không sử dụng.

Regina Conway, chuyên gia tiêu dùng tại Slickdeals.net cho biết bạn hãy kiểm kê các dịch vụ đăng ký như phát nhạc trực tuyến hoặc những nội dung đăng ký hàng tháng khác. Hiện tại không phải lúc để bạn có tâm lý “cứ để đó cũng được”.

3. Phí ngân hàng

“Hãy đánh giá lại phí tài khoản ngân hàng của bạn ngay lập tức”, Conway nói. Trong những thời điểm tốt hơn, dẫu bạn có bỏ qua không đánh giá chi phí này thì cũng chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng. Song lúc tình hình tài chính eo hẹp, bạn nên chuyển ngân hàng của mình sang tài khoản miễn phí.

Khi thu nhập giảm sút, đây chính là 12 khoản chi tiêu bạn cần phải cắt bỏ ngay để ổn định tài chính-2

4. Chi tiêu không cần thiết cho thực phẩm

Nấu ăn ở nhà có thể tốn nhiều thời gian nhưng đó là một khoản tiết kiệm lớn. Leslie Tayne, người sáng lập kiêm luật sư trưởng của công ty luật giải pháp nợ Tayne Law Group cho biết: “Việc ăn ngoài có thể khiến bạn không phải rời khỏi nhà nếu đặt giao tận nơi, tuy nhiên chi phí cho việc ăn uống của gia đình bạn sẽ nhanh chóng tăng lên”.

Khi thu nhập giảm sút, đây chính là 12 khoản chi tiêu bạn cần phải cắt bỏ ngay để ổn định tài chính-3

“Nếu bạn thường xuyên gọi đồ ăn về nhà, một gia đình 4 người có thể chi ít nhất 75 USD cho mỗi lần đặt hàng. Khi bạn nấu ăn thay vào đó, một bữa ăn trung bình có giá khoảng 30 USD mà thôi. Kể cả bạn chỉ ăn ngoài 1 lần mỗi tuần, việc nấu tại nhà cũng sẽ tiết kiệm cho bạn được gần 200 USD”, Tayne nói.

Cách mua sắm thực phẩm còn có thể giúp bạn tiết kiệm nhiều tiền hơn nữa. Hãy lựa chọn và tìm kiếm các đợt giảm giá, mua hàng số lượng lớn để giảm chi phí cho thực phẩm.

5. Chi phí nhiên liệu

Nhiều người đang tiết kiệm được tiền xăng xe khi không phải đi làm tại công sở. Hãy đặt số tiền đó vào tài khoản tiết kiệm của bạn thay vì tiêu pha nó phung phí vào mục đích khác.

Tayne khuyến nghị: “Lái xe ra khỏi nhà không mục đích có thể tốn rất nhiều chi phí nhiên liệu. Nếu thời tiết đẹp, bạn hãy đi bộ quanh khu phố, vừa tiết kiệm tiền vừa tập thể dục mà vẫn đạt được mục đích ra ngoài đổi gió”.

Khi thu nhập giảm sút, đây chính là 12 khoản chi tiêu bạn cần phải cắt bỏ ngay để ổn định tài chính-4

6. Khoản đóng góp vào quỹ kỳ nghỉ

Nếu bạn vẫn đang đóng góp vào quỹ tiết kiệm cho kỳ nghỉ tiếp theo của mình, hãy tạm dừng nó, thay vào đó là tiết kiệm tiền.

Các chuyên gia tài chính khuyên bạn ngừng thanh toán tự động cho những thứ bạn không thể sử dụng ngay bây giờ, ví dụ điển hình như các chuyến đi hoặc kỳ nghỉ sắp tới.

7. Các mặt hàng có giá đầy đủ

Mua mọi thứ với giá đầy đủ có thể là một thói quen nhưng luôn có các chương trình ưu đãi, phiếu giảm giá để bạn giảm tiền chi tiêu. Hãy tận dụng chúng đừng bỏ lỡ nhé. Ngoài ra, so sánh giá ở các cửa hàng khác nhau có bán thứ bạn muốn, đó cũng là cách tiết kiệm tiền tốt.

Khi thu nhập giảm sút, đây chính là 12 khoản chi tiêu bạn cần phải cắt bỏ ngay để ổn định tài chính-5

8. Dữ liệu di động

Mỗi gói cước viễn thông hầu hết đều có giới hạn về lượng dữ liệu di động bạn có thể sử dụng trước khi bị tính thêm phí. Bạn hãy đăng nhập vào mạng wifi bất cứ khi nào có thể. Ngoài ra, hãy tắt dữ liệu khi không dùng điện thoại, vì một số ứng dụng sẽ sử dụng dữ liệu của bạn mà không cần thông báo.

Khi thu nhập giảm sút, đây chính là 12 khoản chi tiêu bạn cần phải cắt bỏ ngay để ổn định tài chính-6

9. Bảo hiểm nhân thọ

Các chuyên gia tài chính cho rằng có những trường hợp mà bảo hiểm nhân thọ không thực sự cần thiết. Nếu bạn còn trẻ và khỏe mạnh mà không có con cái hoặc người phụ thuộc, bạn có thể không cần bảo hiểm nhân thọ.

Nếu bạn có đủ tài sản và tài chính để chi trả cho việc chăm sóc bản thân cùng người bạn đời, bạn hoàn toàn có thể không cần nó. Và nếu con cái bạn đã lớn, bạn có thể cắt giảm chi phí này. Đặc biệt là khi tình hình tài chính đang gặp khó khăn thì bạn càng không nên mua 1 gói bảo hiểm mới.

10. Đăng ký tạp chí và báo

Khi thu nhập giảm sút, đây chính là 12 khoản chi tiêu bạn cần phải cắt bỏ ngay để ổn định tài chính-7

Nhiều người có ít nhất một thậm chí là nhiều lần đăng ký các ấn phẩm mà họ không thực sự đọc. Loại bỏ những thứ này có thể giúp bạn tiết kiệm tiền về lâu dài. Ngoài ra hiện nay với sự phát triển của mạng internet, bạn có thể đọc online mà không cần thiết phải đăng ký tạp chí giấy.

11. Nước đóng chai

Khi thu nhập giảm sút, đây chính là 12 khoản chi tiêu bạn cần phải cắt bỏ ngay để ổn định tài chính-8

Trong cuộc khảo sát năm 2019 của Ladder cho thấy một người Mỹ trung bình chi khoảng 17,50 USD/tháng cho nước đóng chai (hơn 400 nghìn đồng). Con số đó dường như không nhiều nhưng nó có thể tăng lên theo thời gian.

Mua một bình đựng có thể tái sử dụng và dùng nước lọc mang đi từ nhà sẽ giúp bạn loại bỏ khoản chi phí không cần thiết này, đảm bảo tài chính được ổn định trong hoàn cảnh khó khăn.

12. Quà tặng

Khi thu nhập giảm sút, đây chính là 12 khoản chi tiêu bạn cần phải cắt bỏ ngay để ổn định tài chính-9

Nếu bạn là người luôn quan tâm tới gia đình, bạn bè của mình, thường tặng quà cho họ khi có dịp thì đó cũng là một khoản chi phí khá đáng kể.

Tuy nhiên khi tài khoản gặp áp lực, bạn có thể xem xét hạ thấp khoản chi tiêu này hoặc tạm thời cắt bỏ, sẽ giúp ngân sách của bạn “dễ thở” hơn.

Bạn đang xem: Khi thu nhập giảm sút, đây chính là 12 khoản chi tiêu bạn cần phải cắt bỏ ngay để ổn định tài chính

Chuyên mục: Kinh nghiệm mua sắm

Chia sẻ bài viết