Hướng dẫn sử dụng máy làm bánh mỳ TS822

Với máy làm bánh mỳ Tiross TS822 bạn sẽ nhanh chóng có những chiếc bánh mỳ nóng hổi để ăn kèm với mứt, thịt nguội, trứng chiên, xà lách... Như vậy không mất quá nhiều thời gian, bạn đã chuẩn bị xong bữa sáng ngon miệng và dinh dưỡng cho gia đình mình.

Máy làm bánh mỳ Tiross TS-822 được sản xuất theo tiêu chuẩn và công nghệ của Ba Lan với mục tiêu mang đến cho người nội trợ sản phẩm chất lượng và tiện dụng nhất, giúp người nội trợ tiết kiệm công sức và thời gian.  

Với máy làm bánh mỳ Tiross TS822 bạn sẽ nhanh chóng có những chiếc bánh mỳ nóng nổi để ăn kèm với mứt, thịt nguội, trứng chiên, xà lách... Như vậy không mất quá nhiều thời gian, bạn đã chuẩn bị xong bữa sáng ngon miệng và dinh dưỡng cho gia đình mình. Dưới đây là hướng dẫn sử dụng máy làm bánh mỳ Trioss 822:

CẢNH BÁO AN TOÀN: 

Trước khi sử dụng sản phẩm này xin hãy tuân thủ những cảnh báo an toàn sau đây: 

  1. Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng. 
  2. Trước khi sử dụng kiểm tra xem nguồn điện có phù hợp với nguồn điện ghi trên tem nhãn của sản phẩm không. 
  3. Không sử dụng khi dây, ổ cắm bị hỏng hoặc máy hoạt động sai hoặc bị rơi vỡ do một nguyên nhân nào đó. Xin hãy chuyển sản phẩm đến hãng để kiểm tra xử lý. 
  4. Không chạm vào những nơi nóng. Sử dụng tay cầm hoặc núm vặn.
  5. Để tránh bị điện giật tuyệt đối không nhúng dây điện, ổ cắm hoặc cả thân máy vào nước hoặc bất cứ dung dịch nào. 
  6. Rút điện ra khi không sử dụng hoặc trước khi làm vệ sinh máy. 
  7. Không để dây điện vắt qua cạnh thành bàn là hoặc những bề mặt nóng. 
  8. Chỉ dùng các dụng cụ đi kèm cùng với máy. 
  9. Trẻ em và những người bị thiểu năng hoặc những người không có kinh nghiệm thì không được sử dụng sản phẩm này trừ trường hợp có sự giám sát của người lớn hoặc có sự hướng dẫn kỹ lưỡng để đảm bảo sự an toàn cho người sử dụng. 
  10. Không cho trẻ em chơi với sản phẩm này. 
  11. Không để máy gần hoặc lên trên bếp ga và lò nướng. 
  12. Không chạm vào các bộ phận đang chạy hoặc quay của máy khi đang nướng. 
  13. Không cắm máy khi ruột máy chưa đặt đúng vị trí. 
  14. Không đập ruột mạnh vào thành hoặc vật cứng để lấy bánh ra vì nó có thể làm hỏng ruột máy. 
  15. Không bỏ các miếng sắt hoặc vật cứng vào trong máy vì nó có thể gây ra cháy hoặc chập điện. 
  16. Không dùng khăn để phủ lên máy vì hơi nước không toát ra được từ máy sẽ làm hỏng máy và có thể gây cháy do để gần những vật dễ bắt lửa. 
  17. Không sử dụng máy vào mục đích khác. 
  18. Không dùng máy ngoài trời. 
  19. Không lắp thêm các chức năng khác vào máy như hẹn giờ hoặc điều khiển từ xa.  

SAU KHI CẮM ĐIỆN VÀO NGUỒN: 

Ngay sau khi máy làm bánh mỳ được cắm điện vào nguồn điện và công tắc bật nguồn điện được bật lên sẽ có một tiếng bíp bíp được kêu lên và màn hình hiển thị “3:00”. Tuy nhiên dấu “:” giữa số 3 và 00 sẽ không kịp nhấp nháy thường xuyên. Mũi tên chỉ vào “I” đây là dấu hiệu đặt sai.

Chú ý: cài đặt “I” có nghĩa là cỡ bánh là 1.5LB, trong khi cài đặt “Đ” lại là 2.0LB. 

START/STOP 

Khởi động hoặc dừng chương trình nướng bánh đã chọn. 

Để khởi động một chương trình, nhấn và giữ nút “START/STOP” khoảng 03 giây. Một tiếng kêu bíp sẽ được nghe thấy và có hai chấm đen nhấp nháy, chương trình bắt đầu hoạt động. Khi chương trình đã hoạt động không nên ấn vào bất cứ nút nào khác ngoài nút “START/STOP” 

Để dừng một chương trình, nhấn và giữ nút “START/STOP” trong khoảng 03 giây cho tới khi tiếng kêu phát ra thì chương trình sẽ dừng lại. Đặc tính này giúp máy không bị ngắt đột ngột trong quá trình hoạt động.  

máy làm bánh mỳ Tiross 822
Hình ảnh máy làm bánh mỳ Tiross 822

MENU:

Thực đơn dùng để đặt các chương trình khác nhau. Mỗi lần ấn nút MENU sẽ cho phép bạn chọn được những chương trình muốn chọn. Nếu nhấn 12 lần liên tục thì máy sẽ quay về chương trình ban đầu. Chi tiết 12 chương trình của máy bao gồm: 

1. Bánh mỳ thông thường: 

Nhào trộn, ủ và nướng các loại bánh mỳ thông thường, bạn có thể cho thêm nguyên liệu và gia vị theo ý thích của bạn.  

2. Bánh mỳ kiểu Pháp: 

Nhào trộn, ủ và nướng với thời gian trộn lâu hơn. Bánh mỳ được nướng theo thực đơn này thì thường vỏ bảnh giòn và mềm ruột hơn. 

3. Bánh mỳ toàn lúa mạch: 

Nhào trộn, ủ và nướng bánh mỳ lúa mạch. Chọn chương trình này thì thời gian làm nóng sẽ lâu hơn, làm bột bánh mỳ có thể ngấm đều nước và nở ra. Nếu chọn chương trình này, không được chọn chức năng “DELAY” vì nếu chọn thường cho ra chất lượng bánh không được ngon. 

4. Bánh mỳ nhanh: 

Nhào, trộn ủ và nướng bánh với bột và nước soda nướng bánh. Bánh mỳ được nướng ra theo chương trình này thường nhỏ và đặc ruột hơn. 

5. Bánh mỳ ngọt: 

Nhào trộn vào nướng bánh mỳ ngọt. 

6. Bánh mỳ siêu nhanh: 

Nhào, trộn, ủ và nướng bánh mỳ cỡ 1.5LB trong một thời gian ngắn nhất. Thông thường bánh mỳ được làm ra theo chương trình này sẽ nhỏ và thô hơn loại bánh mỳ được làm bằng chương trình QUICK. 

7. Bánh mỳ siêu nhanh II: 

Như trên nhưng nướng ổ bánh mỳ 2.0 LB. 

8. Bánh mỳ tự do: 

Nhào, trộn, ủ nhưng không nướng bánh. Bỏ bột được nhào ra và tạo hình dáng cho các loại bánh như bánh mỳ ống, pizza hoặc hấp… 

9. Bánh mỳ mứt: 

Bánh sẽ được nhào trộn ủ như bánh mỳ thông thường. Đun sôi mứt và mứt quả nghiền và cho vào sau. 

10. Bánh mỳ sandwich: 

Nhào, trộn, ủ và nướng bánh sandwich. Dùng để nước các loại bánh mỳ ruột mềm và mỏng.

11. Bánh mỳ nướng: 

Chỉ nướng không nhào, trộn và ủ. Chương trình này dùng để tăng thêm thời gian nướng đối với chương trình đã chọn. 

MÀU BÁNH (COLOR): 

Với nút ấn này, bạn có thể chọn màu của vỏ bánh là hơi vàng, vàng hoặc vàng đậm. Bạn hãy ấn nút và chọn màu của vỏ bánh bạn muốn.  

HẸN GIỜ: 

Bạn có thể chọn chức năng này nếu không muốn máy hoạt động ngay. 

Bạn phải chọn thời gian trì hoãn là bao lâu bằng cách ấn mút “TIME +” hoặc “TIME –”. Tuy nhiên, bạn nên chú ý thời gian trì hoãn bao gồm cả thời gian nướng bánh. Đây là chương trình giúp bạn có bánh nóng ngay khi dùng. Nhưng đầuu tiên bạn phải chọn chương trình bằng cách ấn “TIME+” hoặc “TIME-” để tăng giảm thời gian và mỗi lần tăng giảm là 10 phút. Thời gian trì hoãn lâu nhất là 13 tiếng. 

Ví dụ: Bây giờ là 8h30 tối, nếu bạn muốn bánh chín vào 7h sáng hôm sau tức là 10 tiếng 30 phút sau sẽ có bánh dùng. Bạn chọn thực đơn, màu bánh, cỡ bánh rồi chọn “TIME +” hoặc “TIME-” điều chỉnh thời gian cho tới khi màn hình hiển thị 10:30. Sau đó nhấn nút “START/STOP” để kích thích chương trình trì hoãn này. Bạn sẽ nhìn thấy 2 vạch nhấp nháy và màn hình LCD sẽ đếm ngược thời gian còn lại. Bạn sẽ có bành mỳ nóng thơm ngon vào sáng hôm sau lúc 7h. Nếu bạn không muốn lấy bánh ra ngay, chức năng giữ ấm sẽ giữ bánh của bạn trong máy nóng 1 tiếng sau. 

GIỮ ẤM: 

Sau khi làm bánh mỳ xong bánh mỳ vẫn giữ được ấm trong khoảng 1 tiếng. Nếu bạn muốn lấy bánh mỳ ra, xin hãy tắt máy trước bằng cánh ấn nút START/STOP.  

GHI NHỚ: 

Nếu nguồn điện đột nhiên bị mất trong quá trình làm bánh không lâu hơn 15 phút, máy sẽ tự động hoạt động trởl ại màk hông cần ấn nút START/STOP lại. Trong trường hợp nguồn điện mất lâu hơn 15 phút bắt buộc bạn phải ấn nút khởi động lại máy từ đầu.

MÔI TRƯỜNG: 

Máy có thể làm việc ở nhiều mức nhiệt độ khác nhau nhưng ổ bánh mỳ làm ra sẽ khác nếu môi trường trong phòng khác nhau. Nhiệt độ trong phòng tốt nhất là từ 15 – 300C.

HIỂN THỊ CẢNH BÁO: 

1. Nếu màn hình hiển thị H:HH sau khi nhấn nút START/STOP thì nhiệt độ bên trong còn quá nóng, khi đó chương trình phải hủy bỏ. Trường hợp như vậy hãy mở nắp máy ra và để nguội trong vòng 10- 20 phút.  

2. Nếu màn hình hiển thị “E:EE” sau khi nhấn nút START/STOP thì bộ phận cảm biến nhiệt chưa được kết nối. 

Trong trường hợp như vậy hãy mang máy đến trung tâm bảo hành kiểm tra. 

SỬ DỤNG LẦN ĐẦU: 

Khi máy mới được sử dụng lần đầu, máy có thể sẽ có ít khói và một mùi đặc trưng. Đây là hiện tượng bình thường và sẽ hết ngay. Bạn nên đặt máy ở những nơi khô thoáng khi sử dụng. 

1. Kiểm tra tất cả các bộ phận có bị hư hỏng gì không trước khi sử dụng. 

2. Làm vệ sinh máy như ở phần “VỆ SINH VÀ BẢO QUẢN” 

3. Đặt máy làm bánh mỳ vào chương trình nướng bánh trong vòng 10 phút. Sau khi nguội làm vệ sinh máy một lần nữa. 

4. Sấy khô và cất cẩn thận các bộ phận của máy tiện cho lần sau sử dụng.   

máy làm bánh mỳ Tiross 822
Một bữa ăn sáng đầy đủ dinh dưỡng giúp gia đình bạn luôn khỏe mạnh

CÁCH LÀM BÁNH MÌ: 

1. Đặt ruột máy vào đúng vị trí theo chiều kim đồng hồ cho tới khi khớp nhau. Sau đó đặt chân vịt nhào trộn trục quay và vặn chiều kim đồng hồ cho khớp. Nhà sản xuất khuyên bạn nên dùng chất dính chống nóng cho vào chân vịt nhằm tránh trường hợp lấy bánh mỳ ra sẽ lấy nhầm cả chiếc chân vịt nhào trộn. 

2. Cho nguyên liệu vào trong ruột máy và chọn chương trình kèm theo. Thông thường nước và các chất lỏng được cho vào trước, sau đó cho đường, muối và bột mỳ. Xin nhớ rằng cho bột nở và bột nướng cuối cùng. Trong trường hợp bột nhào trộn nặng do cho nhiều bột mỳ, chúng tôi khuyên bạn nên làm ngược lại theo thứ tự của nguyên liệu. Ví dụ cho bột mỳ và bột nở trước sau đó cho nước hoặc chất lỏng để bột được trộn đều hơn. 

Lưu ý: Khối lương tối đa của bột nở, bột mỳ phải tuân theo công thức làm bánh. 

3. Đậy nắp và cuốn dây vào nguồn điện. 

4. Chọn chương trình MENU mà bạn muốn chọn. 

5. Chọn màu của bánh. 

6. Chọn kích cỡ loại bánh bạn muốn.

 7. Chọn nút DELAY nếu bạn muốn hoặc bỏ qua nếu bạn muốn làm bánh ngay. 

8. Ấn nút START/STOP để khởi động máy. 

9. Với các chương trình BASIC, FRENCH, WHOLE, WHEATBREAD, SWEET, SANDWICH thường có 1 tiếng bíp dài trong quá trình làm bánh. Điều này là để nhắc bạn thêm các nguyên liệu. Mở nắp ra và cho thêm một số nguyên liệu vào. Có thể hơi sẽ thoát ra trong quá trình làm bánh. Hiện tượng này là bình thường. 

10. Khi làm bánh xong thường có tiếng kêu bíp 10 lần. Hãy ấn và giữ nút STRAT/STOP trong khoảng 03 - 05 giây để dừng máy và lấy bánh ra. 

11. Dùng dụng cụ kèm theo máy và nhẹ nhàng lấy bánh ra khỏi ruột máy. Cẩn thận vì ruột máy còn nóng. 

12. Lật úp ruột máy và lắc nhẹ bánh sẽ rơi ra khay. 

13. Để máy nguội trong vòng 20 phút. 

14. Nếu bánh đã làm xong mà bạn không ấn dừng máy lại thì máy sẽ chuyển sang chế độ giữ ấm trong vòng 60 phút và ngừng chế độ ủ ấm. 

15. Rút điện ra khi đã làm xong bánh mỳ và dùng thanh inox đi cùng máy lấy chân vịt trong bánh ra. Không dùng tay lấy vì chân vịt còn nóng. 

16. Khi không sử dụng hoặc sử dụng xong thì tắt máy ra khỏi nguồn điện. 

Chú ý: Trước khi cắt bánh, lấy cái móc lấy chân vịt nằm ẩn trong bánh. Ổ bánh còn nóng không dùng tay lấy chân vịt ra. 

HƯỚNG DẪN ĐẶC BIỆT: 

1. Các loại bánh mỳ nhanh: 

Bánh mỳ nhanh là bánh mỳ được nướng giữa bột nướng và sô đa nướng. Để làm các loại bánh mỳ nhanh, ngon, nhà sản xuất khuyên bạn nên cho tất cả các chất lỏng xuống đáy ruột, nguyên liệu khô cho lên trên. Trong quá trình trộn ban đầu nguyên liệu khô và dẻo có thể dính lại ở các góc của ruột máy, nên bạn hãy trộn ở ngoài trước và cho vào máy sau để tránh máy không quay được và làm hỏng dây cu loa của máy. 

2. Chương trình làm bánh siêu nhanh: 

Máy có thể làm bánh mỳ trong vòng 60 phút với chương trình này. Hai chương trình này có thể nướng bánh trong 58 phút nhưng bánh mỳ không đặc và ngon. Chương trình UNLTRA FAST I nướng bánh loại 1.5 Lb và chương trình UNLTRA FAST II nướng bánh loại 2.0 Lb. Lưu ý khi chọn chế độ này thì nước phải là nước nóng từ 48 - 500C. Khi đó bạn phải dùng nhiệt kế để đo nước xem bao nhiêu độ. Nhiệt độ của nước rất quan trọng trong quá trình làm bánh, khi nhiệt độ thấp quá bánh sẽ không phồng như mong muốn. Nếu nhiệt cao quá nó sẽ làm bánh xẹp lại và không phồng nữa, điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình nướng bánh.  

máy làm bánh mỳ Tiross 822

Với máy làm bánh mỳ Tiross TS-822 bạn sẽ có một bữa sáng ngon tuyệt mà không tốn quá nhiều thời gian

VỆ SINH VÀ BẢO QUẢN: 

Ngắt máy khỏi nguồn điện và để máy nguội trước khi làm vệ sinh. 

1. Ruột máy:  

Lau sạch bên trong và bên ngoài bằng khăn mềm ướt, không sử dụng các dụng cụ sắc nhọn vì nó có thể làm bong lớp chống dính. Ruột máy phải được sấy khô trước khi lắp vào máy. 

2. Chân vịt nhào trộn:  

Trong trường hợp chân vịt khó tháo ra, bạn hãy cho máy chạy 30 phút với nước ấm, khi đó chân vịt sẽ được lấy ra dễ dàng hơn.  

3. Nắp và cửa sổ nhìn:

Làm vệ sinh sạch sẽ bằng khăn mềm.

4. Vỏ máy: 

Làm vệ sinh bằng khăn mềm và không dùng các dụng cụ cứng vì có thể làm hỏng độ bóng của máy. Tuyệt đối không nhúng máy vào trong nước.  

5. Bảo quản

Kiểm tra cẩn thận các bộ phận trước khi máy được cất đi. 

GIỚI THIỆU CÁC NGUYÊN LIỆU LÀM BÁNH MỲ: 

1. Bột mỳ: 

Bột mỳ có chứa hàm lượng protein cao. Nó có độ dẻo cao và giữ được kích thước của bánh mỳ sau khi nở. Vì có chưa hàm lượng protein cao hơn các loại bột khác nên nó có thể được sử dụng làm bánh cỡ lớn. Bột mỳ là thành phần quan trọng nhất để làm bánh mỳ.  

2. Bột mỳ không gồm bột nở:  

Đây là loại bột được trộn kỹ giữa bột cứng và bột mềm và dùng cho các loại bánh mỳ nhanh hoặc làm bánh.  

3. Bột toàn lúa mạch:  

Đây là loại bột mỳ được xay cả vỏ bên thường nặng hơn và có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn các loại bột mỳ khác. Các loại bánh mỳ được làm từ loại bột mỳ này thường ở dạng kích cỡ nhỏ, nên bạn có thể chọn giữa loại bột mỳ này với bột mỳ khác để có thể làm ra loại bánh mỳ ngon hơn.  

4. Bột mỳ lúa mạch đen: 

Loại bột này còn gọi là “bột mỳ thô”. Đây là loại bột mỳ giống như bột mỳ xay cả vỏ. Để có thể làm ra loại bánh mỳ kích cỡ to, thường phải pha trộn với loại bột mỳ khác với tỷ lệ cao. 

5. Bột bánh: 

Bột bánh là bột được xay ra từ bột mỳ mềm hoặc bột ít protein. Đây là loại bột được dùng làm các loại bánh. Các loại bột mỳ khác nhau thường cho các loại bánh khác nhau. Nó phụ thuộc vào bột mỳ được trồng ở khu vực nào, vào mùa nào , quá trình xay và thời gian lưu kho. Bạn có thể thử với các loại bột mỳ khác nhau trên thị trường để có thể so sánh kết quả. Từ đó bạn có thể chọn ra loại bánh mà bạn thích. 

6. Bột bắp và bột yến mạch: 

Đây là loại bột được làm ra theo tỷ lệ xay tương ứng giữa bột bắp và yến mạch giã nhỏ. Cả hai là những nguyên liệu gây nghiện dùng để làm bánh bánh mỳ thô và tăng thêm hương vị. 

7. Đường: 

Đường là nguyên liệu quan trọng để tăng vị ngọt và màu của bánh. Trong khi bột mỳ làm chất dinh dưỡng cho bánh mỳ thì đường lại được dùng làm tăng thêm hương vị của bánh. Đường nâu, đường bột hoặc đường viên có thể được dùng theo các yêu cầu đặc biệt. 

8. Bột nở: 

Bột nở làm bánh nở ra trong quá trình làm bánh và sản sinh ra khí cacbon dioxin va làm ruột bánh mỳ mềm hơn. Tuy nhiên bột nở nhanh cần cacbon hydrat có trong đường và bột mỳ làm dinh dưỡng.

Tỉ lệ bột nở khô với bột nở nhanh: 

- 1g bột nở khô hoạt tính = 3/4g bột nở nhanh. 

- 5g bột nở khô hoạt tính = 1g bột nở nhanh. 

- 2g bột nở khô hoạt tính = 1,5g bột nở nhanh. 

Bột nở phải được cất giữ trong tủ lạnh để tránh bị hỏng khi để ở nhiệt độ cao. Trước khi sử dụng phải kiểm tra ngày và thời gian lưu trữ. Mỗi lần sử dụng xong hãy bỏ vào tủ lạnh để dùng cho lần sau. Thông thường bánh không nở được là do bột nở hỏng. 

Cách kiểm tra sau đây để biết được bột nở có còn mới hay không: 

- Cho ½ cốc nước nóng 45-500C vào trong cốc.

- Cho 1tsp đường trắng vào trong cốc, khuấy đều và sau đó thêm 2 tsp bột nở vào nước. 

- Đặt cốc đó ở một nơi ấm trong khoảng 10 phút và không được khấy nước. 

- Nếu nở đầy cốc thì bột nở còn mới và còn hoạt tính, nếu không thì bột nở đã hỏng. 

9. Muối: 

Muối là hương vị cần thiết để tăng thêm hương vị và màu của vỏ bánh mỳ. Nhưng muối cũng là nguyên nhân làm giảm việc nở của bột nở trong bánh mỳ. Không bao giờ dùng quá nhiều bột nở trong công thức làm bánh mỳ. Nếu không cần thiết hãy bỏ nó đi và bánh mỳ sẽ to hơn nếu không có muối. 

10. Trứng: 

Trứng có thể làm tăng thêm kết cấu của bánh, làm cho bánh tăng thêm dinh dưỡng và to hơn về kích cỡ khi thêm hương vị đặc biệt của trứng. Khi cho trứng vào phải bóc vỏ và đánh đều trứng lên. 

11. Mỡ, bơ và dầu thực vật: 

Mỡ có thể làm bánh mỳ mềm hơn nhưng làm giảm tuổi thọ giữ bánh. Bơ phải được thái nhỏ và cắt lát trước khi sử dụng, nên phải đánh đều khi bỏ từ trong tủ lạnh ra. 

12. Bột nướng: 

Bột nướng chủ yếu được sử dụng để ủ trong chương trình làm bánh ULTRA FAST. Vì vậy, nó không cần thời gian ủ và bột nướng tạo ra khí gas giúp tạo ra các bong bóng hoặc làm mềm kết cấu của bánh mỳ trên nguyên tắc hóa học. 

13. Nước soda: 

Như nguyên tắc ở trên nó có thể sử dụng được cùng lúc với bột nướng. 

14. Nước và dung dịch khác: 

Nước là nguyên liệu cần thiết để làm bánh mỳ. Nói chung nhiệt độ nướng từ 20-250C là thích hợp nhất. Nhưng nhiệt độ nước nên dùng 45-500 C để đạt được tốc độ nở nhanh hơn trong công thức làm bánh ULTRA FAST. Nước có thể được thay thế bằng sữa tươi hoặc dung dịch nước hòa với 2% bột sữa, nó làm tăng thêm hương vị của bánh và màu vỏ bánh. Một vài công thức thì có thể dùng nước hoa quả để tăng thêm hương vị của bánh như nước ép tao, cam và chanh.    

máy làm bánh mỳ Tiross 822

Bữa sáng giúp bạn tràn chề năng lượng để khởi đầu ngày mới

TRỌNG LƯỢNG CÁC NGUYÊN LIỆU: 

Một trong những bước quan trọng để làm bánh mỳ ngon là sử dụng các nguyên liệu thích hợp. Nhà sản xuất khuyên bạn nên dùng các dụng cụ như cốc, thìa đong để có được số lượng chính xác, nếu không thì bánh mỳ không được như mong muốn.  

1. Định lượng nguyên liệu chất lỏng: 

Nước, sữa tươi và bột sữa phải được đong cẩn thận bằng các cốc đong đi cùng máy. Quan sát các mức độ khác nhau bằng mắt thường nhìn thẳng. Khi bạn đong dầu nấu hoặc các nguyên liệu khác bạn phải làm vệ sinh sạch sẽ cốc đong trước. 

2. Đong bột khô: 

Bột khô được cất giữ trong điều kiện tự nhiên và thoáng. Dùng cốc đo cân thận để đảm bảo lượng bột trong cốc được đo chính xác.  

3. Các nguyên liệu: 

Quan sát kỹ khi cho các nguyên liệu, gồm: chất lỏng, trứng, muối và bột sữa. Khi cho các nguyên liệu, bột mỳ không được làm ướt bằng các chất lỏng hoàn toàn. Các chất lỏng có thể được cho vào bên trên các bột khô. Đặc biệt, bột nở không thể để gần với muối. Sau khi bột nở được nhào trộn một thời gian và tiếng kêu bip bip nhắc bạn cho nguyên liệu hoa quả vào. Nếu các nguyên liệu hoa quả được cho vào quá sớm sẽ làm mất hết hương vị sau thời gian trộn quá lâu. Khi sử dụng chức năng trì hoãn trong thời gian dài, không nên cho các hương vị khác vào như trứng và nguyên liệu hoa quả. 

Bạn có thể tải hướng dẫn sử dụng máy làm bánh mỳ Tiross 822 tại đây.

Bạn đang xem: Hướng dẫn sử dụng máy làm bánh mỳ TS822

Chuyên mục: Điện máy gia dụng

Chia sẻ bài viết