Hợp đồng điện tử là gì? Giá trị pháp lý, ưu nhược điểm và sự khác biệt so với hợp đồng truyền thống

Trong thời đại công nghệ phát triển hiện nay, việc ký kết hợp đồng đã trở nên dễ dàng và tiện lợi hơn trước nhờ sự xuất hiện của hợp đồng điện tử. Vậy hợp đồng điện tử là gì? Có gì khác với hợp đồng giấy truyền thống? Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Trong thời đại công nghệ phát triển hiện nay, việc ký kết hợp đồng đã trở nên dễ dàng và tiện lợi hơn trước nhờ sự xuất hiện của hợp đồng điện tử. Vậy hợp đồng điện tử là gì? Có gì khác với hợp đồng giấy truyền thống? Cùng Điện máy XANH tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

1Hợp đồng điện tử là gì? Giá trị pháp lý của loại hình hợp đồng điện tử

Theo điều 33, Luật giao dịch điện tử 2005: "Hợp đồng điện tử là loại hợp đồng mà các bên thỏa thuận về việc xác lập, thay đổi hay là chấm dứt quyền nghĩa vụ được gửi đi, nhận lại và được lưu trữ trên các phương tiện điện tử như công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, quang học và các phương tiện điện tử khác."

Hợp đồng điện tử là gì? Giá trị pháp lý của loại hình hợp đồng điện tử

Dù là hợp đồng được thể hiện dưới dạng điện tử nhưng giá trị pháp lý vẫn được pháp luật thừa nhận tính pháp lý và được sử dụng khi một trong hai cá nhân không thực hiện đúng như những điều thỏa thuận hay vi phạm những điều khoản được quy định trên hợp đồng. Bên cạnh đó, hợp đồng điện tử phải thỏa những điều kiện sau đây:

  • Thứ nhất: Nội dung của hợp đồng điện tử phải được giữ trọn vẹn và không có thay đổi thông tin, chỉ những trường hợp thay đổi những hình thức phát sinh trong quá trình gửi, lưu trữ dữ liệu hợp đồng.
  • Thứ hai: Nội dung của hợp đồng điện tử có thể mở được, đọc hay xem được bằng phương pháp mã hóa hợp pháp mà hai bên thỏa thuận với nhau.

2Các đặc điểm của hợp đồng điện tử

Một số đặc điểm của hợp đồng điện tử mà bạn cần phải biết khi sử dụng dụng có thể kể đến như sau: 

  • Thông tin hợp đồng được thể hiện bằng dữ liệu điện tử: Điểm mới của hợp đồng điện tử đó là thông tin được lưu trữ dưới dạng điện tử. Bạn không cần phải lo mất hồ sơ giấy hay phải lưu trữ cả khối hồ sơ.
  • Có sự tham gia ít nhất 3 chủ thể trong hợp đồng: Ngoài hai chủ thể trong hợp đồng và phổ biến là bên bán và bên mua thì còn sự xuất hiện chủ thể thứ ba là người đứng giữa giữa hai chủ thể kia. Chủ thể thứ ba có thể là nhà cung cấp mạng hay các cơ quan chứng thực chữ ký điện tử. Quá trình giao kết hay đàm phán thực hiện hợp đồng thì chủ thể thứ ba không có thẩm quyền. Họ chỉ có thẩm quyền hỗ trợ hợp đồng có giá trị pháp lý.
  • Giá trị pháp lý có phần hạn chế: Những lĩnh vực được sử dụng hợp đồng điện tử dựa trên Điều 1 Luật Giao dịch điện tử 2005 là trong hoạt động cơ quan Nhà nước, kinh doanh và các hoạt động khác do pháp luật quy định. Do đó, các hợp đồng về sử dụng đất, hay giấy đăng ký kết hôn hay các hợp đồng dân sự khác thì hợp đồng điện tử không có giá trị pháp lý.
  • Dễ dàng truy cập ở mọi nơi: Do hợp đồng được thiết lập thông tin dưới dạng điện tử nên không cần hai chủ thể gặp nhau mà ở bất kì nơi đâu bạn cũng có thể ký hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên.

Những đặc điểm của hợp đồng điện tử

3 Ưu và nhược điểm của hợp đồng điện tử

Dù là vật gì cũng đều có hai mặt của nó đó là mặt tốt và mặt xấu. Vậy hợp đồng điện tử có ưu điểm và nhược điểm như thế nào?

Về mặt ưu điểm: 

  • Tiện lợi và nhanh chóng: Hợp đồng điện tử có thể ký kết ở bất kỳ đâu mà không cần phải gặp hai bên. Bên cạnh đó, hợp đồng điện tử thay thế hợp đồng giấy góp phần bảo vệ môi trường.
  • Dễ dàng tra cứu, tìm kiếm: Bạn không cần phải lôi cả "núi" hợp đồng lưu trữ mà bây giờ chỉ cần tìm kiếm trên dữ liệu là bạn có thể biết được hợp đồng đã ký, hợp đồng chờ ký hay hợp đồng trả lại vô cùng nhanh chóng và chính xác.
  • Tiết kiệm thời gian và chi phí: Đây là lý do cốt lõi mà hợp đồng điện tử ra đời. Mọi quá trình của hợp đồng đều được thực hiện trực tuyến không cần phải in ấn, quản lý hay lưu trữ một lượng hợp đồng khổng lồ hay có thể giảm thiểu tối đa thời gian khi không phải cần chuyển hợp đồng hay gặp trực tiếp để ký kết.

Ưu và nhược điểm của hợp đồng tiện tử

Về mặt nhược điểm:

  • Khó xác định tranh chấp: Do hợp đồng điện tử có thể kí ở mọi nơi mọi lúc nên việc xác định địa điểm giao kết hợp đồng và đặc biệt trong giao kết hợp đồng quốc tế rất khó để xác định được địa điểm.
  • Mất hoặc bị tiết lộ dữ liệu: Việc xảy ra mất hay dữ liệu bị lộ đó là do chủ thể thứ ba là các cơ quan chứng thực dữ liệu điện tử. Các dữ liệu có thể bị các hacker tấn công để bán dữ liệu ra bên ngoài và đây là điểm yếu chí mạng của hợp đồng điện tử. 

4Những loại hợp đồng điện tử phổ biến hiện nay 

Phân loại theo công nghệ sử dụng

Dựa vào thực tế mà hợp đồng điện tử theo công nghệ sử dụng được chia ra 3 loại:

1. Hợp đồng truyền thống được một bên đưa lên website

Đây là loại hợp đồng mà được soạn sẵn trên giấy sau đó được chỉnh sửa và đưa lên website để các bên tham gia ký.

Các hợp đồng sẽ được đưa lên website  thường sẽ ở dạng file PDF, có nút tick xác nhận sự đồng ý với các điều khoản của hợp đồng và 2 nút lựa chọn đồng ý hoặc không đồng ý ký hợp đồng.

Hợp đồng truyền thống được một bên đưa lên web

2. Hợp đồng điện tử hình thành qua giao dịch điện tử

Đây là hợp đồng không phải soạn sẵn như các hợp đồng khác mà được hình thành một cách tự động. Các thông tin mà khách hàng nhập vào sẽ được tổng hợp và xử lý bởi máy tính.

Sau khi điền xong, thông tin sẽ được tổng hợp ở cuối giao dịch và hiển thị lại cho khách hàng. Cuối cùng, khách hàng xác nhận đồng ý và một bản sao lưu sẽ được chuyển về cho khách hàng bằng hình thức email hay qua số điện thoại.

Hợp đồng điện tử hình thành qua giao dịch điện tử

3. Hợp đồng điện tử hình thành qua thư điện tử

Đây là hình thức sử dụng thư điện tử để ký kết hợp đồng. Các quy trình đều như hợp đồng truyền thống nhưng có điểm khác biệt đó là phương tiện để giao kết hợp đồng là máy tính, email,...

Một số lợi ích của loại hợp đồng điện tử này là mang lại tốc độ nhanh, thông tin chi tiết, tiết kiệm thời gian chi phí,... Bên cạnh đó, có một số mặt xấu đó là tính bảo mật thấp, dễ dàng bị lộ thông tin cũng như ràng buộc trách nhiệm các bên còn kém.

 Hợp đồng điện tử hình thành qua thư điện tử

Phân loại theo chủ thể, mục đích, nội dung,…

1. Hợp đồng lao động điện tử

Hợp động lao động điện tử cũng giống các loại hợp đồng truyền thống lao động khác đó là giao kết của người lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện, tiền lương, trách nhiệm của mỗi bên,... những thông tin này được lưu dưới dạng thông tin được tử và có giá trị như hợp đồng lao động văn bản.

Đặc điểm của loại hợp đồng này là chủ thể là gồm người lao động và người sử dụng lao động. Một số loại hình hợp đồng lao động điện tử có thể kể đến như:

  • Hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
  • Hợp đồng lao động xác định thời hạn.
  • Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định.

Hợp đồng lao động điện tử

2. Hợp đồng dân sự điện tử

Hợp đồng dân sự điện tử là loại hợp đồng thể hiện thỏa thuận giữa các bên về việc chấm dứt, thay đổi hay nghĩa vụ dân sự dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật. Đây là hợp đồng về lợi ích hợp pháp các bên và các bên không cần phải gặp nhau để ký kết mà chỉ cần thông qua phương tiện điện tử

Bên cạnh đó, có một số lĩnh vực không áp dụng hình thức điện tử: 

  • Không áp dụng với việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các bất động sản khác.
  • Văn bản về thừa kế, giấy đăng ký kết hôn, quyết định ly hôn, giấy khai sinh, giấy khai tử, hồi phiếu và các giấy tờ khác.

Đặc điểm của hợp đồng dân sự điện tử: Chủ thể phải là cá nhân hoặc pháp nhân. Các loại hợp đồng trong hợp đồng dân sự điện tử như: Hợp đồng song vụ, hợp đồng đơn vụ, hợp đồng chính, hợp đồng phụ, hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba và hợp đồng có điều kiện.

Hợp đồng dân sự điện tử

3. Hợp đồng thương mại điện tử

Hợp đồng thương mại điện tử là loại hợp đồng có 1 bên chủ thể là thương nhân và 1 bên chủ thể còn lại cần phải có chức năng pháp lý nhằm xác định hợp đồng dưới dạng thông điệp dữ liệu. Các thông tin dữ liệu cần thỏa các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật.

Những đặc điểm của hợp đồng thương mại điện tử như sau:

  • Chủ thể bao gồm một bên là chủ thể thương nhân và một bên là chủ thể có tư cách pháp lý.
  • Mục đích của hợp đồng là lợi nhuận.
  • Trong hợp đồng này thì đối tượng của hợp đồng là hàng hóa. Hợp đồng thương mại điện tử bao gồm hợp đồng mua bán hàng hóa và hợp đồng dịch vụ. 

Hợp đồng thương mại điện tử

5So sánh Hợp đồng điện tử và Hợp đồng truyền thống

Dưới đây là bảng so sánh giữa hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống, mời bạn theo dõi nhé:

So sánh Hợp đồng điện tử và Hợp đồng truyền thống

Tiêu chí Hợp đồng điện tử Hợp đồng truyền thống
Căn cứ pháp lý hiện hành Luật Giao dịch điện tử 2005, Bộ luật Dân sự 2005. Bộ luật Dân sự mới nhất 2015.
Phương thức thực hiện hợp đồng
  • Được ký kết bằng phương tiện điện tử.
  • Được ký bằng chữ ký điện tử.
Được thực hiện bằng các phương pháp như bằng văn bản, giọng nói, hành động và các hình thức khác do hai bên giao dịch.
Nội dung hợp đồng

Ngoài các nội dung như hợp đồng truyền thống, hai chủ thể có thể thỏa thuận về:

  • Chứng thực chữ ký điện tử.
  • Các kỹ thuật điện tử khác nhau.
  • Các điều kiện bảo đảm tính bảo mật.

Nội dung của hợp đồng truyền thống có thể kể đến như:

  • Đối tượng trong hợp đồng.
  • Số lượng, phương thức thanh toán.
  • Địa điểm, thời gian giao kết hợp đồng.
  • Các điều khoản hợp đồng.
  • Phương pháp giải quyết các tranh chấp xảy ra.

Trên đây là những thông tin về đặc điểm hợp đồng điện tử cũng như các loại hợp đồng điện tử phổ biến hiện nay. Nếu có thắc mắc gì, hãy để lại bình luận phía bên dưới để được giải đáp nhé!

Bạn đang xem: Hợp đồng điện tử là gì? Giá trị pháp lý, ưu nhược điểm và sự khác biệt so với hợp đồng truyền thống

Chuyên mục: Tra cứu thông tin

Chia sẻ bài viết