Hoa cẩm chướng (hoa phăng) có ý nghĩa gì? Cách cắm hoa phăng đẹp nhất

Hoa cẩm chướng là một loài hoa đẹp thường được cắm vào dịp Tết và cũng là loài hoa có ý nghĩa rất thú vị. Hãy cùng META tìm hiểu về hoa cẩm chướng qua bài viết này nhé!

Hoa cẩm chướng là một loài hoa đẹp thường được cắm vào dịp Tết và cũng là loài hoa có ý nghĩa rất thú vị.

Hoa cẩm chướng (hoa phăng) là hoa gì?

Hoa cẩm chướng (còn có các tên gọi khác là hoa phăng, hoa hương thạch trúc, hoa tiễn nhung, hoa lạc dương, khang nãi hinh hay sư đầu thạch trúc, xạ hương thạch trúc, đại hoa thạch trúc, hạ lan thạch trúc...) là loài thực vật có hoa thuộc họ Cẩm Chướng, phân bố chủ yếu ở châu Âu, Phúc Kiến, Hồ Bắc và những nơi khác ở Trung Quốc đại lục. 

Hoa cẩm chướng

Hoa cẩm chướng hay hoa phăng có nguồn gốc từ khu vực Địa Trung Hải, là một trong những loài hoa được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới và cũng rất quen thuộc với người Việt Nam. Hoa cẩm chướng có nhiều giống và giống lai khác nhau, thường chia làm hai loại chính là hoa cẩm chướng đơn và hoa cẩm chướng kép với nhiều màu sắc khác nhau, có thể nở hoa gần như liên tục khi trồng trong nhà kính. 

Cây hoa phăng thuộc dạng cây thân thảo lâu năm, có thể cao đến 80cm, lá cây có màu xanh xám nhạt đến xanh lục, thon, dài tới 15cm. Hoa thường mọc đơn lẻ hoặc mọc thành cụm, đường kính khoảng 3 - 5cm và có mùi thơm khá ngọt ngào. Những bông hoa lưỡng tính thường có mùi thơm, cánh hoa đối xứng xuyên tâm, lá có hình trứng, viền sắc nhọn có gai nhọn, chỉ dài bằng 1/4 cuống đài hoa.

Hoa phăng

Ban đầu, hoa cẩm chướng tự nhiên có màu tím hồng sáng, nhưng sau này, do nhu cầu chơi hoa mà người ta đã lai tạo ra các giống hoa phăng màu khác như đỏ, trắng, vàng, xanh dương và xanh lá cây, cùng với một số màu trắng với các biến thể sọc màu. 

>> Xem thêm: Ý nghĩa hoa đỗ quyên là gì? Cách trồng và chăm sóc hoa đỗ quyên

Ý nghĩa của hoa cẩm chướng

Hoa phăng là loài hoa có vẻ đẹp mong manh, mùi hương quyến rũ và có rất nhiều ý nghĩa khác nhau. Hoa cẩm chướng thể hiện cho sự nâng niu, trân trọng, cảm mến của người tặng dành cho người nhận. Từ năm 1907, cẩm chướng hồng đã được sử dụng ở một số nước phương Tây như một biểu tượng trong Ngày của Mẹ. Vào ngày này, người ta thường sẽ tặng hoa cẩm chướng cho người mẹ kính yêu của mình để thể hiện sự kính mến, lòng tri ân sâu sắc. 

Ý nghĩa hoa cẩm chướng

Tuy nhiên, hoa cẩm chướng có khá nhiều màu khác nhau và không phải màu sắc nào cũng thể hiện những ý nghĩa như trên. Tùy vào từng màu mà loài hoa này có thể dùng để thể hiện nhiều ý nghĩa khác:

  • Hoa cẩm chướng thuần màu: Sự đồng ý, đáp lại tình cảm trong tình yêu.
  • Hoa cẩm chướng có sọc, vằn: Lời từ chối, không tiếp nhận tình cảm của đối phương trong tình yêu. Xem thêm: Cap né thính hay, stt né thính cực mạnh.
  • Hoa cẩm chướng hồng: Thể hiện tình yêu chung thủy, vĩnh cửu, biểu tượng của lòng vị tha, sự bao dung của người mẹ.
  • Hoa cẩm chướng đỏ: Sự ngưỡng mộ, tôn kính không nói nên lời. 
  • Hoa cẩm chướng đỏ thẫm: Sự đau khổ trong tình yêu.
  • Hoa cẩm chướng vàng: Thể hiện sự thất vọng, hối hận, sự khinh thường hoặc từ chối.
  • Hoa cẩm chướng tím: Thể hiện sự khó chiều, "sáng nắng chiều mưa".
  • Hoa cẩm chướng trắng: Thể hiện sự ngây thơ, trong trắng, sự ngọt ngào, đáng yêu, mang lại sự may mắn cho phụ nữ và một tình yêu thuần khiết.

Hoa cẩm chướng hiện nay được trồng rất nhiều tại Việt Nam và có giá không quá đắt nên nhiều gia đình thường mua loài hoa này về cắm trang trí nhà, đặc biệt là vào dịp Tết. Sau đây, mời bạn cùng tham khảo cách cắm hoa cẩm chướng đơn giản, đẹp mắt để trang trí nhà vào dịp Tết hoặc những dịp đặc biệt nhé!

>> Tham khảo ngay: Hoa tiểu tú cầu là hoa gì? Cách cắm hoa tiểu tú cầu đẹp, trang nhã

Cách cắm hoa cẩm chướng đẹp

Chuẩn bị dụng cụ

  • Hoa cẩm chướng hồng hoặc đỏ nhung
  • Hoa baby trắng kèm theo
  • Lá dương xỉ
  • 1 chiếc lọ cao
  • Dụng cụ: Kéo cắt hoa

Cách thực hiện

Bước 1: Cắt cành dương xỉ cắm vào lọ theo dạng tán lá tỏa tròn để làm phần đỡ cho các bông hoa cẩm chướng.

Bước 2: Cắt các cành cẩm chướng sao cho chiều cao bằng 1,5 lần chiều cao của lọ, tỉa bỏ hết các lá nằm ở phần thân ngập trong nước, chỉ giữ lại vài nhánh lá ở trên. Khi cắt cành bạn nên chú ý cắt vát 1 góc 45 độ để hoa hút nước tốt hơn.

Bước 3: Cắm 6 cành hoa cẩm chướng xen vào các cành dương xỉ vào 6 góc để tạo khung hình tròn.

Bước 4: Bạn cắt các cành cẩm chướng còn lại sao cho cao hơn 5cm so với các cành trước đó rồi cắm xen kẽ theo dạng tỏa tròn.

Bước 5: Cuối cùng, bạn cắm cành hoa baby vào những chỗ trống còn lại để làm bình hoa trông đầy đặn và đẹp mắt hơn nhé. Vậy là bạn đã hoàn thành việc cắm một lọ hoa cẩm chướng đẹp để bày trong nhà rồi.

Cách cắm hoa cẩm chướng đẹp bày Tết

Lưu ý: Để hoa được tươi lâu hơn, bạn có thể hòa một gói thuốc dưỡng hoa vào nước cắm hoa nhé! Nếu không có thuốc dưỡng thì bạn thả vào 2 viên B1 hoặc aspirin cũng đều được hết. Bên cạnh đó, trong quá trình chơi hoa, cứ cách 1 ngày bạn nên thay nước bình cắm một lần để hoa không bị thối gốc và chơi được bền hơn!

Bên cạnh cách cắm hoa cẩm chướng mà chúng tôi đã giới thiệu ở trên, bạn cũng có thể tham khảo thêm một số mẫu cắm hoa cẩm chướng dưới đây:

Mẫu cắm hoa cẩm chướng đẹp

Bình hoa cẩm chướng đẹp

Lẵng hoa cẩm chướng

Mẫu cắm hoa cẩm chướng

Bình hoa cẩm chướng

Hoa cẩm chướng để bàn sang trọng

Cách cắm hoa cẩm chướng đẹp 

>> Xem thêm: Ý nghĩa hoa thiên điểu là gì? Cách cắm hoa thiên điểu đẹp, độc đáo, sang nhà

Cách trồng và chăm sóc hoa cẩm chướng

Cách trồng hoa cẩm chướng

Hoa cẩm chướng trồng bằng cây giống là phổ biến nhất, nhưng nếu bạn có đủ kiên nhẫn thì nên thử trồng bằng hạt giống xem nhé. Đầu tiên, bạn đổ đầy khay trồng bằng đất ẩm, nhẹ bởi hoa cẩm chướng không thể phát triển trên nền đất sét hay đất sũng nước. Bạn có thể trộn đất trồng cùng phân hữu cơ, than bùn rêu, phân chuồng hoặc mùn cưa, vỏ cây... để cải thiện hệ thống thoát nước.

Sau đó, bạn rắc hạt giống hoa phăng lên trên đất rồi phủ một lớp đất mỏng lên trên và tưới cho ẩm đất. Sau đó, bạn đặt khay trồng ở nơi ấm áp, thoáng mát. Trong quá trình gieo hạt, bạn nên thường xuyên tưới nước để đất giữ được độ ẩm cần thiết.

Cách trồng hoa cẩm chướng

Khi hạt đã nảy mầm, bạn di chuyển khay đến cửa sổ đầy nắng, giữ cho đất trong khay luôn ẩm. Khi cây đứng cao khoảng 4cm, bạn có thể di chuyển chúng ra ngoài trời hoặc đến các chậu lớn hơn. Cây cẩm chướng thường sẽ nở hoa trong vòng một hoặc hai năm sau khi gieo trồng.

Chăm sóc hoa cẩm chướng sau khi trồng

Để cây hoa cẩm chướng có thể sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh, bạn cần lưu ý chăm sóc cây thường xuyên:

  • Cây hoa cẩm chướng sẽ đâm chồi ở nhiệt độ 18oC, nếu thời tiết quá lạnh thì bạn nên để cây dưới mái hiên để cây vẫn có thể tiếp xúc với ánh sáng.
  • Khi tưới nước, bạn luôn phải để bề mặt đất khô tự nhiên rồi mới tưới thêm. Những ngày mới trồng cây, bạn chỉ cần tưới sương 3 lần/ngày để cây mau nảy mầm, sau đó chỉ cần tưới 2 lần/ngày, giữ đất vừa đủ ẩm là được.
  • Tưới nước phân chuồng loãng tỷ lệ 1/200, lượng N:P:K theo tỷ lệ 1:1:1, tưới thường xuyên 20 ngày/lần cho tới khi cây ra nụ.
  • Khi cây ra nụ, bạn tiến hành bón N:P:K theo tỷ lệ 1:2:3 dạng phân là urê, tecmô photphat, K2SO4. Nếu cần ngắt ngọn thường xuyên để nhân giống thì bạn tưới N:P:K theo tỷ lệ 1:3:2.
  • Cẩm chướng hay bị bệnh đốm và lở cổ rễ do vi khuẩn gây nên, nên phải xử lý đất bằng Falizan và phun Bactoudes khi phát bệnh.

Cách chăm sóc hoa cẩm chướng

Qua bài viết trên đây, chắc hẳn bạn đã hiểu thêm về loài hoa cẩm chướng, cách cắm cũng như cách trồng, chăm sóc loài hoa này rồi phải không? Hoa cẩm chướng là một loài hoa đẹp, rực rỡ nên trong những dịp đặc biệt, nếu bạn cần trang trí không gian gia đình thì đừng bỏ qua loài hoa này nhé! 

Bạn đang xem: Hoa cẩm chướng (hoa phăng) có ý nghĩa gì? Cách cắm hoa phăng đẹp nhất

Chuyên mục: Tra cứu thông tin

Chia sẻ bài viết