F1, F2 Covid là gì? F3 có cần cách ly không?

F1, F2 Covid là gì? F3 có cần cách ly không? Đây là những câu hỏi được rất nhiều người đặt ra trong tình trạng dịch Covid đang rất căng thẳng và phức tạp như hiện nay. Hãy đọc bài viết sau đây của META.vn để tìm hiểu rõ hơn về các trường hợp F1, F2, F3 Covid để bạn có thể chủ động phòng tránh và bảo vệ bản thân nhé!

F1, F2 Covid là gìF3 có cần cách ly không? Đây là những câu hỏi được rất nhiều người đặt ra trong tình trạng dịch Covid đang rất căng thẳng và phức tạp như hiện nay.

>> Xem thêm: 

F1, F2 Covid là gì?

F1 Covid là gì?

F1 Covid là gì?

Theo Bộ Y tế, F1 là những trường hợp có tiếp xúc gần trong vòng 2m với ca bệnh đã được xác định dương tính với Covid (F0) trong khoảng thời gian từ 3 ngày trước khi ca bệnh bị khởi phát cho đến khi ca bệnh dương tính được cách ly y tế theo quy định của Bộ Y tế và Chính phủ.

F2 Covid là gì?

F2 Covid là gì?

F2 là những trường hợp có tiếp xúc gần trong vòng 2m với F1 trong khoảng thời gian từ ngày đầu tiên F1 tiếp xúc với F0 cho đến khi F1 được chính thức cách ly y tế.

Khả năng nhiễm bệnh của các trường hợp F2 phụ thuộc rất lớn vào kết quả xét nghiệm của các F1. Nếu F1 âm tính thì F2 sẽ được giải tỏa và sẽ được tiến hành theo dõi y tế thêm tại nhà vì thời điểm F2 tiếp xúc gần với F1, F1 gần như là không có khả năng lây bệnh. Tuy nhiên, nếu F1 dương tính thì F2 cũng sẽ trở thành F1 và bắt buộc phải tiến hành các biện pháp cách ly phòng bệnh như F1. Vì vậy, trong lúc chờ kết quả xét nghiệm của F1, các trường hợp F2 cần thực hiện cách ly tại nhà theo quy định của Bộ Y tế để hạn chế khả năng lây nhiễm cho cộng đồng.

F3 có cần cách ly không?

F3 có cần cách ly không?

Trước đó, quy định của Bộ Y tế về việc truy vết, xét nghiệm và xứ trí tiếp xúc chỉ dừng ở các trường hợp F1 và F2. Tuy nhiên, do dịch bệnh Covid-19 xuất hiện nhiều biến thể mới như biến thể ở Nam Phi, Anh, khu vực châu Âu... so với chủng covid ở Vũ Hán, Trung Quốc. Đặc biệt, sự xuất hiện của biến thể nCoV ở Ấn Độ có khả năng lây nhiễm cao hơn gấn nhiều lần đã khiến các bệnh viện tại đây hết giường và oxy, trong khi các nhà xác và lò hỏa táng thì bị quá tải. Thậm chí, tình hình căng thẳng đến mức nhiều người dân Ấn Độ nhiễm covid đã chết trên xe cứu thương và bãi đỗ xe trong lúc chờ được bố trí giường bệnh hoặc oxy. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tính đến thời điểm hiện tại Ấn Độ là nước chiếm gần một nửa ca nhiễm covid được báo cáo trên toàn thế giới. Cũng theo báo cáo dịch tễ học hàng tuần của WHO, Ấn Độ chiếm 46% ca nhiễm covid và 25% ca tử vong toàn cầu được báo cáo trong thời gian vừa qua.

Trước tình hình dịch bệnh bùng phát trở lại trong cộng đồng tại Việt Nam, Chính phủ và Bộ Y tế đã chỉ định cần lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp F3 nếu cần thiết. Bởi như thực tế tình hình dịch bệnh hiện nay, chủng virus corona mới này có tốc độ lây lan rất nhanh, đã có những trường hợp F2 dương tính chỉ trong một thời gian rất ngắn. Trong khi chờ kết quả xét nghiệm, tất cả các trường hợp nghi nhiễm F3 cần nghiêm túc cách ly tại nhà và tiếp tục thực hiện theo dõi theo quy định khác của Bộ Y tế và Chính phủ.

Chú ý: Để phòng tránh và ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19, bạn nên chủ động đeo khẩu trang y tế khi ra ngoài, thường xuyên rửa tay bằng nước rửa tay sát khuẩn, hạn chế tụ tập đông người tại nơi công cộng, tải và cài đặt phần mềm Bluezone để bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như của những người xung quanh.

Hy vọng, những thông tin vừa rồi là hữu ích đối với bạn. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!.

>>> Xem thêm:

Bạn đang xem: F1, F2 Covid là gì? F3 có cần cách ly không?

Chuyên mục: Tra cứu thông tin

Chia sẻ bài viết