Đừng ăn cơm theo cách này vì có thể khiến cả gia đình đối mặt với hàng tá bệnh
Cơm là một phần không thể thiếu trong bữa ăn của người Việt và được xem như biểu tượng của nền văn hóa ẩm thực đất nước.
Người Việt thường có thói quen ăn cơm kèm với nhiều món ăn khác nhau như thịt, cá, rau, canh, nước mắm, hay các loại nước sốt. Việc biến tấu cơm theo nhiều hình thức khác nhau giúp tạo ra sự phong phú và ngon miệng cho bữa ăn.
Cơm là một phần không thể thiếu trong bữa ăn của người Việt và
được xem như biểu tượng của nền văn hóa ẩm thực đất nước.
Cơm chứa nhiều carbohydrate, protein, và các chất khoáng cần thiết như sắt và vitamin B. Đây là nguồn năng lượng chính giúp cung cấp sức khỏe và đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày.
Đối với người Việt Nam, ăn cơm nguội là thói quen vô cùng bình thường. Nếu không ăn hết trong một bữa, cơm sẽ được giữ nguyên trong nồi, hoặc xới ra bát để dành cho bữa ăn tiếp theo. Tuy nhiên đây lại là thói quen được chuyên gia dinh dưỡng cảnh báo có thể gây ngộ độc.
Ăn cơm nguội bảo quản không đúng cách có thể gây ngộ độc
ThS.BS Đặng Ngọc Hùng (Viện nghiên cứu và tư vấn dinh dưỡng) chia sẻ: "Cơm nguội nếu không bảo quản đúng cách thì vi khuẩn Bacillus cereus có thể phát triển rất nhanh. Trong khi đó, nhiệt độ phòng môi trường lý tưởng để loại vi khuẩn sinh sôi nảy nở".
ThS.BS Đặng Ngọc Hùng.
ThS.BS Đặng Ngọc Hùng cũng cho biết, thói quen ăn cơm nguội mà không bảo quản kỹ có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm, biểu hiện như đau bụng, tiêu chảy...
Bàn về tin đồn "ăn cơm nguội hâm nóng có thể gây ung thư", BS Hùng cho rằng đây là thông tin không chính xác. Các gia đình vẫn có thể ăn cơm nguội nhưng nên hạn chế và trước khi ăn thì nên hâm nóng chúng.
Chuyên gia khuyến cáo cách bảo quản cơm nguội an toàn:
- Cơm nguội nên được bọc bởi 1 lớp màng bọc thực phẩm và để ngăn mát tủ lạnh.
- Chỉ nên bảo quản cơm nguội trong tủ lạnh khoảng 24h.
- Cơm nguội sau 2 tiếng thì nên hâm nóng.
- Cơm nguội chỉ nên hâm nóng tối đa 2 lần, nếu không thì dinh dưỡng trong cơm sẽ mất đi nhiều, nguy cơ ngộ độc cao hơn.
- Khi hâm cơm nguội nên để riêng ở 1 góc, không nên trộn chung cơm nóng, rưới thêm nước và bật lại chế độ nấu.
Thói quen ăn cơm nguội mà không bảo quản kỹ có thể dẫn đến ngộ
độc thực phẩm, biểu hiện như đau bụng, tiêu chảy...
- Thời điểm nên cho cơm nguội vào nồi hấp nóng là lúc cơm vừa cạn nước chứ không phải lúc gần chín chuẩn bị ăn.
- Nên ăn cơm nguội trước để tránh phải hâm lại lần nữa.
- Nếu cơm có màu vàng, nhớt, mùi chua thì nên bỏ đi.
Cơm dù được bảo quản đúng cách và an toàn, sau khi hâm nóng lại vẫn không thể đảm bảo giá trị dinh dưỡng bằng cơm mới nấu. Chính vì thế, các gia đình nên cân đối để nấu lượng cơm vừa đủ với nhu cầu của gia đình, như vậy sẽ giúp đảm bảo an toàn thực phẩm và giá trị dinh dưỡng của cơm.
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), để đảm bảo an toàn khi nấu cơm cần đảm bảo rửa tay sạch trước khi vo gạo và nấu chúng. Không nên để cơm nguội ở bên ngoài một giờ. Nếu ăn không hết, cơm phải được bảo quản trong tủ lạnh, không quá 24 giờ. Khi cơm có dấu hiệu bất thường thì tuyệt đối không nên ăn.
Bạn đang xem: Đừng ăn cơm theo cách này vì có thể khiến cả gia đình đối mặt với hàng tá bệnh
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Thịt gà chỉ nên bảo quản trong tủ lạnh bao lâu để tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm?
- Vì sao uống nước ngâm măng bị ngộ độc?
- Ngộ độc xyanua mức độ nguy kịch do uống quá nhiều nước măng
- 5 loại củ quả chớ dại mà ăn cả vỏ vì dễ gây ngộ độc
- Những lưu ý ‘sống còn’ khi ăn nấm, chớ phạm phải kẻo ngộ độc chết người
- Ngộ độc khi ăn so biển, hai người dân tại Quảng Ninh rơi vào tình trạng nguy kịch