Độ âm thanh ôtô chơi Tết tránh "tiền mất tật mang" cần lưu ý gì?
Một trong hạng mục được các chủ xe ôtô chú trọng nâng cấp trước Tết Nguyên Đán chính là âm thanh và hệ thống giải trí.
Như thường lệ dịp cuối năm là lúc nhiều chủ xe ôtô nghĩ đến
nâng cấp giải trí âm thanh cho “xế cưng”. Tuy nhiên, thời điểm hiện
tại việc “độ” xe đang bị soi kỹ từ phía các đơn vị đăng kiểm nên
ngay cả làm nội thất xe cũng có khả năng bị đánh “trượt” nếu làm
sai cách.
Các danh mục độ âm thanh xe ôtô hay nội thất
như ghế điện, nhớ ghế, loa, màn hình trung tâm, LED nội thất, lên
xuống kính, cam hành trình, HUD, vô lăng carbon, cửa hít....không
liên quan đến an toàn, kỹ thuật vận hành xe vẫn được xét đăng kiểm.
Riêng trường hợp "độ" hệ thống âm thanh gây vướng víu, khác với hồ
sơ thiết kế ban đầu hoặc ảnh hưởng an toàn thiết bị điện đều phải
"quay đầu" ra về.
Một trong hạng mục được các chủ xe ôtô chú trọng nâng cấp trước Tết chính là âm thanh và hệ thống giải trí. |
Để nâng cấp âm thanh hợp lệ, an toàn và đáp ứng được nhu cầu
"thẩm âm", sẽ phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề của các xưởng độ xe
cũng như hiểu biết của chủ xe.
Dưới đây là những 4 lưu ý cần thiết khi đi độ âm thanh trên xe
hơi.
1. Không độ loa gây vướng tầm nhìn
Anh Chu Văn Thưởng, chủ Scar Workshop – Hanoi Car Audio, đơn
vị đã thi công rất nhiều gói âm thanh cho các loại xe cho biết:
"Phần lớn các khách hàng độ âm thanh của tôi chưa gặp bất kỳ sự cố
gì về việc đi đăng kiểm. Lý do vì nếu lắp hệ thống âm thanh
theo tiêu chuẩn EMMA thì yếu tố an toàn đầu tiên sẽ phải được
quan tâm là không gây vướng tầm nhìn, không ảnh đến người ngồi
trong xe".
Nội thất xe to cũng như xe nhỏ đều cần sắp đặt hướng phát loa giống như âm thanh rạp hát có nhiều góc khác nhau. |
Theo anh Thưởng, để âm thanh trên ôtô đạt mức độ trọn
vẹn về chất âm thì hướng đặt loa rất quan trọng. "Nội thất
xe to cũng như xe nhỏ đều cần sắp đặt hướng phát loa giống như âm
thanh rạp hát có nhiều góc khác nhau. Vì thế nếu chỉ quan tâm đến
tiêu chí hướng mà bỏ qua yếu tố gây vướng tầm nhìn cũng là chưa
đạt. Dễ bị đăng kiểm viên gây khó."
Với vị trí cột A vốn được nhiều xưởng độ tích hợp thêm loa
phát, nếu thiết kế không gọn dễ khiến góc điểm mù thêm lớn. Do đó
tiêu chí lắp loa ở vị trí này là phải vừa gọn diện tích của cột
chống mà không được quá cồng kềnh.
2. Đảm bảo an toàn hệ thống điện
Nhiều người cho rằng, việc tăng cường các thiết bị âm thanh
"không nguyên bản" sẽ gây tiêu hao rất nhiều điện năng trên xe hơi,
khiến máy phát làm việc vất vả hơn. Tuy nhiên, anh Thưởng cho biết
phần lớn các gói nâng cấp âm thanh đều không quá ảnh hưởng đến hệ
thống điện trên xe.
Phần lớn các gói nâng cấp âm thanh đều không quá ảnh hưởng đến hệ thống điện trên xe. |
"Tuy nhiên, nếu thợ lắp ẩu, đi dây mỏng, dây chất lượng kém để
chạm chập dây hoặc dò điện vào vỏ xe dễ gây tụt điện ắc-quy khi
không nổ máy hoặc tăng nguy cơ cháy nổ. Một số phụ kiện dùng trong
quá trình thi công hệ thống điện âm thanh xe hơi như đầu kẹp, dây
nịt, đầu cáp, đầu cắm,...nếu xưởng lắp ham rẻ cũng ảnh hưởng đến an
toàn," anh Thưởng nói thêm.
Hệ thống dây cấp điện cho bộ âm thanh từ ắc-quy được lắp đặt
theo quy chuẩn về cách điện, khoảng cách dây và thêm đồng hồ báo
mức điện áp.
3. Chất lượng các bộ âm thanh hàng "bóc" theo
xe
Ngoài những bộ loa của các thương hiệu quen thuộc trong giới
độ xe như DLS, Focal, Pioneer, Blam,... thì trong giới chơi âm
thanh cũng nhiều người thích tìm những bộ loa cao cấp "bóc", "tháo"
từ các dòng xe sang như Bose hay Mark Levinson.
Dù có giá khi mua về cũng không hề rẻ, lên tới 20-40 triệu
đồng, nhưng rủi ro gặp phải khi lắp hàng tháo xe chính là chất
lượng âm thanh không phù hợp do chúng đã cài đặt sẵn theo xe nguyên
bản, khó chỉnh sửa lại nếu chuyển sang dòng xe khác.
Chưa kể nếu bộ khung đỡ loa không vừa thì sẽ phải chế lại, vừa
tốn thời gian, tiền bạc mà vẫn có thể ảnh hưởng đến không gian
trong xe.
Bộ combo âm thanh DLS Performance giá chưa đến 15 triệu đồng
dùng cho nhiều dòng xe.
Chính vì những rủi ro như nói ở trên, để “ăn chắc mặc bền”,
nhiều người chơi cũng như xưởng độ vẫn thích sử dụng các gói combo
âm thanh gồm loa phân tần, loa đồng trục và loa Sub điện. Ưu điểm
của bộ loa dạng này như DLS Performance giá chưa đến 15 triệu đồng
có thiết kế dễ lắp đặt cho tất cả các dòng xe từ 5 đến 7 chỗ, không
thay đổi thiết kế sẵn có bên trong nội thất và thời gian thi công
nhanh.
4. Làm chống ồn để chất âm tốt hơn
Để cải thiện chất âm thanh, trước khi lắp đặt thêm bộ loa mới
không thể thiếu là cách âm chống ồn cho xe. Thường với các dòng xe
phổ thông, tôn vách cửa chưa có các vật liệu chống ồn, khi di
chuyển tốc độ kết hợp gió tạo nên độ ồn từ môi trường vọng vào
trong xe.
Theo anh Thưởng, dán tấm chống ồn phục vụ độ âm thanh, ngoài
chống ồn thông thường thì mục đích dán lên cánh cửa vô hình chung
tạo thành một thùng loa. Khi dòng điện qua loa, màng loa tạo nên
dao động tạo sóng âm thanh và sóng này dội vào vách cửa cũng tạo
nên dao động ngược lại. Nếu cả hai cùng tần số thì sẽ tạo ra âm
thanh chuẩn, còn nếu bị mất dải bass (dưới 150 Hz) sẽ khiến người
nghe cảm thấy khó chịu.
Tuy nhiên, người dùng cũng cần lưu ý về thương hiệu tấm dán
chống ồn bởi dùng loại trôi nổi trên thị trường rất dễ gặp phải
trường hợp tấm dán sẽ bị chảy, bốc mùi, ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Hiện nay trên thị trường đang có một số loại tấm dán chống ồn
chuyên dụng cho độ âm thanh như Damping X3 của hãng STEG có chỉ số
Cadmium chỉ ở 10 mg/kg (mức tiêu chuẩn maximum an toàn là
100mg/kg).
Nguyễn Anh
Bạn đang xem: Độ âm thanh ôtô chơi Tết tránh "tiền mất tật mang" cần lưu ý gì?
Chuyên mục: Xe
Các bài liên quan
Chia sẻ bài viết