Định nghĩa CEO (Chief Executive Officer) và những tố chất để trở thành CEO

CEO là cụm từ được nghe nhiều và khá quen thuộc. Tuy nhiên bạn đã thực sự biết CEO là gì, những tố chất nào để trở thành CEO? Cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về CEO nhé!

1CEO là gì?

CEO là chìa khóa của công ty

CEO là viết tắt của Chief Executive Officer - giám đốc điều hành, là người đứng đầu, giữ chức vụ cao nhất trong việc điều hành và quản lý công ty, tập đoàn. Đây là người đại diện hội đồng quản trị (HĐQT) chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động theo những chiến lược và chính sách đã được đề ra.

Chức vụ CEO rất quan trọng, phải có trách nhiệm đối với tất cả những thành phần và bộ phận trong doanh nghiệp, là chìa khóa quan trọng trong việc xây dựng, phát triển công ty.

2Trách nhiệm và kỹ năng của CEO

CEO là người giữ chức vụ quản lý điều hành cao nhất trong công ty, vì vậy đây cũng là chức vụ chịu nhiều áp lực và trách nhiệm nhất.

Trách nhiệm của CEO:

  • Là người có trách nhiệm thực hiện tất cả chính sách kinh doanh quan trọng và báo cáo trước hội đồng quản trị, thay mặt doanh nghiệp, chịu trách nhiệm phát ngôn với công chúng, các cổ đông và các cơ quan chính phủ.
  • Điều hành và ra quyết định cuối cùng trong mọi hoạt động của công ty. Do vậy, CEO chịu trách nhiệm và là chìa khóa cho sự thành công, phát triển của công ty.
  • Là người tiên phong đứng ra chỉ đạo trực tiếp và chịu trách nhiệm đảm nhận việc thực hiện, có trách nhiệm chung đối với tất cả các thành phần và bộ phận của doanh nghiệp.
  • Đề xuất mục tiêu chiến lược, đảm bảo những mục tiêu đó phải cụ thể, đảm bảo có thể giám sát và giảm thiểu đáng kể những rủi ro trong dự án.

CEO

Kỹ năng của CEO:

  • Biết lắng nghe: Không phải mọi ý tưởng của CEO đều là hay nhất. Vì vậy việc lắng nghe ý kiến người khác là một kỹ năng rất cần thiết, vừa thể hiện sự tôn trọng đối với người nói, đồng thời tìm kiếm thêm được nhiều ý tưởng hơn.
  • Giao tiếp tốt: CEO cần phải học cách giao tiếp để truyền đạt thông tin một cách hiệu quả. 
  • Xây dựng các mối quan hệ: Xây dựng tốt các mối quan hệ sẽ tạo nên sự tin tưởng, niềm tin cho khách hàng cũng như là đồng nghiệp.

Kỹ năng xây dựng mối quan hệ của CEO

  • Quản lý nguồn nhân lực: Tạo động lực, truyền cảm hứng cho nhân viên, phát triển và chỉ đạo mọi người khi làm việc để họ có tinh thần làm việc hiệu quả và năng suất hơn.
  • Nhận thức xã hội: Nhận thức được phản ứng của người khác, hiểu được tâm lý để có thể giải quyết vấn đề tốt hơn.

3Một số nhiệm vụ của CEO

Dưới đây là một số nhiệm vụ của CEO:

  • Chỉ đạo công tác xây dựng, triển khai các kế hoạch sau khi được HĐQT phê duyệt.
  • Tổ chức, đánh giá các hoạt động kinh doanh của công ty theo định kỳ.
  • Thay mặt công ty trong việc giao tiếp với các cổ đông, đàm phán và ký kết hợp đồng.
  • Phê duyệt các dự án đầu tư, phát triển sản phẩm.
  • Đưa ra những ý kiến, đề xuất trong việc xây dựng, phát triển của công ty.
  • Luôn nhận thức về bối cảnh thị trường cạnh tranh, cơ hội mở rộng, phát triển ngành cũng như nắm bắt những cơ hội kinh doanh từ thị trường.

Nhiệm vụ của CEO

4Những tố chất để trở thành CEO

CEO là một vị trí cực kì quan trọng và không phải ai cũng có thể làm được. Vậy để trở thành một CEO thì cần những yếu tố nào?

  • Kiến thức đa lĩnh vực: Đây là một yếu tố rất cần thiết vì CEO là người phải có cái nhìn tổng quan về mọi lĩnh vực bao gồm lĩnh vực chuyên môn và những lĩnh vực liên quan khác. 
  • Nền tảng về quản trị: Cần có nền tảng cũng như kỹ năng quản lý, lãnh đạo giỏi. Vì vậy, họ không ngừng học hỏi, nghiên cứu, tích lũy một khối lượng lớn kiến thức và cập nhật những kiến thức mới để tiếp cận kịp thời các xu thế quản trị và điều hành công ty hiệu quả.

CEO

  • Kỹ năng, kinh nghiệm: Những kỹ năng mềm trong đối nhân xử thế là yếu tố rất cần thiết trong việc quản lý. Bên cạnh đó, sự va chạm, trải nghiệm, thử thách bản thân trong các lĩnh vực, hoàn cảnh khác nhau sẽ là những bài học kinh nghiệm để hoàn thiện khả năng lãnh đạo, có thể điều hành, tổ chức và quản lý tốt, đồng thời tạo ra sự gắn kết nội bộ trong công ty, giúp công ty ngày càng đoàn kết và phát triển.
  • Khả năng chịu được áp lực: Vì là người đứng đầu công ty nên CEO phải chịu rất nhiều áp lực. Do đó, họ cần phải luôn giữ một tinh thần thép để có thể giải quyết các công việc, vượt qua những khó khăn, thách thức và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

CEO

  • Tố chất bẩm sinh: Ngoài những kỹ năng chuyên môn được đào tạo thì năng khiếu bẩm sinh cũng là một yếu tố rất quan trọng. Sự nhanh nhạy, chỉ số thông minh (IQ), chỉ số cảm xúc (EQ), khả năng quyết đoán, tư duy khoa học, sáng tạo, thần thái là những tố chất thường có ở một CEO.

Trên đây là định nghĩa CEO và những tố chất để trở thành CEO. Hi vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ về CEO và trở thành một CEO chuyên nghiệp!

Bạn đang xem: Định nghĩa CEO (Chief Executive Officer) và những tố chất để trở thành CEO

Chuyên mục: Tra cứu thông tin

Chia sẻ bài viết