dB là gì? Những điều cần biết về đơn vị đo cường độ âm thanh

Trong cuộc sống, chúng ta thường nghe nhắc đến độ ồn dB, vậy dB là gì? Từ này có ý nghĩa gì? Hãy cùngtìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! 

Chỉ số dB là gì? dB là viết tắt của từ gì?

Trong cuộc sống, chắc hẳn đã có đôi lần bạn được nghe, được thấy mọi người nhắc đến chỉ số dB rồi phải không? Và với những ai chưa biết về thuật ngữ này, chắc hẳn bạn sẽ rất tò mò không biết dB là gì, dB là viết tắt của từ gì phải không?

dB là gì? Chỉ số dB là gì?

dB là viết tắt của từ Decibel (đề - xi - ben), đơn vị đo lường mức cường độ âm thanh dựa trên thính lực của con người. Nói một cách đơn giản, chỉ số dB dùng để so sánh cường độ âm thanh tại một điểm nào đó (thông thường là ngưỡng nghe được của tai người) với cường độ âm chuẩn. Chỉ số dB càng lớn thì âm thanh càng lớn, tiếng ồn càng lớn, ngược lại, nếu chỉ số dB càng nhỏ thì âm thanh nghe được càng bé. Mức cường độ âm thanh thường được ký hiệu là L, đơn vị là B (Ben) hoặc dB.

Cách đo mức cường độ âm thanh dB

Công thức đo lường mức cường độ âm thanh như sau:

 Công thức tính mức cường độ âm thanh là gì?

Trong đó, chúng ta có:

  • L là mức cường độ âm thanh.
  • I là cường độ âm thanh tại một điểm (đơn vị: W/m2)
  • Io là cường độ âm thanh chuẩn (Io = 10-12(W/m2))

Đơn vị đo mức cường độ âm là Ben (B) với các mức như: 1,2,3,4 B… có nghĩa là cường độ âm I lớn gấp 10, 102, 103, 104… cường độ âm chuẩn Io. Tuy nhiên, trên thực tế chúng thường sử dụng đơn vị Decibel (dB) có giá trị bằng 1/10 Ben (B), số đo L bằng dB lớn gấp 10 lần số đo bằng B.

Trong lĩnh vực âm thanh điện từ, chúng ta thường gặp hai đơn vị phổ biến đó là công suất (W) và Decibel (dB). Để quy đổi công suất bao nhiêu W ứng với bao nhiêu dB thì chúng ta sử dụng logarit để tính và nhân với 10 sẽ ra dB.

Ví dụ: 100W, 200W công suất bằng bao dB?

log100 = 2 x 10 = 20dB

log200 = 2,3 x 10 = 23dB

Thông thường, để đo lường mức cường độ âm thanh, chúng ta sẽ sử dụng đến các loại máy đo độ ồn.

Các mức cường độ âm thanh trong cuộc sống

Mức cường độ âm thanh có ảnh hưởng khá lớn đến đời sống của con người, bởi tai người thường chỉ thoải mái khi nghe mức cường độ âm thanh từ 10 - 40dB. Từ 50dB trở lên thính giác và hệ thần kinh chúng ta sẽ bắt đầu có cảm giác khó chịu và nếu nghe âm thanh lớn từ 120dB trở lên trong thời gian dài có thể gây tổn thương thính giác và thần kinh. Cường độ âm thanh nhỏ dưới 10dB thì hầu như tai người bình thường đều khó có thể nghe thấy được. 

Mức cường độ âm thanh

Dưới đây là chỉ số dB của một số loại âm thanh mà chúng ta thường gặp trong cuộc sống:

Cường độ Decibel (dB) Môi trường xung quanh
0 Hoàn toàn không nghe thấy âm thanh
10 Hơi thở của con người
20 Tiếng lá rơi nhẹ
30 Tiếng lá rơi xào xạc trong cơn dông
40 Tiếng nói thì thầm (tiêu chuẩn độ ồn phòng ngủ)
50 Rạp phim cách âm, lượng mưa vừa phải
60 Văn phòng làm việc, cuộc nói chuyện bình thường, tiếng gõ bàn phím máy tính…
70 Quán cà phê, văn phòng ồn ào, siêu thị…
80 Tiếng động cơ xe máy, ô tô ngoài đường, hội trường ồn ào, nhà in…
90 Nhà máy sản xuất, tiếng máy móc công nghiệp như máy xúc, máy trộn…
100 - 110 Tiếng nhạc Rock
120 - 140 Tiếng động cơ máy bay khi cất cánh, tiếng súng AK, còi xe cứu thương, cứu hỏa…

Mức cường độ âm thanh có ảnh hưởng thế nào khi lựa chọn các thiết bị trong gia đình?

Ở phần trên, chúng ta đã nói đến các mức cường độ âm thanh trong cuộc sống và có thể thấy rằng, chỉ số dB ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sinh hoạt của chúng ta và có thể còn gây ra những ảnh hưởng cho sức khỏe. Vì vậy ngày nay, mức cường độ âm thanh là một chỉ số có ảnh hưởng lớn trong việc lựa chọn các sản phẩm trong gia đình, ví dụ như điều hòa, tủ lạnh, máy giặt... hay khi lựa chọn các thiết bị âm thanh như loa đài, tai nghe, amply...

Chẳng hạn như khi lựa chọn các loại máy giặt, điều hòa, tủ lạnh... bên cạnh các tính năng thì người dùng cũng thường chú ý đến độ ồn mà máy tạo ra. Thông thường, độ ồn của máy nằm trong khoảng từ 40 - 80dB là mức chấp nhận được. Người tiêu dùng sẽ có xu hướng chọn những sản phẩm, thiết bị có mức ồn - chỉ số dB thấp.

Chỉ số dB ảnh hưởng rất lớn đến việc lắp đặt hệ thống âm thanh

Ngược lại, khi chọn các loại tai nghe, loa, amply... các thiết bị âm thanh nói chung, người dùng lại có xu hướng thích chọn những thiết bị có chỉ số dB cao để bù đắp sự suy giảm cường độ âm thanh theo khoảng cách. Cụ thể, sự suy giảm âm thanh theo khoảng cách được thể hiện trong bảng dưới đây:

Khoảng cách (m)

1

2

4

8

16

32

64

Độ suy giảm (dB)

0

-6

-12

-18

-24

-30

-36

Có thể thấy rằng, cường độ âm thanh của thiết bị sẽ suy giảm dựa theo khoảng cách từ thiết bị đó đến tai người. Dựa trên các số liệu này, người dùng có thể tính toán để điều chỉnh cường độ âm thanh của các thiết bị hoặc tăng thêm số lượng loa để người ngồi ở khoảng cách xa có thể nghe thấy. 

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu dB là gì cũng như hiểu rõ hơn ảnh hưởng của chỉ số này đến cuộc sống của con người. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết và hẹn gặp lại trong các bài viết sau!

Bạn đang xem: dB là gì? Những điều cần biết về đơn vị đo cường độ âm thanh

Chuyên mục: Phần mềm & Thủ thuật

Chia sẻ bài viết