Dấu hiệu trẻ sốt khi mắc Covid-19 cảnh báo nguy hiểm
Theo bác sĩ Tỉnh, cha mẹ nên chú ý đến những dấu hiệu nguy hiểm khác đi kèm sốt cao như li bì, da môi kém hồng hào, nôn trớ liên tục, bỏ ăn, mệt mỏi nhiều, khó thở.
Bác sĩ Nguyễn Đình Tỉnh, giảng viên bộ môn Nhi, khoa Y học lâm sàng, Đại học Y tế Công cộng, cho biết giống như nhiều bệnh lý nhiễm trùng khác, sốt trong Covid-19 bản chất cũng là một rối loạn trung tâm điều nhiệt. Đây là phản ứng của cơ thể khi có mầm bệnh xâm nhập.
Phần lớn bệnh nhi sốt ở mức độ trung bình, đáp ứng hạ sốt tốt. Số ít trẻ sốt cao liên tục và kéo dài. Trong Covid-19, một số trẻ lớn sốt kèm theo biểu hiện gai, rét hoặc ớn lạnh.
Nếu trẻ sốt cao liên tục, nhiệt độ kẹp nách thường xuyên ở ngưỡng trên 39,5 độ C, cha mẹ cần cảnh giác. Đặc biệt với trẻ dưới 5 tuổi, nguy cơ co giật khi sốt cao liên tục hoặc với trường hợp suy dinh dưỡng, bệnh nền.
Thực tế, nhiều trẻ sốt cao trong khoảng 48 giờ, sau đó hạ sốt sẽ không nguy hiểm. Do đó, sốt mới chỉ là một triệu chứng để đánh giá.
Cha mẹ nên chú ý đến những dấu hiệu nguy hiểm khác cần quan tâm như li bì, da môi kém hồng hào, nôn trớ liên tục, bỏ ăn, mệt mỏi nhiều, khó thở.
Trong trường hợp trẻ khỏe mạnh, không có bệnh nền, trong 48 giờ đầu tiên, nếu chỉ sốt cao và hơi mệt, gia đình có thể bình tĩnh dùng hạ sốt, tích cực bù nước điện giải.
Sau 48 giờ, nếu còn sốt cao, cha mẹ cần liên hệ y tế địa phương để trẻ được thăm khám.
Cha mẹ nên chú ý đến những dấu hiệu nguy hiểm khác cần quan tâm
như li bì, da môi kém hồng hào, nôn trớ liên tục, bỏ ăn, mệt mỏi
nhiều, khó thở. Ảnh: Synphaet.
"Rất nhiều trẻ trong 48 giờ đầu đáp ứng hạ sốt kém, thời điểm này phải tích cực chườm ấm trán, nách, bẹn (trong điều kiện thời tiết không lạnh), chú ý bù nước điện giải và dinh dưỡng để trẻ không mệt", bác sĩ Tỉnh cho hay.
Theo bác Tỉnh, một số trường hợp, trẻ đáp ứng hạ sốt không tốt, gia đình sốt ruột dùng liều lượng hạ sốt cao hơn so với khuyến cáo hoặc đôi khi dùng cả Paracetamol đường uống và đặt hậu môn. Điều này gây nguy hiểm và không có lợi với sức khỏe của trẻ.
Trẻ sốt, mệt sẽ lười ăn uống. Do đó, phụ huynh cần chú ý đến vấn đề chăm sóc, bù nước hơn là việc cố cho con uống quá nhiều loại thuốc.
Nếu các bệnh viện có thể tiếp nhận được, trẻ dưới 5 tuổi sốt liên tục trên 39 độ C hoặc kèm theo mệt nhiều, sốt cao co giật có thể cân nhắc theo dõi tại cơ sở y tế.
Xử trí sốt
- Thuốc Paracetamol liều 10-15 mg/kg/lần hoặc Ibuprofen 10 mg/kg/lần khi sốt trên 38,5 độ C, không quá 4 lần/ngày. Trẻ nhỏ khó uống thuốc, gia đình nên dự phòng Paracetamol đường đặt hậu môn để sử dụng trong trường hợp bé không hợp tác dùng đường uống.
- Cha mẹ nới lỏng quần áo cho bé. Trẻ nhỏ bỏ bỉm. Thời tiết lạnh, trẻ chỉ cần mặc vừa đủ ấm.
- Đặc biệt, cha mẹ nên chú ý đến việc bù nước điện giải cho trẻ, tùy vào mức độ sốt và mất nước để bù. Khi trẻ sốt cao liên tục, môi khô, mắt trũng, mệt, gia đình cần chú ý bù tích cực hơn, kiên nhẫn từng chút một. Trẻ sốt nhẹ cần được bổ sung nước điện giải theo nhu cầu.
- Lựa chọn Oresol y tế, pha đúng hướng dẫn và bù từng chút một.
- Trẻ sốt tiêu hao năng lượng lớn, cha mẹ cần chú ý chia nhỏ bữa ăn, chọn thực phẩm dễ tiêu, đầy đủ dinh dưỡng.
- Gia đình không cho trẻ ăn các đồ ăn vặt, năng lượng thấp, khó tiêu và gây ảnh hưởng bữa chính của bé.
Tình trạng nên được theo dõi tại cơ sở y tế
- Sốt cao liên tục, nhiệt độ (kẹp nách) thường xuyên trên 39 độ C. Trẻ uống hạ sốt nhiệt độ không hạ về dưới 38 độ C.
- Sốt cao kèm theo trẻ tím tái, li bì, lơ mơ, mệt lả.
- Sốt cao liên tục kèm mất nước nhiều, không bù được nước điện giải đường uống.
- Sốt cao trên 39 độ C kéo dài quá 72 giờ.
- Sốt cao co giật.
Đối với trẻ nhỏ, sốt là vấn đề rất quan trọng. Bạn cần dùng hạ sốt đúng, tích cực bù nước điện giải, hạn chế nguy cơ trẻ sốt quá cao, mất nước hay mệt vì sốt.
Bạn đang xem: Dấu hiệu trẻ sốt khi mắc Covid-19 cảnh báo nguy hiểm
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Cứu sống bé trai vừa mắc Covid-19 và sốt xuất huyết
- Các di chứng hậu Covid-19 cần chú ý
- F0 nặng và tử vong tại bệnh viện điều trị Covid-19 Hà Nội giảm mạnh
- Hà Nội ghi nhận thêm 30.157 ca mắc COVID-19 mới
- Đau đầu sau mắc COVID-19, chữa thế nào?
- Hà Nội thêm gần 31.400 ca COVID-19 mới; còn gần 900 ca nặng, nguy kịch đang điều trị