Da dầu có cần cấp ẩm không?
Da dầu là loại da bị bóng nhờn do lượng dầu quá nhiều gây nên viêm va hoặc mụn tạo nên cảm giác khó chịu. Tuy nhiên vào mùa đông da vẫn bị khô do mất nước vậy có nên cấp ẩm cho da dầu không? Cấp như thế nào là đúng, cùng META tham khảo mẹo nhỏ sau đây.
Mùa đông có cần cấp ẩm cho da dầu không? Cách cấp ẩm như thế nào là hợp lý. Hẳn là băn khoăn của các bạn có làn da dầu, bóng nhờn.
Cách chăm sóc cho da dầu, da nhờn
Cách nhận biết da dầu
Da dầu là loại da dễ nhận biết bởi lượng dầu của loại da này cao hơn các loại da khô, da bình thường. Loại da này khá phổ biến ở Việt Nam, đặc điểm nhận biết của loại da này là vùng chữ T và 2 bên má tiết ra khá nhiều dầu, bề mặt da luôn bóng nhẫy và có cảm giác nhờn dính khi chạm vào.
Hiện tượng này là do tuyến bã nhờn dưới da hoạt động mạnh mẽ khi nhận thấy tín hiệu thiếu ẩm từ da, đặc biệt là thiếu nước. Thế nên da “ra sức” bài tiết dầu để giữ ẩm, tạo thành giọt dạng mỡ và đào thải qua lỗ chân lông.
Da dầu tạo cảm giác khó chịu, nặng ở bề mặt da. Tuy nhiên, với đặc điểm da tiết ra nhiều dầu lại giảm sự hình thành nếp nhăn hiệu quả, ngăn chặn tình trạng lão hóa sớm. Ngoài ra lớp dầu cũng tránh hiện tượng khô nẻ trong mùa đông.
Da dầu cũng có những ưu điểm của nó, bạn không cần quá lo lắng, chỉ cần biết chăm sóc bạn sẽ có làn da sáng mịn, ít nếp nhăn.
Có cần cấp ẩm cho da dầu, da nhờn không?
Bên trên bài viết đã nêu ra lý do vì sao da nhờn. Vậy thì cấp ẩm cho da nhờn là việc thực sự cần thiết.
Bạn muốn điều tiết và kiểm soát dầu thừa cho da, điều quan trọng nhất là phải cấp ẩm cho da đầy đủ. Trên thực tế, chính vì da bị thiếu nước nên tuyến bã nhờn bị kích thích tiết nhiều dầu hơn để bù vào độ ẩm đã mất đó. Do vậy, khi được cung cấp nước đầy đủ, dầu nhờn của bạn có thể được hạn chế phần nào.
Mặt khác, những bạn da nhờn thường có xu hướng cố tẩy sạch lượng dầu trên da để làm sạch lỗ chân lông và thông thoáng gương mặt. Tuy nhiên, càng “chà sát” kỹ, độ ẩm tự nhiên bên trong càng dễ bị thoát hơi và da bị thiếu nước trầm trọng.
Nếu bạn muốn giữ lại lượng nước này thì bổ sung dưỡng ẩm là việc cần phải làm ngay bất kể khi thời tiết và hoàn cảnh nào.
Cấp ẩm cho da dầu bằng cách nào?
Việc làm đầu tiên của bạn là cần làm sạch da sau khi đi ngoài đường về hoặc trước khi đi ngủ bằng máy rửa mặt. Sau đó làm sạch da, trẻ hóa làn da bằng các phương pháp massage tẩy tế bào chết bằng máy tẩy da chết đa năng.
Sau đó bạn cần lựa chọn các sản phẩm cấp dầu phù hợp với da.
Không sử dụng các sản phẩm cấp ẩm dạng đậm đặc, nhiều oil, điều này có thể làm bít kín lỗ chân lông. Nếu vi khuẩn hoặc chất bụi bẩn có cơ hội chui vào thì rất dễ hình thành mụn.
Chính vì vậy cần sử dụng các loại sản phẩm cấp ẩm có chứa các thành phần như: Glycerin, Acid Lactic, Sorbitol, Sodium Hyaluronate, Panthenol, Butylene Glycol, Hyaluronic Acid,...Đây là những sản phẩm cấp ẩm nhẹ nhàng cho da giúp cân bằng độ ẩm một cách tối ưu nhất.
Ngoài việc cung cấp ẩm cho da từ bên ngoài bằng các loại sản phẩm dưỡng da. Bạn cần cấp nước từ bên trong bằng cách uống đủ nước hằng ngày từ 1,5 tới 2 lít. Ăn các loại hoa quả giàu vitamin A, E, D là bí quyết dưỡng da từ bên trong không chỉ giành cho người bị da dầu.
Các sản phẩm kiềm dầu, với những người bị tiết nhờn nhiều hơn bình thường thì đây sẽ phải là sản phẩm quan trọng và không thể thiếu trong quá trình chăm sóc da. Sản phẩm này không triệt tiêu hoàn toàn dầu mà chỉ giúp kiểm soát và hạn chế dầu tiết ra quá nhiều hơn so với bình thường.
Ngoài ra, bạn cũng có thể cấp ẩm bằng các loại máy xông mặt để nước thẩm thấu sâu vào tế bào bên trong giữ ẩm cho da cả trong lẫn ngoài.
Một số lưu ý khi chăm sóc da dầu
- Giấy thấm dầu: Bạn có thể dùng giấy thấm dầu để thấm bớt dầu thừa vào giữa buổi, nhưng đừng nên lạm dụng vì nó sẽ làm da bị mất cân bằng độ ẩm, càng tiết ra nhiều dầu hơn.
- Rửa mặt: Không nên rửa mặt quá nhiều lần, bạn chỉ nên dùng sữa rửa mặt vào 2 lần sáng, tối với sữa rửa mặt có độ pH trung bình.
- Nên bổ sung thêm tẩy tế bào chết BHA và vật lý để da tái tạo và làm sạch tốt hơn là việc “chà rửa” quá mạnh.
- Sản phẩm dưỡng da: Nên chọn sản phẩm không chứa dầu “oil free”, dạng gel mỏng nhẹ để tránh làm bí bít và nặng da.
- Nên tập thể dục: Bài tiết mồ hôi sẽ là cơ chế vô cùng hữu hiệu để thải độc qua lỗ chân lông, đồng thời tăng cường tuần hoàn máu cho da.
- Uống nhiều nước, hạn chế ăn ăn ngọt, dầu mỡ, cay nóng sẽ làm giảm đáng kể lượng dầu thừa.
>>> Có thể bạn quan tâm: Tham khảo những cách chăm sóc da mặt để có làn da khỏe đẹp
Thật bất ngờ khi da dầu lại là làn da cần phải cấp ẩm nhiều nhất đúng không nào? Tuy nhiên, đây là nghiên cứu khoa học dựa trên cơ chế của làn da mặt nhạy cảm. Qua bài viết trên, nếu bạn cảm thấy da nhờn, dầu ở vùng chữ T và gò má thì nên tăng cường cấp ẩm để có làn da khỏe mạnh, tránh bít lỗ chân lông gây mụn nhé.
Hãy áp dụng những bí quyết chăm sóc da dầu mà META chia sẻ phía trên để có thể chung sống một cách “hòa bình” với nó nhé.
Bạn đang xem: Da dầu có cần cấp ẩm không?
Chuyên mục: Mẹo vặt cuộc sống
Các bài liên quan
- Cách trồng dâu tây và chăm sóc đúng kỹ thuật nhanh có quả tại nhà
- Cách tính tiền điện sinh hoạt hàng tháng
- Cách cắm hoa hướng dương 10 bông đẹp, đơn giản, nghệ thuật, tươi lâu
- Phèn chua là gì? Có ăn được không? Tác dụng, tác hại của phèn chua
- Cách tính hóa đơn tiền điện online theo giá điện sinh hoạt, điện 3 pha mới nhất
- Ảnh động 8/3 - Bộ hình ảnh động đẹp chúc mừng Quốc tế Phụ nữ 8/3