Cúng giao thừa ngoài trời quay hướng nào? Khấn giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước?
Cúng giao thừa ngoài trời quay hướng nào? Khấn giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước? Đây là những câu hỏi được nhiều người đặt ra khi chuẩn bị cúng giao thừa vào ngày Tết. Hãy đọc bài viết sau đây của META.vn để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nhé!
Cúng giao thừa ngoài trời quay hướng nào? Khấn giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước? Đây là những câu hỏi được nhiều người đặt ra khi chuẩn bị cúng giao thừa vào ngày Tết.
>>> Xem thêm: Giao thừa là gì? Giao thừa tiếng Anh là gì? Giao thừa ngày mấy?
Cúng giao thừa ngoài trời quay hướng nào?
Cúng giao thừa (đêm trừ tịch) thường được tiến hành vào thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới, từ lúc 12 giờ đêm ngày 29 hoặc 30 tháng Chạp (tháng 12 âm lịch) tùy theo năm thiếu hay đủ. Theo quan niệm dân gian của Việt Nam, vào ngày cuối cùng của năm (theo lịch âm), các vị thần sẽ tiến hành bàn giao và tiếp nhận công việc mới rất khẩn trương. Vì vậy, các vị thần sẽ chỉ đi ngang qua để chứng kiến tấm lòng của gia chủ. Do đó, khi cúng giao thừa ngoài trời, các gia đình nên đặt mâm cơm cúng giao thừa ở giữa sân để các vị thần có thể dễ dàng nhìn thấy. Nếu gia đình nào không có sân thì có thể đặt mâm cúng ở cửa chính, trên tầng thượng hoặc những nơi sạch sẽ và thoáng mát.
Các gia đình nên chuẩn bị một chiếc bàn lớn đủ rộng, trên bàn có thể trải thêm khăn hoặc vải sạch để bày mâm lễ cúng giao thừa, cùng với đó có thể trải thêm khăn hoặc vải sạch bên dưới, giúp nơi cúng giao thừa đẹp hơn và bày tỏ được sự trân trọng đối với các vị thần. Khi cúng giao thừa ngoài trời, bạn không cần phải chuẩn bị bát hương mà chỉ cần một bát gạo để cắm hương là được.
Mâm cúng giao thừa thường được đặt theo hướng Bắc hoặc hướng Đông. Theo quan niệm dân gian, hướng Bắc là hướng của Thượng Đế, còn hướng Đông là hướng cúng Thiên Tử. Vì vậy, các gia đình có thể đặt theo một trong hai hướng Bắc hoặc hướng Đông, sao cho phù hợp nhất với vị trí nhà của gia đình mình.
>>> Xem thêm: Cách bày mâm cúng giao thừa ngoài trời chuẩn nhất
Khấn giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước?
Cúng giao thừa thường được cúng hai lần, một lần ngoài trời và một lần trong nhà. Trong đó, mâm cúng ngoài trời là để cúng các vị thần, mâm cơm cúng trong nhà là để cúng tổ tiên của gia đình.
Theo quan niệm dân gian của người Việt, mỗi năm sẽ có những vị thần khác nhau xuống hạ giới để cai quản nhân gian. Thời khắc giao thừa cũng là thời điểm kết thúc một năm, khi đó các vị thần cũ sẽ tiến hành bàn giao công việc cho các vị thần mới một cách rất nhanh chóng, vì vậy mà khấn giao thừa ngoài trời phải được làm trước để “tống cựu, nghênh tân” (tiễn các vị thần cũ, đón các vị thần mới). Sau khi khấn giao thừa ngoài trời xong, các gia đình sẽ tiến hành khấn tổ tiên trong nhà để cầu tổ tiên phù hộ độ trì cho cả nhà trong năm mới.
>>> Xem thêm: Văn khấn giao thừa, bài cúng giao thừa ngoài trời cho gia tiên, Thần linh chuẩn nhất
Hy vọng, những thông tin vừa rồi là hữu ích đối với bạn. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!.
>>> Xem thêm:
- Bài cúng giao thừa, văn khấn giao thừa trong nhà năm 2020
- Văn khấn mùng 1 Tết, bài cúng mùng 1 Tết gia tiên, Thần linh
- Cúng giao thừa lúc mấy giờ? Thắp hương giao thừa mấy giờ?
- Mâm cúng giao thừa gồm những gì? Chuẩn bị mâm cúng giao thừa chuẩn nhất
- Cúng giao thừa ngoài trời gồm những gì? Cách chuẩn bị lễ cúng giao thừa ngoài trời
Bạn đang xem: Cúng giao thừa ngoài trời quay hướng nào? Khấn giao thừa trong nhà hay ngoài trời trước?
Chuyên mục: Tra cứu thông tin
Các bài liên quan
- Cách tính điểm thi xét tuyển đại học 2021 chính xác
- Nghi thức, bài văn khấn cúng phóng sinh đơn giản tại nhà
- Khối C gồm những môn nào, ngành nào? Các trường đại học khối C
- Điểm khuyến khích thi THPT quốc gia là gì? Khác gì điểm ưu tiên?
- Danh sách số cứu hộ ô tô trên cả nước & Những lưu ý khi gọi cứu hộ ô tô
- Khối D01 (D1) gồm những môn nào, ngành nào? Các trường Đại học khối D1