Cô gái 20 tuổi tử vong vì cúm sau 6 giờ nhập viện, bác sĩ cảnh báo 2 điều
Trong khi chờ khám, cô gái mắc bệnh cúm có những biểu hiện trở nặng, không kịp sử dụng ECMO.
Bác sĩ khoa cấp cứu Lý Nghi Cung (Trung Quốc) từng chứng kiến một nữ sinh đại học, khoảng 20 tuổi, vào phòng cấp cứu và nói rằng bị sốt và cảm thấy không khỏe. Trong khi chờ khám, cô đột nhiên thở hổn hển, huyết áp giảm mạnh. Kết quả kiểm tra phát hiện bệnh nhân bị viêm cơ tim cấp do cúm. Chưa kịp sử dụng ECMO (tim phổi nhân tạo ngoài cơ thể), nữ sinh đã tử vong do loạn nhịp tim - chỉ 6 giờ sau khi đến bệnh viện.
Theo China Times, bác sĩ Lý cho biết, các triệu chứng điển hình của bệnh cúm bao gồm sốt, ho, đau họng, đau cơ và rất mệt mỏi. Dùng thuốc trong vòng 48 giờ sau khi xuất hiện triệu chứng có khả năng làm giảm nguy cơ bệnh nặng, giảm khả năng phát triển các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi và viêm cơ tim.
Bác sĩ Lý nhắc nhở cách tốt nhất để phòng ngừa cúm bao gồm tiêm vắc xin và các biện pháp bảo vệ cá nhân. Đó là rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang và tránh tiếp xúc với bệnh nhân.
Khi có các triệu chứng như sốt trên 38,5 độ, đau nhức cơ, bạn hãy cảnh giác đó có thể là cúm và đi khám càng sớm càng tốt. Các bác sĩ có thể kê đơn sử dụng thuốc kháng virus cho người bệnh. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân hãy nghỉ ngơi nhiều hơn và tham gia ít hơn các hoạt động xã hội.
Triệu chứng của cúm bao gồm đau đầu, sốt, ho,
đau họng, đau nhức cơ khớp, cảm giác khó chịu. Ảnh: Pexels
Cơ chế gây viêm cơ tim của virus cúm
Cúm mùa có thể dẫn tới một số biến chứng bao gồm viêm phổi, viêm trùng xoang và tai, viêm não, khiến hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trở nặng… Viêm cơ tim là biến chứng hiếm gặp nhưng dễ tiến triển nhanh, nguy kịch, dẫn tới tử vong.
1. Tấn công trực tiếp: Virus cúm xâm nhập vào tế bào cơ tim, gây viêm nhiễm và làm chết tế bào cơ tim trong vòng vài giờ.
2. Phản ứng miễn dịch: Hệ miễn dịch có thể phản ứng quá mức với virus, tấn công nhầm vào mô cơ tim khỏe mạnh.
3. Bão cytokine: Trong các trường hợp cúm nặng, cơ thể có thể giải phóng quá mức các phân tử viêm (cytokine), gây tổn thương cho tim.
Triệu chứng của viêm cơ tim do cúm bao gồm đau ngực, mệt mỏi, khó thở, nhịp tim không đều, phù chân hoặc bàn chân (do suy chức năng tim). Những đối tượng có nguy cơ cao gồm người cao tuổi, người có hệ miễn dịch suy yếu, người có bệnh tim mạch từ trước.
Cách phòng ngừa và điều trị là tiêm vắc xin cúm giảm đáng kể nguy cơ biến chứng, bao gồm viêm cơ tim; dùng thuốc kháng virus sớm có thể giảm triệu chứng và biến chứng. Nghỉ ngơi và có sự theo dõi của nhân viên y tế rất quan với người phát triển viêm cơ tim.
Cúm
Bệnh cúm là một bệnh truyền nhiễm virus tấn công hệ hô hấp của
người bệnh - mũi, cổ họng và phổi. Đối với hầu hết mọi người, cúm
sẽ tự khỏi. Nhưng đôi khi, cúm và các biến chứng của nó có thể gây
tử vong ở những đối tượng có nguy cơ cao bị biến chứng cúm như: Trẻ
nhỏ dưới 5 tuổi và đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi Người lớn trên 65
tuổi Người bệnh ở viện dưỡng lão Phụ nữ có thai và phụ nữ hai tuần
sau sinh Những người có hệ miễn dịch yếu Những người mắc các bệnh
mãn tính như hen suyễn, bệnh tim, bệnh thận, bệnh gan và tiểu đường
Những người rất béo phì, có chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 40 trở lên
Mặc dù vắc-xin cúm không hiệu quả 100%, tuy nhiên đây vẫn là cách
phòng chống cúm tốt nhất nếu được tiêm hằng năm.
Theo Vietnamnet
Bạn đang xem: Cô gái 20 tuổi tử vong vì cúm sau 6 giờ nhập viện, bác sĩ cảnh báo 2 điều
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Làm thế nào để không mắc bệnh cúm?
- Cảnh báo về dịch cúm, nhiều bệnh nhân mất chức năng phổi, trở nặng nhanh
- Bệnh cúm mùa: Không quá lo lắng nhưng cũng đừng chủ quan
- Nhiễm cúm A trong 3 tuần không khỏi, phổi người đàn ông trắng xóa, phải thở máy
- Từ Hy Viên qua đời vì bệnh cúm, bác sĩ cảnh báo có 4 dấu hiệu này khi bị cúm cần đi viện ngay
- Không chỉ là cúm mùa, tình trạng sức khỏe Từ Hy Viên từ lâu đã nghiêm trọng: Sảy thai 2 lần, mắc chứng động kinh và bệnh tim mãn tính