Chọn loa karaoke và âm ly có trở kháng như thế nào thì phối ghép được với nhau?
Để ghép nối loakaraoke và amply thành công, bạn phải quan tâm đến thông số trở kháng. Trở kháng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cũng như khả năng ghép nối giữa loa karaoke và amply. Đặc biệt, khi ghép nối nhiều loa karaoke với amply, tổng trở của loa mà nhỏ hơn trở kháng của amply thì amply sẽ bị quá tải và cháy.
Bên cạnh các thông số kỹ thuật về đô nhạy, công suất hay dải tần số đáp ứng của loa, nếu bạn muốn ghép nối loa và âm ly thì chắc chắn không thể bỏ qua trở kháng của loa và amply. Đây là một trong những thành phần quyết định đến việc ghép nối, phối hợp giữa các loa cũng như amply.
Để ghép nối loa và âm ly cần chú ý đến trở kháng của 2 thiết bị
Trở kháng của loa là gì?
Trong kỹ thuật điện, trở kháng là đại lượng vật lý đặc trưng cho sự cản trở dòng điện của một mạch điện khi có hiệu điện thế đặt vào. Nó thường được ký hiệu bằng chữ Z và được đo trong bằng đơn vị đo Ω (Ohm). Trở kháng là khái niệm mở rộng của điện trở cho dòng điện xoay chiều, chứa thêm thông tin về độ lệch pha. Cũng như các vật dẫn điện khác, loa có điện trở, độ lớn của chỉ số này là trở kháng của loa kí hiệu là R. Trở kháng do cuộn dây cấu tạo bên trong loa quyết định.
Trở kháng của loa và âm ly ảnh hưởng như thế nào đến việc phối ghép?
Có một điều bạn cần lưu ý khi chọn ghép nối loa karaoke và amply có trở kháng khác nhau. Đó là tổng trở của loa mà nhỏ hơn trở kháng của amply thì amply sẽ bị quá tải và cháy, kể cả khi đã đảm bảo điều kiện ghép nối công suất amply lớn hơn công suất trung bình của loa.
Loa được chia làm 2 loại là trở kháng cao và trở kháng thấp. Loa karaoke thường được nhà sản xuất chọn ở mức phổ biến là 4ohm, 6ohm hoặc 8ohm. Ngoài ra, trong các dàn âm thanh karaoke, nếu bạn phối ghép các loa với nhau, việc đấu nối nhiều loa vào cùng một kênh của amply thì càng phải chú ý đến trở kháng và cách ghép nối của loa.
Trở kháng của loa phải lớn hơn trở kháng của amply
Các cách ghép nối loa và âm ly
Có hai cách ghép nối loa cơ bản là: Nối song song và nối liên tiếp.
Trở kháng trong kết nối nối tiếp được tính như sau:
Tổng trở (R) = R1 + R2 + R3 +... + R (n) |
Trở kháng trong kết nối song song được tính như sau:
1/R = 1/R1 + 1/R2 + 1/R3 +... + 1/R (n) |
Với cách nối mạch song song thông thường giữa các loa karaoke, trở kháng càng lớn thì loa càng dễ tương thích với amply hơn. Theo đó, loa có trở kháng 8ohm tốt hơn loa 4ohm trong việc phối ghép. Khi mắc song song trở kháng của loa giảm, công suất loa tăng lên nên bạn cần lưu ý công suất amply cho phù hơp với loa. Thông thường, các nhà sản xuất amply sẽ liệt kê công suất đầu ra theo từng loại trở kháng để người dùng có căn cứ phối ghép.
Kết nối loa trở kháng thấp
Đây là kiểu kết nối loa ở mức trở kháng thấp thường gặp trong các dàn âm thanh trình diễn công suất cao, karaoke, nghe nhạc... với khoảng cách giữa loa và amply không quá xa (thường trong khoảng 50 - 100m). Bạn phải thiết kế sao cho tổng trở kháng vào của loa lớn hơn trở kháng ra của amply, đồng thời khoảng cách nối giữa amply hoặc cục công suất và loa là nhỏ hơn 10m. Nếu khoảng cách lớn hơn, amply không thể cung cấp công suất đủ cho loa hoạt động.
Dạng kết nối này thường gặp những loa có mức trở kháng 4ohm, 8ohm (một số trường hợp còn có 2ohm, 16ohm). Hiện nay tất cả các dàn âm thanh karaoke, trình diễn, sự kiện hay các hệ thống nghe nhạc, hội trường đều ứng dụng kết nối loa ở dạng này. Mức công suất của amply chỉ cần đủ hoặc lớn hơn 1 chút so với công suất loa ở cùng một mức trở kháng (4ohm hay 8ohm) là bạn đã có thể kết nối và sử dụng hiệu quả.
Kết nối loa trở kháng cao
Dạng kết nối loa trở kháng cao (70V/100V) thường sử dụng trong các hệ thống âm thanh thông báo, phát tiếng nói hay phát nhạc của trường học, siêu thị, hệ thống âm thanh công cộng... Các hệ thống âm thanh này thường sử dụng các loại loa có biến áp (cho phép điều chỉnh mức công suất sử dụng loa) và amply có thể chia vùng để phát ở những khu vực mong muốn.
Kết nối loa ở trở kháng cao mang đến cho người sử dụng ưu điểm hiệu quả âm thanh vẫn đảm bảo khi truyền tín hiệu đi xa từ amply đến loa. Ở những hệ thống âm thanh công cộng, cần đến độ phủ sóng rộng trong không gian lên đến vài ngàn mét vuông với hàng ngàn người, khoảng cách nối dây loa giữa loa và amply sẽ rất lớn buộc phải sử dụng kiểu kết nối loa ở trở kháng cao, để đảm bảo tín hiệu âm thanh không bị suy hao khi truyền đi xa.
Để đảm bảo điều kiện ghép nối loa karaoke và amply, bạn có thể đọc thêm cách chọn amply phù hợp với loa karaoke.
Bạn đang xem: Chọn loa karaoke và âm ly có trở kháng như thế nào thì phối ghép được với nhau?
Chuyên mục: Phần mềm & Thủ thuật
Các bài liên quan
- Hướng dẫn cài đặt USB Wifi chuẩn N tốc độ 300Mbps TP-Link TL-WN823N
- Top 5 dàn âm thanh Sony được ưa chuộng nhất hiện nay
- Review dàn âm thanh Sony 5.1 BDV-E4100 1000W
- Cách sử dụng bảng vẽ điện tử cho người mới bắt đầu chi tiết nhất
- Cách kết nối Wacom với máy tính, cách cài đặt và sử dụng bảng vẽ Wacom
- Đánh giá: Bảng vẽ XP-Pen có tốt không? Có nên mua không?