Cây trầu bà đế vương có những loại nào? Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc trầu bà đế vương
Cây trầu bà đế vương là gì, gồm những loại nào? Cây trầu bà đế vương có ý nghĩa gì, phù hợp với mệnh nào, tuổi nào? Đây là những thắc mắc của nhiều người khi tìm hiểu về cây trầu bà đế vương. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những vấn đề này nhé!
Cây trầu bà đế vương là gì, gồm những loại nào? Cây trầu bà đế vương có ý nghĩa gì, phù hợp với mệnh nào, tuổi nào? Đây là những thắc mắc của nhiều người khi tìm hiểu về cây trầu bà đế vương.
Cây trầu bà đế vương
Cây trầu bà đế vương là gì?
Cây trầu bà đế vương là loại cây cảnh thuộc họ Ráy, có tên khoa học là Philodendron. Cây trầu bà có nguồn gốc từ Châu Mỹ, hiện được trồng khá phổ biến ở Việt Nam. Khi về Việt Nam Cây trầu bà đế vương được gọi với nhiều tên gọi khác nhau như: Cây đế vương, cây đại đế vương hoặc trầu bà hoàng kim. Đây là dòng cây cảnh cao cấp được mọi người yêu thích, phù hợp với trang trí nội thất trong nhà, văn phòng.
Đặc điểm cây trầu bà đế vương
Cây trầu bà thuộc giống cây thân thảo leo, có thân tròn mập, có thể bò dài hoặc buông thõng. Ở các đốt trên thân cây trầu bà đế vương có nhiều rễ khí sinh. Lá cây trầu bà là lá đơn, mọc cách, đỉnh lá thuôn dài, hình tim ở gốc lá, màu xanh bóng, có các vạch màu trắng hoặc vàng nằm rải rác trên phiến lá. Hoa trầu bà đế vương có dạng mo, cuống ngắn.
Cây trầu bà có tốc độ sinh trưởng nhanh, có thể chịu bóng bán phần. Cây thường mọc thành bụi, cao từ 0,5-1,5m, cần nhiều nước, có thể trồng được trong nước làm cây thủy sinh.
Phân loại cây trầu bà đế vương
Trầu bà đế vương có nhiều loại có kích thước, hình dạng, màu sắc khác nhau. Thông thường người ta phân chia cây trầu bà theo màu sắc. Các loại cây trầu bà đế vương tiêu biểu gồm: Cây trầu bà đế vương xanh, cây trầu bà đế vương đỏ, cây trầu bà đế vương vàng, trầu bà đế vương tím, trầu bà đế vương sọc. Mỗi loại cây đều có nét đẹp và ý nghĩa phong thủy riêng.
Tác dụng của cây trầu bà đế vương
Cây trầu bà có vẻ đẹp đơn giản mang lại sinh khí rất tốt cho căn phòng của bạn. Nó thường được trồng rất nhiều ở phòng khách, sảnh, treo cửa sổ, trong các nhà hàng và để trang trí bàn làm việc. Màu xanh của cây sẽ giúp cho đôi mắt của bạn được thư giãn và giải tỏa căng thẳng sau mỗi giờ làm việc.
Không chỉ là cây cảnh được ưa chuộng, cây trầu bà hoàng kim còn có khả năng hấp thụ các tia bức xạ điện tử từ các thiết bị như máy tính, sóng wifi, lò vi sóng, bếp từ... Vì thế đây là loại cây có khả năng lọc không khí rất tốt.
Ý nghĩa cây trầu bà đế vương
Cây đại đế vương có tốc độ sinh trưởng cực nhanh, cực dễ trồng, lá luôn xanh tốt nên nó tượng trưng cho sự phát triển thịnh vượng, tài lộc sinh sôi.
Giống như các cây cảnh khác, cây trầu bà đế vương cũng mang một ý nghĩa phong thủy rất quan trọng. Nhiều người sẽ thắc mắc: "Cây trầu bà đế vương hợp mệnh gì? Cây trầu bà đế vương hợp tuổi nào?". Theo phong thủy thì cây trầu bà đế vương hợp mệnh Hỏa và mệnh Thổ. Những người thuộc hai mệnh này nếu trồng cây trầu bà đế vương trong nhà sẽ mang đến nhiều tài lộc, may mắn, hạn chế các rủi ro, không may mắn. Đặc biệt, cây đế vương còn thể hiện sự uy quyền, sang trọng ngay từ chính cái tên và đặc tính sinh trưởng của cây.
Mỗi loại cây trầu bà khác nhau sẽ có ý nghĩa phong thủy khác nhau. Dưới đây là ý nghĩa phong thủy của từng loại cây trầu bà.
Cây trầu bà đế vương xanh hợp tuổi nào?
Cây trầu bà đế vương xanh là cây có lá thon dài về phía đầu, có màu xanh nhạt rồi chuyển sang màu xanh đậm khi cây lớn lên. Hoa của cây trầu bà xanh có màu trắng, kết thành các cụm nhỏ. Nhiều người thắc mắc: "Cây trầu bà đế vương xanh có độc không?". Nếu bạn biết tới khả năng lọc không khí cực tốt của cây trầu bà xanh thì bạn sẽ có câu trả lời cho thắc mắc này. Vì thế cây trầu bà thường được mọi người yêu thích trồng ở nhà hoặc văn phòng.
Theo phong thủy cây trầu bà đế vương xanh hợp mệnh gì, hợp tuổi nào? Vì cây trầu bà xanh có màu chủ đạo là màu xanh nên rất hợp với người có mệnh Mộc và người có mệnh Hỏa. Nếu trồng cây đế vương xanh này trong nhà sẽ giúp gặp nhiều may mắn và thăng tiến trong công việc.
Cây trầu bà đế vương đỏ hợp tuổi nào?
Cây trầu bà đế vương đỏ hay còn gọi là cây trầu bà đế vương tím. Đây là loại cây có lá non màu đỏ tía, cuống lá dài màu đỏ đậm, thường được trồng vào chậu hoặc thủy sinh để leo lên một cây khác.
Về phong thủy cây trầu bà đế vương đỏ rất hợp với người mệnh Hỏa hoặc người tuổi Ngọ. Bởi những người thuộc mệnh này, tuổi này có tính cách rất kiên định, nhiệt huyết nên màu đỏ của cây sẽ mang đến sự may mắn, tăng nhiệt huyết và tăng hiệu suất công việc cho họ.
Có lẽ nhiều người e ngại về màu sắc của cây nên sẽ thắc mắc: "Cây trầu bà đế vương đỏ có độc không?". Tuy nhiên các loại cây trầu bà đế vương đều có khả năng lọc không khí rất tốt nên bạn không phải phân vân vấn đề này đâu nhé!
Cây trầu bà đế vương vàng hợp tuổi nào, hợp mệnh gì?
Cây trầu bà đế vương vàng là loại cây có thân thảo, lá to, có mùi hương đặc trưng. Cây đế vương vàng rất phù hợp với khí hậu Việt Nam nên cây sinh trường rất tốt, chúng thường được trồng trong các khuôn viên gia đình, văn phòng, nhà hàng.
Theo phong thủy cây trầu bà đế vương vàng hợp tuổi nào, cây trầu bà đế vương vàng hợp mệnh gì? Nếu bạn là người mệnh Thổ và Mộc thì hãy trồng ngay một "em" này bởi nó sẽ mang đến cho bạn nhiều may mắn, tài lộc, hạn chế rủi ro. Có rất nhiều người yêu thích loại cây này.
Giá cây trầu bà đế vương
Giá cây trầu bà đế vương phụ thuộc vào chiều cao của cây, chậu trồng cây và loại cây trầu bà:
- Cây trầu bà có chiều cao từ 50-70cm có giá dao động từ 150 nghìn đồng đến 500 nghìn đồng một chậu.
- Cây trầu bà có chiều cao trên 70cm có giá dao động từ 500 nghìn đồng đến hơn 1 triệu đồng một chậu.
Cách trồng và chăm sóc cây trầu bà đế vương
Cách trồng cây trầu bà đế vương rất dễ. Do đặc tính dễ sinh trưởng nên bạn chỉ cần cắt cành và giâm xuống đất. Bạn cắt những cành cây trầu bà mập, khỏe với độ dài từ 5-10cm (có đốt rễ càng tốt, không cắt phần non quá) rồi giâm vào đất ẩm. Bạn để cây đã giâm vào nơi có bóng mát, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời. Khoảng 2-3 ngày bạn tưới nước cho cây trầu bà một lần.
Nếu bạn muốn trồng cây trầu bà đế vương thủy sinh bạn chỉ cần cắt một đoạn cây từ 10-20cm, rửa sạch rễ rồi để vào bình thủy sinh. Để nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời để cây sinh rễ mới.
Cách chăm sóc cây trầu bà đế vương cũng không quá phức tạp. Vì là cây thủy sinh nên cây đế vương chỉ cần để ở nơi râm mát. Nếu bạn trồng cây vào đất cần dùng loại đất xốp, ẩm, không giữ nước. Bạn có thể trộn thêm sỉ than nghiền vụn, than củi hoặc mùn trấu ủ mục. Trong quá trình trồng cây trầu bà nhiều người gặp hiện tượng trầu bà đế vương bị vàng lá. Nguyên nhân chính là do nhiệt độ và tưới nước quá nhiều. Nhiệt độ thích hợp để cây trầu bà sinh trưởng là từ 15-26 độ C. Nếu trầu bà đế vương được trồng trong nhà thì một tuần bạn chỉ nên tưới nước 2 đến 3 lần. Còn với cây trầu bà đế vương thủy sinh chỉ cần để ý nếu nước cạn, bạn cho thêm chút nước mới là được.
Trên đây META.vn đã giới thiệu tới bạn các thông tin về cây trầu bà đế vương, một loại cây được ưa dùng làm cây cảnh trong nhà hoặc văn phòng. Cây trầu bà đế vương còn có đặc tính lọc không khí rất tốt cho môi trường sống quanh bạn. Vì vậy bạn hãy nhanh chóng sở hữu một cây hợp với tuổi và mệnh của mình nhé!
Để giúp không gian sống của bạn thêm trong lành bạn có thể tham khảo thêm một số sản phẩm như máy lọc không khí, máy hút bụi.
Bạn đang xem: Cây trầu bà đế vương có những loại nào? Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc trầu bà đế vương
Chuyên mục: Nhà cửa & đời sống
Các bài liên quan
- Có nên bỏ giấy vệ sinh vào bồn cầu không?
- Xử lý giày bị ướt mưa như thế nào cho sạch, không bị hôi?
- Cây trầu bà: Tác dụng, ý nghĩa phong thủy, cách trồng và cách chăm sóc
- Cây trầu bà lá xẻ là cây gì? Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây trầu bà lá xẻ
- Cây trầu bà thanh xuân (trầu bà tay phật) là cây gì? Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc
- 3 Ưu điểm của dù che sân vườn và lưu ý chọn mua