Xử lý giày bị ướt mưa như thế nào cho sạch, không bị hôi?
Mùa mưa lạnh sắp đến, hãy cùng chúng tôi tham khảo ngay những cách xử lý giày bị ướt mưa như thế nào cho sạch, không bị hôi qua bài viết dưới đây nhé.
Xử lý giày bị ướt mưa như thế nào cho sạch, không bị hôi?
Cách xử lý giày bị ướt mưa sạch, không bị hôi
Mùa đông đến kéo theo thời tiết mưa nhiều làm quần áo, giày dép của chúng ta thường xuyên bị nước mua làm ướt mà nếu không làm khô kịp thời thì chúng ta không những không có đồ để dùng mà giày dép, quần áo còn bị ám mùi hôi. Vậy phải xử lý giày bị ướt mưa thế nào cho sạch, không bị hôi? Giày đi mưa về nên làm gì? Hãy cùng tham khảo một số cách dưới đây nhé!
Sử dụng máy sấy quần áo
Với những đôi giày thể thao, giày vải hay giày bằng sợi tổng hợp, không có đế cứng hay đế gel, nếu giày bị dính nước mưa mà bạn có máy sấy quần áo thì có thể sử dụng để sấy khô chúng. Tuy nhiên bạn nên lưu ý là cách này không thích hợp với các loại giày da, giày chống thấm nước hay giày đế cứng. Các loại giày này nếu sấy bằng nhiệt độ cao của máy sấy quần áo sẽ làm hỏng chất liệu cũng như lớp keo của giày.
Bước 1: Nếu giày của bạn không chỉ bị ướt mà còn bị bùn đất lấm bẩn thì trước tiên, bạn nên dùng nước ấm và chất tẩy nhẹ để làm sạch hoàn toàn các vết bẩn, tránh để lâu sẽ bám dính vào giày, rất khó tẩy sạch.
Bước 2: Làm đầy máy sấy với một vài chiếc khăn nhưng không nhất thiết phải nhét quá đầy.
Bước 3: Đặt giày vào với phần mũi giày hướng lên trên, đế giày hướng ra ngoài.
Bước 4: Móc dây giày lên phần trên cùng của cửa máy sấy rồi cẩn thận đóng chắc cửa lại, dây giày nên nằm ngoài máy sấy. Treo giày vào cửa sẽ giúp giày không bị va chạm với lòng máy sấy, tránh làm hỏng máy đồng thời giúp bảo quản đế giày.
Bước 5: Thiết lập chu trình sấy nhiệt độ thấp hoặc trung bình trong thời gian không quá 60 phút.
Sử dụng quạt máy
Nếu giày da của bạn bị ướt mưa, không thể sử dụng máy sấy quần áo để xử lý mà thay vào đó, bạn cần sử dụng quạt máy. Cách xử lý giày bị ướt mưa bằng quạt máy này có thể áp dụng với các loại giày da, giày bọc nylon, giày thể thao đế cứng...
Bước 1: Dùng khăn ẩm làm sạch các vết bẩn bám trên giày nếu có.
Bước 2: Dùng một chiếc quạt bàn hoặc quạt đứng có độ cao lớn hơn chiều dài của giày và đủ chắc chắn để có thể treo giày lên. Đặt một chiếc khăn khô bên dưới mặt trước của quạt để thấm nước từ giày trong quá trình sấy khô.
Bước 3: Lấy lót giày ra và sấy khô riêng với máy sấy quần áo, máy sấy tóc... nếu chúng không phải làm bằng da.
Bước 4: Lấy một cái mắc áo cũ và dùng kìm cắt một đoạn tầm 15cm rồi uốn thành hình chữ “S”. Một đầu uốn nhỏ hơn để móc vào quạt và đầu kia để móc vào giày.
Bước 5: Tháo dây giày, mở rộng giày để luồng gió từ quạt thổi vào được nhiều nhất sau đó bật quạt ở mức trung bình đến cao trong 1 đến 2 giờ để giày khô hoàn toàn.
Sử dụng túi hút ẩm, giấy báo hoặc gạo
Đây là cách xử lý khi bị ướt mưa nhẹ nhàng và nhanh chóng đối với giày da thuộc hoặc da lộn và guốc đế cứng.
Bước 1: Tìm một tờ báo hoặc túi hút ẩm, bỏ qua các trang có mực đen hoặc hình ảnh vì đôi khi mực in có thể thấm ra giày.
Bước 2: Vo tròn những mẩu báo thành viên nhỏ rồi nhét vào giày sao cho thật căng.
Bước 3: Dùng một tờ báo to bọc giày lại để có thể hút ẩm từ mặt ngoài của giày, đặt ở nơi khô thoáng.
Bước 4: Thay một lớp giấy mới sau mỗi 20 phút, giấy báo sẽ thấm hút nước và hơi ẩm từ bên trong giúp giày khô một cách tự nhiên. Bạn cũng có thể dùng khăn giấy, hay giấy vệ sinh thấm hết nước, sau đó để nơi thoáng mát, giày sẽ khô nhanh hơn.
Với cách sử dụng gạo, bạn cũng có thể đặt giày trong một chiếc hộp bên trong đổ gạo ngập khoảng 2,5 cm. Đóng kín hộp lại và để trong 2 giờ, gạo sẽ hút hết ẩm trong giày.
Sử dụng máy sấy giày chuyên dụng
Ngoài những cách trên, có một cách xử lý giày bị ướt mưa rất đơn giản mà nhiều người chưa biết đến, đó là dùng máy sấy giày chuyên dụng. Máy sấy giày chuyên dụng là thiết bị làm khô giày, khử mùi ẩm mốc cho giày dép bằng cách thổi luồng hơi nóng vào bên trong giúp nước thấm vào trong vải giày bốc hơi mang theo các loại vi khuẩn, mùi hôi...
Các loại máy sấy giày có kiểu dáng và công nghệ chuyên dụng cho việc sấy giày, có thể sấy nhiều loại giày khác nhau, giúp tiết kiệm thời gian, công sức và hạn chế làm ảnh hưởng đến dáng giày và chất liệu giày tốt hơn so với cách sử dụng máy sấy tóc, máy giặt, máy sấy quần áo.... Sản phẩm này cũng có khá nhiều mức giá khác nhau, từ giá rẻ chỉ vài trăm nghìn đồng đến những loại cao cấp, giá có thể lên đến vài triệu đồng cho bạn lựa chọn.
Một số máy sấy giày chuyên dụng:
Máy sấy giày Tavana SG-001 (có hẹn giờ) - 260.000 đồng
Máy sấy giày Tiross TS8830 - 2.190.000 đồng
Lưu ý khi xử lý giày bị ướt mưa
Nhìn chung, xử lý giày bị dính nước mưa không khó, nhưng nếu làm không đúng cách rất có thể sẽ dẫn đến hỏng chất liệu giày. Vì vậy, bạn nên lưu ý những điều sau:
- Không nên phơi giày da ra ngoài trời nắng, vì như thế sẽ làm cho da giày bị co cứng và sẽ khiến cho giày bị chật, da bị gãy hoặc bị rách.
- Khi bề mặt giày vẫn còn dấu hiệu của sự ẩm ướt thì không nên đánh giày mà cần phải lau khô hoặc sấy không trước khi đánh.
- Những đôi giày bị ẩm ướt tốt nhất không nên sử dụng lại trong khoảng 2 ngày.
Trên đây là những cách xử lý giày bị ướt mưa đơn giản và nhanh chóng.
Bạn đang xem: Xử lý giày bị ướt mưa như thế nào cho sạch, không bị hôi?
Chuyên mục: Nhà cửa & đời sống
Các bài liên quan
- Nguyên nhân nhà vệ sinh mới xây có mùi hôi và cách khắc phục
- Bí kíp chống hôi cống, chống mùi hôi nhà vệ sinh chỉ cần làm 1 lần duy nhất
- Có nên bỏ giấy vệ sinh vào bồn cầu không?
- Cây trầu bà: Tác dụng, ý nghĩa phong thủy, cách trồng và cách chăm sóc
- Cây trầu bà lá xẻ là cây gì? Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây trầu bà lá xẻ
- Cây trầu bà thanh xuân (trầu bà tay phật) là cây gì? Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc