Cảnh báo tình trạng nhiễm nấm xâm lấn và siêu nhiễm trùng ở các bệnh nhân từng mắc COVID-19
Tại hội nghị chia sẻ kinh nghiệm chẩn đoán và điều trị COVID-19, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã nêu ra mệnh lệnh: “Luôn trong tâm thế chủ động, quyết tâm không để TP.HCM tái dịch bệnh lần 2”. Cũng tại hội nghị, các chuyên gia cũng cảnh báo tình trạng nhiễm nấm xâm lấn và siêu nhiễm trùng ở bệnh nhân COVID-19.
Sáng ngày 21/7, tại Hội nghị khoa học kinh nghiệm chẩn đoán và điều trị COVID-19 do Bệnh viện Quân y 175 (Bộ Quốc phòng) tổ chức, Thứ trưởng Bộ Y tế PGS.TS Nguyễn Trường Sơn đã khẳng định rằng, dịch COVID-19 là đại dịch chưa từng có tiền lệ. Cho tới nay, chưa có quốc gia nào khẳng định COVID-19 đã kết thúc. Đại dịch ngày càng phát triển phức tạp và có thể quay trở lại khi gần đây liên tục xuất hiện các biến chủng mới như BA.4, BA.5...
Thực trạng nhiễm nhấm xâm lấn và siêu nhiễm trùng ở bệnh nhân COVID-19
Trong các bài báo cáo trong hội nghị có một vài thực trạng bệnh liên quan tới bệnh nhân từng mắc COVID-19 cần chú ý như tình trạng nhiễm nấm xâm lấn và thực trạng siêu nhiễm trùng ở các bệnh nhân từng mắc COVID-19.
Nhiễm nấm xâm lấn là tình trạng khi có mặt của nấm sợi hoặc nấm men ở các mô sâu được xác nhận bằng xét nghiệm nuôi cấy hoặc mô bệnh học. Quá trình hình thành nấm xâm lấn phụ thuộc vào hai yếu tố đó là động lực của tác nhân gây bệnh và sự suy giảm miễn dịch của chủ thể.
Theo báo cáo, có tới 125/754 bệnh nhân COVID-19 được thu dung, điều trị tại khoa Hồi sức, Trung tâm điều trị bệnh nhân COVID-19, Bệnh viện Quân y 175 từ 22/7/2021 tới 5/4/2022 đủ điều kiện để được chẩn đoán và điều trị nhiễm nấm xâm lấn kèm theo.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn: "Quyết tâm không để
TP.HCM tái dịch bệnh lần 2. Nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe của nhân dân
là trên hết, đó chính là mệnh lệnh".
Theo đó, bệnh nhân COVID-19 nhiễm nấm xâm lấn thường là những bệnh nhân nguy kịch, có tỷ lệ tử vong cao, khả năng phân lập được vi nấm và chẩn đoán xác định chắc chắn nhiễm nấm xâm lấn còn khó khăn. Có sự thay đổi cơ cấu các loài nấm được phân lập ở bệnh nhân COVID-19.
Thực trạng siêu nhiễm trùng ở bệnh nhân nhiễm COVID-19 cũng được các chuyên gia cảnh báo. Tình trạng nhiễm khuẩn ở bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 là một trong những nguyên nhân làm tăng tỷ lệ tử vong. Căn nguyên siêu nhiễm trùng đa dạng bao gồm cả vi khuẩn.
Trong gần một năm hoạt động, trung tâm đã tiếp nhận hơn 6.500 ca nệnh nặng và vừa. Trong đó có 3.407 mẫu bệnh phẩm của 610 bệnh nhân được gửi lên khoa Vi sinh để nuôi cấy định danh vi khuẩn/ vi nấm.
Sẵn sàng, quyết tâm không để TP.HCM tái dịch
Thứ trưởng Bộ Y tế chia sẻ: "Sáng nay, khi tôi trở lại Bệnh viện Quân Y 175 sau một thời gian dài thì tôi rất mừng khi nhận thấy sự thay đổi, khởi sắc của bệnh viện. Số lượng bệnh nhân tới khám rất là đông, có tới 1.700 bệnh nhân nội trú. Đây là tín hiệu cho thấy tình hình COVID-19 đã được kiểm soát, cuộc sống của người dân cũng như công tác khám chữa bệnh của bệnh viện đã đi vào bình thường mới".
Theo Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, thế giới vẫn coi đây là đại dịch, đặc biệt gần đây xuất hiện thêm nhiều biến chủng đáng quan ngại như BA.4, BA.5.
"Do đó, hơn bao giờ hết, chúng ta phải luôn trong tâm thế chủ động mọi điều kiện, diễn biến của dịch, quyết tâm không để TP.HCM tái dịch bệnh lần 2. Nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe của nhân dân là trên hết, đó chính là mệnh lệnh." - Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn
Ông Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh: "Chúng tôi rất mong muốn thông qua các hội nghị trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình xét nghiệm, thu dung và điều trị COVID-19, hoạt động tiêm chủng vaccine như thế này sẽ giúp cho các chuyên gia, các y bác sĩ rút ra được các bài học, các kinh nghiệm hết sức quý giá. Hy vọng rằng, từ các bài học, kinh nghiệm đến từ 30 bài báo cáo về COVID-19 sẽ có thể phục vụ cho chiến lược chống dịch thời gian sắp tới khi dịch đang có các diễn biến phức tạp".
Bạn đang xem: Cảnh báo tình trạng nhiễm nấm xâm lấn và siêu nhiễm trùng ở các bệnh nhân từng mắc COVID-19
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Tự ý điều trị ngứa, nam thanh niên bị nấm mọc toàn thân
- Người phụ nữ phải bỏ 2 chân và ngón tay vì căn bệnh triệu chứng giống cúm nhưng nguy hiểm gấp nhiều lần
- Người phụ nữ mắc bệnh đe dọa tính mạng do chiếc dây buộc tóc
- Người đàn ông suýt tử vong sau khi chế biến cá, đừng chủ quan với loại vết thương này
- 3 loại nấm mốc có thể xuất hiện trong nhà khiến bạn mắc bệnh
- Nhiễm trùng nặng vì trị nám bằng thuốc chứa axit