Cảm biến Time-of-Flight (ToF) trên điện thoại là gì? Có tác dụng gì?
Những chiếc điện thoại đời mới ngày càng được trang bị thêm những camera cảm biến tiên tiến và mới lạ. Tiêu biểu gần đây, công nghệ máy ảnh Time-of-Flight (ToF) đang thịnh hành và Huawei, Samsung, OPPO đã ứng dụng ngay vào dòng sản phẩm mới nhất của mình. Vậy công nghệ này là gì? Cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
Những chiếc điện thoại đời mới ngày càng được trang bị thêm những camera cảm biến tiên tiến và mới lạ. Tiêu biểu gần đây, công nghệ máy ảnh Time-of-Flight (ToF) đang thịnh hành và Huawei, Samsung, OPPO đã ứng dụng ngay vào dòng sản phẩm mới nhất của mình. Vậy công nghệ này là gì? Cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
Xem nhanh
1Cảm biến camera Time-of-Flight (ToF) trên điện thoại là gì?
Một camera Time-of-Flight (ToF) sử dụng ánh sáng hồng ngoại (tia laser vô hình với mắt người) để xác định thông tin độ sâu - giống như cách một con dơi cảm nhận được xung quanh.
Camera ToF sẽ phát ra chùm tia hồng ngoại, tiếp đó tia này tác động lên đối tượng muốn tiếp cận (đối tượng chụp ảnh) và phản chiếu ngược lại bộ cảm biến để xử lý thông tin.
Các thông số về sự di chuyển các tia hồng ngoại sẽ biểu thị đúng nhất hình ảnh của đối tượng dưới dạng đồ thị 3D.
Các cảm biến của ToF có thể đạt tới 160 khung hình/giây, chính vì vậy công nghệ này có ứng dụng rất lý tưởng cho việc làm mờ nền để lấy nét chủ thể trong video, hình ảnh kể cả khi đang di chuyển.
2Cảm biến camera Time-of-Flight (ToF) hoạt động thế nào trên điện thoại?
Một cảm biến camera ToF có thể được sử dụng để đo khoảng cách và âm lượng, cũng như để quét đối tượng, điều hướng trong nhà, tránh chướng ngại vật, nhận dạng cử chỉ, theo dõi đối tượng.
Dữ liệu từ cảm biến cũng có thể giúp phác họa hình ảnh 3D và cải thiện trải nghiệm thực tế ảo tăng cường (AR). Trong điện thoại, cảm biến camera ToF có thể sẽ được sử dụng để chụp ảnh 3D, AR và đặc biệt là chế độ chân dung.
Cảm biến ToF sẽ giúp xác định đâu là chủ thể, đâu là hậu cảnh và từ đó đưa ra phương án xoá phông tự nhiên và đẹp nhất.
Cảm biến máy ảnh ToF cũng có thể hỗ trợ chụp hình trong các tình huống ánh sáng yếu - vì cảm biến sử dụng ánh sáng hồng ngoại để xác định khoảng cách đến chủ thể và giúp điện thoại thông minh lấy nét ngay cả trong bóng tối.
3Cảm biến camera Time-of-Flight (ToF) có mới không?
Công nghệ ToF không quá mới, vì các hãng công nghệ tên tuổi đã thử nghiệm cảm biến này trong vòng một thập kỷ qua.
Microsoft cũng đã sử dụng cảm biến ToF trong các thiết bị Kinect thế hệ thứ hai của mình. Nhà sản xuất xe hơi tự lái Lidar cũng thường trang bị cảm biến ToF trên các sản phẩm ô tô của mình. Ngay cả các công ty sản xuất máy bay không người lái cũng đã sử dụng camera TeraRanger ToF để giám sát các vườn nho.
Nhưng chỉ đến mới đây, lần đầu tiên chúng ta thấy máy ảnh ToF xuất hiện trong điện thoại thông minh của người tiêu dùng. Công nghệ này được giới thiệu cùng với điện thoại Huawei Honor View 20 vừa được ra mắt.
Trong những năm tới, rất có thể nhiều hãng điện thoại cũng sẽ ứng dụng công nghệ thú vị này.
4Cảm biến camera Time-of-Flight (ToF) có trên điện thoại nào?
Huawei P30 Pro
Được thực hiện cùng với sự hợp tác của Leica, Huawei P30 Pro được xem là chiếc điện thoại có thiết lập máy ảnh hoàn chỉnh nhất từ trước đến nay khi trang bị kính viễn vọng zoom quang 5x đầu tiên, ống kính góc rộng và tiêu chuẩn, thêm vào đó kết hợp giữa cảm biến ToF và đèn flash LED.
Samsung Galaxy S10 5G
Galaxy S10 sắp ra mắt cực lớn sắp ra mắt là phiên bản Ultra 6.7 inch. Đây cũng là mẫu S10 duy nhất trong seri sở hữu công nghệ camera ToF.
Oppo RX17 Pro
Oppo RX17 Pro mang đến khả năng selfie ấn tượng với camera trước 25 megapixel và khẩu độ f/2.0. Trong khi đó, camera ba phía sau được thiết lập với cảm biến ToF.
Honor View 20
Điện thoại của Honor View 20 của Huawei với camera selfie đục lỗ được thiết lập camera kép "khủng" 48 megapixel ấn tượng kết hợp với cảm biến 3D ToF và đèn flash LED.
LG G8 ThinQ
LG G8 ThinQ được công bố tại Mobile World Congress 2019, sử dụng công nghệ cảm biến camera ToF.
iPhone 2020
Bloomberg khẳng định iPhone thế hệ tiếp theo của Apple vào năm 2020 sẽ được nâng cấp hệ thống TrueDepth mới với camera 3D Time-of-Flight.
Apple mong muốn cung cấp trải nghiệm AR chi tiết hơn, hoàn chỉnh với nhận thức sâu chính xác và vị trí của các đối tượng ảo hơn với người dùng.
Trên đây là bài viết giải thích cảm biến Time-of-Flight (ToF) trên điện thoại là gì và tác dụng của cảm biến này. Mong rằng bài viết cung cấp những thông tin hữu ích và thú vị đến bạn!
Bạn đang xem: Cảm biến Time-of-Flight (ToF) trên điện thoại là gì? Có tác dụng gì?
Chuyên mục: Điện thoại & Máy tính