Cách tra cứu nợ thuế doanh nghiệp trên trang Thuế điện tử
Hiện nay tất cả các loại thuế tại Việt Nam đều có thể tra cứu và xem qua trên cổng thông tin điện tử về thuế. Điều này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc tra cứu thông tin thuế của mình đối với Nhà nước. Bài viết sau sẽ hướng dẫn bạn cách tra cứu nợ thuế doanh nghiệp trên trang Thuế điện tử, cùng xem nhé!
Xem nhanh
1Điều kiện tra cứu nợ thuế doanh nghiệp trên trang Thuế điện tử
Việc tra cứu nợ thuế doanh nghiệp có thể thực hiện dễ dàng trên trang Thuế điện tử của Tổng cục Thuế với các thiết bị như máy tính bàn hay laptop, chỉ cần các doanh nghiệp đang hoạt động và đã đăng ký dịch vụ khai báo thuế, nộp thuế điện tử với cơ quan thuế.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng chức năng này chưa được tích hợp cho cá nhân và hộ kinh doanh.
2Hướng dẫn tra cứu nợ thuế doanh nghiệp
Thao tác thực hiện tra cứu nợ thuế doanh nghiệp trên Thuế điện tử như sau:
Bước 1: Truy cập https://thuedientu.gdt.gov.vn/. Chọn phần DOANH NGHIỆP ở phía phải màn hình, sau đó chọn phần Đăng nhập.
Bước 2: Đăng nhập với thông tin thuế và mật khẩu của doanh nghiệp. Lưu ý Tên đăng nhập ở đây chính là mã số thuế của doanh nghiệp và bắt buộc thêm hậu tố -pl ở phía sau, còn mật khẩu là mật khẩu bạn được cấp để đăng nhập hệ thống.
Bước 3: Chọn Tra cứu rồi chọn Số thuế còn phải nộp.
Bước 4: Chọn kỳ tính, loại thuế và nhấn tra cứu.
- Tại ô Kỳ tính thuế bạn chọn tháng và năm muốn tra cứu thuế.
- Nếu bạn muốn tra cứu hết tất cả các thuế của doanh nghiêp còn đang nợ thì tại ô Loại thuế, bạn hãy để mặc định là Tất cả.
Tuy nhiên, danh sách thuế này khá dài. Để xem chi tiết từng loại, bạn hãy chọn mũi tên sổ xuống để chọn xem các loại thuế khác như:
- Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)
- Thuế thu nhập cá nhân - Khấu trừ (TNCN)
- Ủy nhiệm thu (UNT)
- Thu khác
- Thuế giá trị gia tăng (GTGT)
- Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)
- Thuế tài nguyên (TN)
- Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (PNN)
- Thuế sử dụng đất nông nghiệp (NN)
- Thuế bảo vệ môi trường (BVMT)
- Thuế môn bài (MB)
- Dầu thô (DT)
- Các loại phí, lệ phí (P-LP)
- Tiền chậm nộp (CN)
- Tiền phạt (Phat)
Sau khi chọn xong, bạn nhấn Tra cứu để truy xuất dữ liệu. Kết quả trả về sẽ như hình dưới:
Trong đó, ở cột nội dung kinh tế, bạn nên nắm ý nghĩa của một số mã sau để tiện tra cứu hơn:
- 1701: Tiền thuế GTGT phải nộp.
- 4931: Tiền lãi phát sinh do nộp chậm tiền thuế GTGT (nếu có).
- 1052: Tiền thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) phải nộp.
- 4918: Tiền lãi phát sinh do nộp chậm tiền thuế TNDN (nếu có).
- 2863: Tiền thuế Môn bài phải nộp.
- 4944: Tiền lãi phát sinh do nộp chậm tiền thuế Môn bài (nếu có).
3Một số lưu ý khi tra cứu nợ thuế
Khi tra cứu nợ thuế trên trang Thuế điện tử bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Để hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, bạn cần nộp cả tiền thuế và tiền lãi phát sinh (nếu có).
- Nếu thông tin hiển thị Chưa khóa sổ đồng nghĩa chưa đến hạn nộp các loại báo cáo và thuế của kỳ đó. Do đó, số liệu chưa được cập nhật đầy đủ và chính xác nhất.
Số liệu chính xác khi thông báo hiện trạng thái Khóa sổ.
Trên đây là bài viết hướng dẫn cách tra cứu nợ thuế doanh nghiệp trên trang Thuế điện tử, chúc bạn thành công và đừng quên để lại bình luận bên dưới nếu có thắc mắc nhé!
Bạn đang xem: Cách tra cứu nợ thuế doanh nghiệp trên trang Thuế điện tử
Chuyên mục: Tra cứu thông tin
Các bài liên quan
- Hướng dẫn sử dụng tất tần tật các tính năng của ứng dụng tra cứu thuế eTax Mobile của Tổng cục thuế
- Quy trình, thủ tục và các giấy tờ liên quan để đăng ký hóa đơn điện tử
- Hướng dẫn thủ tục đăng ký người phụ thuộc, giảm trừ gia cảnh đối với người đóng thuế thu nhập cá nhân
- Cách đăng ký và quét mã QR kiểm soát khách hàng cho cơ sở kinh doanh
- BNP Paribas là ngân hàng gì? Thông tin về Ngân hàng BNP Paribas tại Việt Nam
- 6 website hỗ trợ tra cứu thông tin, tình trạng hoạt động của doanh nghiệp thông qua mã số thuế