Cách sử dụng đèn năng lượng mặt trời cho hiệu quả tối ưu
Dạo gần đây, trong bối cảnh nhu cầu sử dụng năng lượng của người dân ngày một tăng nhanh nhưng việc sản xuất và nguồn cung nguyên liệu bị hạn chế, các gia đình bắt đầu chú ý tới việc sử dụng công nghệ năng lượng sạch. Đèn năng lượng mặt trời là một sản phẩm đang được ứng dụng công nghệ này trong đời sống. Khi loại đèn này dần thu hút được sự quan tâm của khách hàng, câu hỏi được nhiều người đặt ra nhất bây giờ là: Cách sử dụng đèn năng lượng mặt trời cho hiệu quả tối ưu? Cùng META tìm ra đáp án câu trả lời này trong bài viết dưới đây nhé!
Dạo gần đây, trong bối cảnh nhu cầu sử dụng năng lượng của người dân ngày một tăng nhanh nhưng việc sản xuất và nguồn cung nguyên liệu bị hạn chế, các gia đình bắt đầu chú ý tới việc áp dụng công nghệ năng lượng sạch. Đèn năng lượng mặt trời là một sản phẩm đang được ứng dụng công nghệ này trong đời sống.
Xem nhanh nội dung
- Tìm hiểu đèn năng lượng mặt trời là gì?
- Đèn năng lượng mặt trời là gì?
- Cấu tạo đèn năng lượng mặt trời
- Nguyên lý hoạt động của đèn năng lượng mặt trời
- Ứng dụng của đèn năng lượng mặt trời
- Đèn năng lượng mặt trời có thể dùng ở đâu?
- Lợi ích khi sử dụng đèn năng lượng mặt trời
- Cách sử dụng đèn năng lượng mặt trời cho hiệu quả tối ưu
- Lưu ý về tấm pin năng lượng mặt trời
- Cách lắp đặt đèn năng lượng mặt trời
Tìm hiểu đèn năng lượng mặt trời là gì?
Đèn năng lượng mặt trời là gì?
Đa dạng các mẫu đèn năng lượng mặt trời
Đèn năng lượng mặt trời là một thiết bị chiếu sáng sử dụng năng lượng tự nhiên thông minh - năng lượng mặt trời - để cung cấp ánh sáng.
Về cơ bản, mọi loại đèn năng lượng mặt trời đều có cấu tạo và nguyên lý hoạt động giống nhau. Trong khi đó, thiết kế của đèn sẽ phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng và sự sáng tạo của từng thương hiệu.
Thị trường đèn năng lượng mặt trời hiện nay vô cùng đa dạng và phong phú về kiểu dáng, mẫu mã, màu sắc, chất liệu, người tiêu dùng có thể dễ dàng lựa chọn sản phẩm ưng ý, phù hợp với gia đình hoặc công trình cần thi công lắp đặt.
Cấu tạo đèn năng lượng mặt trời
Đèn năng lượng mặt trời là hệ thống chiếu sáng gồm đèn LED, pin sạc, tấm pin năng lượng mặt trời, bộ điều khiển sạc, thân đèn và một số bộ phận khác. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu từng bộ phận nhé!
Đèn LED
Với mỗi loại đèn, nhà sản xuất sẽ sử dụng loại bóng đèn có công suất khác nhau, số bóng cũng khác nhau (loại 16 bóng, loại 32 bóng,...), nhưng điểm chung là đều dùng đèn LED. Ưu điểm của đèn LED là hiệu suất phát sáng tốt, độ bền bỉ cao nên tuổi thọ của bóng có thể lên đến 50000 giờ, vừa tiết kiệm điện lại an toàn cho người sử dụng và môi trường xung quanh vì không phát ra tia tử ngoại,...
Cấu tạo của bóng đèn LED: Bên ngoài là một lớp vỏ được làm bằng nhựa ABS có độ bền cao, chịu lực chịu nhiệt tốt, chống nước, chống cháy nổ và thân thiện với môi trường; bộ phận bên trong là các loại chip LED hiện đại, cho hiệu suất chiếu sáng tốt, có khả năng chiếu sáng lớn và liên tục.
Tấm pin năng lượng mặt trời
Tấm pin năng lượng mặt trời là bộ phận quan trọng và nhất định không thể thiếu trong đèn năng lượng mặt trời. Cấu tạo của tấm pin mặt trời này khá gọn nhẹ với tuổi thọ sử dụng cao trên 20 năm.
Tấm pin năng lượng mặt trời bao gồm các tế bào quang điện Photovoltaic (PV). Chúng làm nhiệm vụ hấp thụ ánh sáng mặt trời rồi chuyển hóa quang năng thành điện năng để làm đèn phát sáng khi trời tối. Tấm pin này có thể lắp liền với đèn ở vị trí mặt sau hay phía trên đỉnh, hoặc được tách rời để có thể dễ dàng di chuyển, thay đổi đến vị trí có khả năng hấp thụ nhiều ánh sáng nhất.
Pin sạc/bình năng lượng
Bộ phận này làm nhiệm vụ dự trữ điện sản sinh từ việc hấp thụ và chuyển hóa năng lượng mặt trời vào ban ngày để đèn LED có thể chiếu sáng vào ban đêm. Pin trong đèn là loại pin lithium siêu bền, hiệu suất hoạt động cao, lại đảm bảo môi trường sạch vì hạn chế thải ra kim loại nặng. Pin sạc được lắp phía bên trong hoặc ngoài thân đèn và nối với các bộ phận khác bằng dây dẫn.
Bộ điều khiển sạc
Bộ điều khiển sạc có chức năng chính là ngắt dòng điện khi pin hoặc bình năng lượng đã được sạc đầy để tránh tình trạng năng lượng nạp vào pin/bình điện bị vượt mức, quá tải khiến đèn có thể xảy ra cháy nổ.
Bên cạnh đó, bộ phận này còn có chức năng tự động tắt - mở dựa theo sự thay đổi giữa sáng và tối.
Thân đèn
Tùy vào mục đích sử dụng khác nhau thì kích thước và kiểu dáng thân đèn sẽ có sự khác biệt.
Phần lớn các loại đèn năng lượng mặt trời đều có tấm chắn và bảo vệ bóng đèn được làm từ nhựa ABS cao cấp, nhựa PC hoặc mặt kính cường lực. Phần thân/cột đèn còn lại có thể được đúc bằng đồng, hợp kim nhôm, thép nguyên khối hoặc ghép vào từ nhiều tấm khác nhau.
Bộ phận khác
Ngoài các bộ phận chính đã kể trên thì đèn năng lượng mặt trời còn có các bộ phận khác như: Bộ cảm ứng điện quang, cáp kết nối,... Một số loại đèn có thêm công tắc ngắt nguồn điện khi không dùng đến đèn hoặc bộ biến tần năng lượng mặt trời nhằm chuyển đổi dòng điện một chiều của các tấm pin năng lượng mặt trời thành dòng điện xoay chiều.
Nguyên lý hoạt động của đèn năng lượng mặt trời
Đúng như tên gọi, đèn năng lượng mặt trời sử dụng 100% năng lượng ánh sáng mặt trời để cung cấp ánh sáng. Đèn hoạt động theo nguyên lý chuyển hóa quang năng hấp thụ từ ánh sáng mặt trời thành điện năng, sau đó nguồn điện này sẽ được nạp đầy vào pin. Quá trình này diễn ra trong khoảng từ 6 đến 8 tiếng. Khi điện được nạp đầy pin, bộ điều khiển sạc sẽ ngắt dòng điện, không tiếp tục nhận thêm điện năng vào pin nữa nhằm đề phòng quá tải năng lượng dẫn đến cháy nổ.
Quang năng sẽ được tấm pin mặt trời hấp thụ vào ban ngày, lúc này đèn đang được ngắt, không sử dụng. Đến tối và đêm, đèn sẽ tự động chiếu sáng nhờ vào phần năng lượng đã được nạp đầy trước đó, thường sẽ kéo dài liên tục khoảng từ 8 - 12 tiếng (kể cả trong những ngày mưa, ngày trời râm không có ánh sáng mặt trời).
Bộ cảm ứng điện quang của đèn chính là thiết bị có vai trò nhận biết lúc nào trời sáng, trời tối rồi chuyển thông tin đến cho các bộ phận khác điều khiển để đèn có thể tự động bật sáng. Ngoài ra, một số đèn còn có cảm biến chuyển động, có thể cảm nhận khi có người hoặc vật chuyển động lại gần và tự động làm sáng đèn.
Ứng dụng của đèn năng lượng mặt trời
Đèn năng lượng mặt trời có thể dùng ở đâu?
Ứng dụng của đèn LED năng lượng mặt trời vào cuộc sống vô cùng nhiều, đây được xem như một trong những giải pháp chiếu sáng thông minh, tiết kiệm điện, bảo vệ môi trường hiệu quả hiện nay.
Hiện nay, đèn năng lượng mặt trời được chia thành 4 loại chính: Đèn treo tường năng lượng mặt trời; Đèn đường năng lượng mặt trời; Đèn lối đi sân vườn năng lượng mặt trời; Đèn pha năng lượng mặt trời. Trong mỗi loại, đèn lại được tiếp tục được phân chia nhỏ hơn thành nhiều kiểu khác nhau, tùy theo thiết kế, ứng dụng, nơi lắp đặt.
Một số loại đèn năng lượng mặt trời đang được bày bán trên thị trường
Các loại đèn này được sử dụng ở rất nhiều địa điểm khác nhau, giải quyết tốt các vấn đề phục vụ đời sống sinh hoạt và làm việc của người dân:
- Giải pháp chiếu sáng trong nhà và ngoài trời: Đèn năng lượng mặt trời có thể gắn trên tường, trần nhà, cột nhà, khu vực lối đi, giếng trời, sân vườn, cổng,... để đảm bảo an ninh.
- Chiếu sáng tại các khu vực công cộng: Khu vực vui chơi, giải trí, công viên, đường cao tốc, bệnh viện, trường học,...
- Ứng dụng tại các công trình xây dựng, tàu thuyền đánh bắt cá: Một số loại đèn năng lượng mặt trời có thể dễ dàng lắp đặt và di chuyển, lại có khả năng chiếu sáng vượt trội nên sẽ hỗ trợ tốt cho người dân, làm tăng hiệu suất công việc.
>>> Gợi ý: Mẫu đèn cổng năng lượng mặt trời giá rẻ, chất lượng
Lợi ích khi sử dụng đèn năng lượng mặt trời
Tiết kiệm điện năng và chi phí
Tiết kiệm chi phí và điện năng có lẽ là ưu điểm nổi bật nhất của dạng đèn năng lượng mặt trời. Bạn có thể thoải mái sử dụng đèn để trang trí nhà, thắp sáng cả đêm mà không cần lo lắng về hóa đơn tiền điện nhà mình bởi vì đèn chỉ sử dụng nguồn năng lượng thiên nhiên sẵn có, không sử dụng hệ thống điện lưới.
Hiệu quả hoạt động và độ bền cao
Đèn có khả năng chiếu sáng hiệu quả, tuổi thọ lại cao gấp nhiều lần so với các loại đèn điện thông thường. Trung bình, tuổi thọ của bóng đèn có thể lên đến trên 10 năm, điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được chi phí sửa chữa, bảo dưỡng và thay mới.
Các loại đèn năng lượng mặt trời đều đạt tiêu chuẩn cao về việc chống bụi, chống nước (từ IP55 đến IP67). Việc này chứng tỏ rằng chúng có thể dễ dàng thích nghi với mọi điều kiện môi trường, điều kiện thời tiết khác nhau, hoạt động của đèn sẽ không bị ảnh hưởng dù có gặp nắng mưa, gió bụi.
An toàn với môi trường và con người
Bởi vì sử dụng nguồn năng lượng mặt trời sạch, dồi dào, có thể tái tạo nên đèn năng lượng mặt trời không làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, phần pin sạc cũng không thải ra kim loại nặng có nguy cơ gây hại, không sợ cháy nổ, điện giật nên an toàn cho người sử dụng,
Dễ dàng lắp đặt và sử dụng
Việc lắp đặt đèn năng lượng mặt trời có chi phí thấp hơn, công đoạn dễ dàng hơn so với lắp đèn trên lưới điện truyền thống, đặc biệt là ở những vùng địa hình hiểm trở, xa xôi, điều kiện còn nhiều khó khăn. Để đem lại sự tiện lợi này, nguyên nhân lớn nhất là bởi vì đèn năng lượng mặt trời không cần sử dụng nguồn điện thế cho nên bạn có thể lược bỏ được công đoạn đi dây điện, nối nguồn điện lằng nhằng, còn làm ảnh hưởng đến mỹ quan xung quanh.
Ngoài ra, loại đèn năng lượng mặt trời còn rất thích hợp sử dụng tại các buổi dã ngoại ngoài trời, bạn có thể mang đi và sử dụng dễ dàng, tiện lợi, an toàn, ngay cả các chị em phụ nữ cũng thao tác linh hoạt với loại đèn này được.
Cách sử dụng đèn năng lượng mặt trời cho hiệu quả tối ưu
Để sử dụng đèn năng lượng mặt trời đem lại hiệu quả tối ưu, người sử dụng cần lưu ý một số vấn đề sau:
Lưu ý về tấm pin năng lượng mặt trời
Sạc pin trước khi sử dụng
Khi mới nhận đèn năng lượng mặt trời từ người bán hàng, bạn không nên sử dụng ngay, điều này có thể làm giảm hiệu suất và tuổi thọ của đèn. Trước hết, bạn nên dành thời gian sạc pin bằng năng lượng mặt trời cho đến khi đạt được dung lượng tối đa (khoảng 10 - 12 giờ nhận ánh sáng mặt trời đầy đủ). Sau đó, bạn cho đèn hoạt động thử để kiểm tra hiệu suất, chất lượng bóng đèn.
Cách này sẽ tối ưu hóa hiệu suất của pin, giúp pin có chu kỳ sạc tốt hơn sau này đó!
Vệ sinh tấm pin thường xuyên
Rõ ràng là, tấm pin càng sạch thì sẽ càng thu được nhiều năng lượng hơn, đèn sẽ chiếu sáng tốt và lâu hơn. Nhưng sau một thời gian sử dụng, những tấm pin thường có xu hướng bị bám bụi, mờ dần và việc này đương nhiên sẽ cản trở tấm pin nhận đủ ánh sáng mặt trời.
Vì vậy, chúng tôi khuyên bạn nên vệ sinh tấm pin thường xuyên, có thể sử dụng khăn khô, nước xà phòng ấm hoặc nước lau kính thông thường để loại bỏ tất cả các loại bụi bẩn, mảnh vụn bám vào. Ngoài ra, khi tấm pin còn mới, bạn có thể sơn phủ một lớp sơn bóng lên bề mặt để bảo vệ mặt pin được rõ ràng, tránh vết trầy xước.
Thay thế khi tấm pin đã quá cũ
Tấm pin khi đã quá cũ, dùng lâu sẽ xuất hiện vết xước, mờ dần theo thời gian, hiệu quả hấp thụ ánh sáng cũng giảm, lúc này bạn có thể thay thế bằng một tấm pin mới chính hãng, tương thích với đèn của mình để tăng hiệu suất sử dụng đèn.
Cách lắp đặt đèn năng lượng mặt trời
Cách lắp đặt đèn
Việc lắp đặt sẽ khác nhau tùy theo loại đèn năng lượng mặt trời bạn đã mua, vì còn phải nghiên cứu về địa hình và điều kiện xung quanh. Ví dụ: Đối với nhu cầu lắp đặt đèn có ánh sáng chiếu từ trên cao xuống, bạn phải xác định được khoảng cách cũng như chiều cao chiếu xuống phù hợp, đảm bảo ánh sáng phân bổ hiệu quả và có tác dụng nhất.
Trước khi lắp đặt đèn vào vị trí cuối cùng, bạn nên để chúng dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp ít nhất một ngày và kiểm tra để đảm bảo rằng chúng hoạt động tốt, bóng đèn không xảy ra vấn đề hỏng, lỗi nào.
Nơi lắp đặt đèn
Quan trọng nhất là tấm pin năng lượng phải được đặt ở vị trí tiếp xúc được nhiều với ánh sáng mặt trời (hướng về phía nam là tốt nhất), bởi vì tấm pin nhận được càng nhiều quang năng thì điện tích trong pin càng lớn, từ đó hiệu suất chiếu sáng của đèn cũng sẽ tốt hơn.
Đối với các loại đèn lắp lối đi, vỉa hè, bãi đỗ xe, người lắp đặt cần chú ý khoảng cách giữa các đèn phải cách đều nhau để ánh sáng phân bố đều khắp các khu vực, đặc biệt cần thiết ở những nơi lắp đặt camera an ninh hoặc nơi mọi người lái xe, đi bộ. Bạn lưu ý không đặt đèn quá gần nhau vì có thể tạo ra ánh sáng quá chói, lại lãng phí lượng ánh sáng và năng lượng đã phát ra, cũng không đặt quá xa vì lúc này sẽ xuất hiện khoảng tối ở giữa, không đem lại hiệu quả chiếu sáng.
Hơn nữa, hầu hết các tấm pin đèn đều có thể cảm biến ánh sáng, nếu đặt quá gần nhau, một trong số những chiếc đèn sẽ không bật vì đã cảm nhận được có nguồn sáng ở quanh đó.
Kiểm tra vị trí lắp đặt thường xuyên
Bạn nên thường xuyên để ý tới đèn năng lượng mặt trời của mình, nếu thấy đèn bắt đầu phát ra ánh sáng mờ thì cần kiểm tra tấm pin mặt trời phía trên. Chúng có thể bị che bởi lá cây, cành cây và rác, ngăn cản tia mặt trời chiếu vào, điều này cũng sẽ xảy ra tương tự nếu bạn để thiết bị dưới khu vực có bóng râm (ví dụ như bên dưới tán cây). Khi thấy vị trí mình thiết lập không phù hợp, bạn đừng ngại thực hiện điều chỉnh, đơn giản như thay đổi hướng và góc độ tấm pin/đèn để tạo ra sự cải thiện đáng kể.
Khu vực không nên sử dụng
Đèn năng lượng mặt trời có thể sử dụng ở nhiều vị trí, nhiều địa điểm khác nhau, tuy nhiên cũng có một số nơi thì việc sử dụng đèn không đem lại hiệu quả rõ rệt lắm, có thể kể đến:
- Những khu vực có lượng mưa nhiều hơn nửa năm, độ ẩm cao, ánh sáng mặt trời sẽ yếu hơn và các thiết bị điện cũng dễ bị ẩm, chập, hỏng.
- Những khu vực không hề được tiếp nhận ánh sáng mặt trời xuyên suốt ban ngày, chiếc đèn của bạn sẽ trở nên vô dụng vì không hấp thụ được năng lượng.
- Đèn đặt ở nơi có quá nhiều chuyển động của các vật thể sẽ kích hoạt cảm biến chuyển động liên tục và xả pin nhanh chóng hơn bình thường nên bạn hãy cân nhắc trước khi chọn lắp đèn ở đây.
Mong rằng, qua bài viết trên đây, các gia đình đã nắm được những thông tin cơ bản và biết cách sử dụng loại đèn năng lượng mặt trời này để đạt hiệu quả tốt nhất.
META tự hào là một trong những địa chỉ tin cậy, cung cấp các sản phẩm đèn chiếu sáng nói chung và đèn năng lượng mặt trời nói riêng với chất lượng tốt, hàng đảm bảo chính hãng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng cũng như đầy đủ các chế độ bảo hành. Truy cập đặt hàng ngay tại META.vn hoặc liên hệ hotline dưới đây để được mua sản phẩm với mức giá ưu đãi nhất:
Bạn đang xem: Cách sử dụng đèn năng lượng mặt trời cho hiệu quả tối ưu
Chuyên mục: Nhà cửa & đời sống
Các bài liên quan
- Top 4 nắp bồn cầu thông minh không dùng điện giá rẻ tốt nhất
- Top 3 bồn cầu TOTO 1 khối giá rẻ được ưa chuộng nhất
- Top 3 hộp đựng giấy vệ sinh cuộn lớn gắn tường giá rẻ tốt nhất
- Top 3 nắp bồn cầu thông minh INAX tốt nhất, giá rẻ
- Máy sấy tay tự động Caesar giá bao nhiêu? Loại nào tốt?
- Cách lựa chọn hộp đựng gia vị thông minh cho nhà bếp