Cách nhận biết sữa mẹ bị hỏng, 5 mẹo bảo quản sữa mẹ sau khi hút/vắt được lâu, đảm bảo an toàn
Sữa mẹ cần bảo quản đúng cách để không bị hư hỏng và an toàn với trẻ nhỏ. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn đến bạn cách nhận biết sữa mẹ bị hỏng, 5 mẹo bảo quản sữa mẹ sau khi hút/vắt được lâu, đảm bảo an toàn.
Sữa mẹ cần bảo quản đúng cách để không bị hư hỏng và an toàn với trẻ nhỏ. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn đến bạn cách nhận biết sữa mẹ bị hỏng, 5 mẹo bảo quản sữa mẹ sau khi hút/vắt được lâu, đảm bảo an toàn.
Xem nhanh
1Cách nhận biết sữa mẹ bị hỏng
Sữa mẹ rã đông có mùi chua
Sữa mẹ thông thường, màu trắng ngà, mùi thơm dễ chịu, không chua. Khi mở bình hoặc túi trữ sữa bạn ngửi thấy mùi tanh, chua, khó chịu, không được thơm dịu thì chắc chắn sữa mẹ đã bị hỏng, quá hạn.
Sữa có mùi hôi
Sữa mẹ vốn có mùi thơm đặc trưng. Trong trường hợp bạn dùng mũi ngửi và sữa có mùi hôi khó chịu, có thể sữa đã bị hỏng, không còn an toàn để cho bé bú nữa.
Váng sữa không tan
Bởi vì hàm lượng chất béo trong sữa mẹ khá cao, nên việc nổi váng sữa là điều không hiếm gặp. Tuy nhiên, nếu lắc đều mà váng sữa không tan thì sữa có vấn đề.
Nếu thấy váng trôi nổi trên bề mặt, dù lắc vẫn tách biệt hẳn với lớp sữa thì rất có thể sữa mẹ đã bị hư hỏng quá hạn, nên loại bỏ không nên cho bé bú nữa.
Sữa có vị lạ
Sữa mẹ thông thường hơi béo ngậy, vị nhạt, không quá mặn hay ngọt, nếu nếm thấy có vị khác lạ như vị tanh, chua thì sữa đã bị hỏng, dinh dưỡng trong sữa không còn được đảm bảo.
Bé không chịu bú
Các bé thường có vị giác rất nhạy cảm, nếu bé cương quyết từ chối bú sữa và có biểu hiện quấy khóc, rất có thể sữa bạng cho bé uống đang có vấn đề, bị hư hỏng quá hạn khiến bé không muốn uống.
2Nguyên nhân khiến sữa mẹ bị hư hỏng, quá hạn
Chế độ dinh dưỡng của mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của sữa, nếu mẹ ăn quá nhiều thực phẩm có mùi nồng, tanh như cá, uống dầu cá, gia vị như tỏi, ớt, đồ ăn cay nóng,... thì mùi vị sữa có thể bị ảnh hưởng, không thơm, thậm chí sữa mẹ còn có mùi chua.
Các vật dụng liên quan đến hút sữa, vắt sữa, tích trữ sữa nếu không được tiệt trùng đúng cách cũng là một trong những nguyên nhân khiến sữa mẹ bị hỏng ngay từ lúc mới vắt ra. Để thực hiện tiệt trùng hiệu quả, các mẹ có thể đầu tư mua một chiếc máy tiệt trùng bình sữa để đảm bảo an toàn hơn.
Bảo quản sữa mẹ quá thời gian: Sữa mẹ nếu bảo quản trong thời gian quá lâu sẽ khiến hàm lượng dinh dưỡng, vitamin C, khoáng chất bị giảm dần theo thời gian. Nếu để quá hạn còn có thể khiến sữa mẹ bị hỏng và gây ảnh hưởng tới trẻ.
Trữ sữa ngay cánh cửa tủ lạnh cũng khiến sữa nhanh hư hỏng hơn khi vị trí này nhiệt độ không quá lạnh và dễ rã đông. Bên canh đó, việc mở ra mở vào cánh tủ lạnh để lấy đồ ăn có thể khiến nhiệt độ bảo quản sữa không đủ tiêu chuẩn, dễ khiến vi khuẩn dễ xâm nhập và sữa bị hư hỏng nhanh.
Đổ quá đầy sữa trong bình hoặc túi cũng khiến sữa mẹ bị hư hỏng, quá hạn nhanh hơn, tối nhất chỉ nên đổ khoảng 3⁄4 túi tích trữ sữa. Ngoài ra cũng không được dồn chung sữa đã trữ từ trước và sữa mới vắt. Nhiệt độ chênh lệch giữa hai loại sẽ ảnh hưởng tới chất lượng và tình trạng bảo quản của sữa mẹ.
Hâm sữa bằng lo vi sóng tuy nhanh chóng nhưng cũng khiến sữa bị giảm chất lượng bởi lò vi sóng không thể làm nóng đồng đều cả bình sữa, mặt khác cách thức làm nóng của lò vi sóng có thể khiến một số kháng thể trong sữa bị triệt tiêu, làm giảm dinh dưỡng trong sữa.
3Bé dùng sữa mẹ hỏng, quá hạn nguy hiểm như thế nào?
Sữa bị hỏng khi cho bé bú có dẫn đến một số hậu cực kỳ nghiêm trọng như:
- Tiêu chảy: Sữa quá hạn, bị hỏng sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa. Bé có thể bị tiêu chảy ngay sau khi bú sữa hỏng.
- Co thắt dạ dày: Trẻ dùng sữa mẹ bị hư hỏng, quá hạn, vón cục có thể gây co thắt dạ dày, khiến trẻ bị đau bụng, sôi bụng, đầy bụng, khó chịu và quấy khóc.
- Nôn mửa: Sau khi bú sữa mẹ bị hư hỏng, quá hạn, trẻ có thể bị đau bụng, đi ngoài, thậm chí nôn mửa ngay lập tức.
- Ngộc độc thực phẩm: Sữa mẹ bị hư hỏng, quá hạn sẽ bị nhiễm khuẩn, chất lượng không được đảm bảo. Bé bú vào cũng bị nhiễm khuẩn theo, gây tiêu chảy, nôn mửa, nguy hiểm hơn có thể gây ngộ độc, nguy hiểm tới tính mạng của trẻ.
4Năm mẹo bảo quản sữa mẹ sau khi hút/vắt được lâu, đảm bảo an toàn
Sử dụng bình trữ sữa
Dùng bình nhựa hoặc thủy tinh có nắp đậy để trữ sữa (tốt nhất là bình thủy tinh). Bạn nên rửa sạch bình bằng dung dịch vệ sinh bình sữa và nước ấm, để khô trước khi sử dụng, không nên đổ sữa quá đầy mà hãy để lại một khoảng trống.
Sử dụng túi trữ sữa
Túi trữ sữa chuyên dụng, được thiết kế đặc biệt để bảo quản sữa mẹ. Bạn cần chọn túi trữ sữa của những thương hiệu uy tín trên thị trường hiện nay để đảm bảo về chất lượng và độ uy tín, tránh tình trạng túi bị nứt, rách khi đông lạnh khiến sữa bị nhiễm khuẩn.
Bạn cần cho khoảng 60 - 120ml sữa vào túi để trữ, ép hết không khí ra ngoài. Lưu ý, bạn đừng đổ sữa vào túi quá đầy vì sữa là chất lỏng nên khi đông lại sẽ giãn nở.
Để túi trong tủ đá nơi nhiệt độ luôn duy trì ở mức dưới âm độ.
Áp dụng đúng quy tắc nhiệt độ bảo quản sữa mẹ
Cất sữa đã vắt vào tủ lạnh ngay khi có thể. Nếu không thể, hãy để sữa ở nhiệt độ phòng có mức nhiệt khoảng 26°C nhưng lưu ý là chỉ để trong vòng 6 giờ. Tránh xa những nơi có bức xạ, ánh nắng mặt trời hoặc các nguồn nhiệt khác.
Có thể bảo quản sữa lên đến 48 giờ trong tủ lạnh hoặc làm lạnh nhanh trong 30 phút và trữ đông ngay sau đó.
Bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh
Sữa bảo quản ở ngăn đông và ngăn mát của tủ lạnh đều có thời gian lưu trữ nhất định:
- Đối với trữ lạnh: Thời gian bảo quản sữa mẹ ở ngăn lạnh 24 tiếng.
- Đối với trữ đông: Thời gian bảo quản sữa mẹ ở ngăn đá chỉ trong 5 - 6 tháng.
Dưới đây là một số nguyên tắc bảo quản sữa mẹ trên ngăn mát và ngắn đông của tủ lạnh mà bạn nên lưu ý:
- Không đổ sữa đầy túi, chỉ lưu trữ một lượng sữa khoảng 3/4 túi đựng.
- Không trữ sữa bên cánh tủ lạnh: Sữa mẹ rất nhạy cảm với nhiệt độ bên ngoài, khi để túi trữ sữa ở cánh tủ cộng hưởng với việc mở cửa nhiều lần sẽ làm cho nhiệt độ bảo quản của sữa bị mất cân đối.
- Khi dồn chung sữa vừa hút vào sữa đang trữ vào trong một túi, các mẹ nên chọn loại túi sữa nào hút cùng một ngày và lưu ý làm lạnh sữa mới hút trước khi dồn để chênh lệch nhiệt độ không quá cao.
- Không nên bảo quản sữa lần nữa sau khi đã dùng: Việc tiết kiệm khi tiếp tục cho sữa vào lại ngăn cấp đông lưu trữ tiếp sẽ khiến sữa mất chất dinh dưỡng và dễ hỏng đi. Tốt nhất, các mẹ nên lấy sữa đã tích trữ vừa đủ một lần dùng mỗi khi cần dùng đến.
Sử dụng máy hâm sữa làm ấm sữa trước khi sử dụng cho trẻ
Không nên rã đông sữa ở nhiệt độ phòng vì làm thế sẽ khiến vi khuẩn trong sữa tăng lên, thay vào đó bạn nên sử dụng máy hâm sữa để làm ấm sữa với nhiệt độ phù hợp để đảm bảo dinh dưỡng trong sữa được giữ nguyên.
Các mẹ tuyệt đối không được sử dụng lò vi sóng để hâm nóng sữa.
Trên đây là bài viết hướng dẫn cách nhận biết sữa mẹ bị hỏng, 5 mẹo bảo quản sữa mẹ sau khi hút/vắt được lâu, đảm bảo an toàn. Với những thông tin trê, chúc bạn sẽ luôn đảm bảo nguồn dinh dưỡng tốt nhất và bé được khỏe mạnh, phát triển toàn diện nhé!
Bạn đang xem: Cách nhận biết sữa mẹ bị hỏng, 5 mẹo bảo quản sữa mẹ sau khi hút/vắt được lâu, đảm bảo an toàn
Chuyên mục: Mẹo vặt cuộc sống
Các bài liên quan
- Sữa mẹ để ngoài được bao lâu sau khi hút ra thì an toàn cho bé sử dụng
- Mẹ ít sữa phải làm sao? Nguyên nhân gây mất sữa và cách khắc phục
- Có nên sử dụng tủ đông để bảo quản sữa mẹ hay không?
- Hướng dẫn vệ sinh và bảo quản dụng cụ trữ sữa đúng cách
- Miếng lót thấm sữa là gì? Có công dụng gì?
- Hướng dẫn sử dụng, vệ sinh và bảo quản miếng lót thấm sữa đúng cách