Mẹ ít sữa phải làm sao? Nguyên nhân gây mất sữa và cách khắc phục
Rất nhiều người gặp phải tình trạng ít sữa hoặc mất sữa sau sinh. Tình trạng này kéo dài khiến cho bé không được cung cấp đủ lượng sữa cần thiết để phát triển. Để trả lời câu hỏi "Mẹ ít sữa phải làm sao?", mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để tìm ra nguyên nhân gây mất sữa và cách khắc phục nhé!
Rất nhiều người gặp phải tình trạng ít sữa hoặc mất sữa sau sinh. Tình trạng này kéo dài khiến cho bé không được cung cấp đủ lượng sữa cần thiết để phát triển. Để trả lời câu hỏi "Mẹ ít sữa phải làm sao?", mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Điện máy XANH để tìm ra nguyên nhân gây mất sữa và cách khắc phục nhé!
Xem nhanh
1Nguyên nhân gây ít hay mất sữa mẹ
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng ít sữa ở mẹ sau khi sinh. Dưới đây là một số nguyên nhân chính, phổ biến nhất gây nên tình trạng ít sữa thường gặp ở các chị em:
- Tinh thần căng thẳng và gặp stress: Nếu người mẹ thường xuyên gặp phải tình trạng căng thẳng, suy nhược tinh thần thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến 2 loại hormone Prolacin và Oxytocin (đây là hai hormone điều khiển và duy trì sự tiết sữa) khiến cho chúng bị giảm xuống và gây nên tình trạng mất sữa.
- Mẹ không được ung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng: Phụ nữ sau sinh cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để bồi bổ cơ thể và phục hồi lại sức khỏe. Chính vì vậy mà nếu người mẹ không chú tâm đến vấn đề dinh dưỡng thì có thể khiến cho cơ thể suy nhược và dẫn đến lượng sữa được sản sinh cũng giảm dần.
- Ăn phải thực phẩm gây ít sữa: Một số thực phẩm cần tránh xa sau khi sinh đó là lá lốt, rau mùi tây, rau bạc hà, măng chua, đồ uống có cồn, cà phê, thức ăn nhiều dầu mỡ, ớt, tỏi…
- Người mẹ mắc bệnh liên quan đến tuyến vú: Một số loại bệnh mà người mẹ gặp phải như: Viêm tuyến vú, thiểu sản tuyến vú, phẫu thuật ngực,... cũng là nguyên nhân chính khiến cho lượng sữa bị giảm hoặc hạn chế sự tiết sữa của tuyến vú.
- Tình trạng sót rau sau sinh ở mẹ: Khi bị sót rau, người mẹ sẽ phải đối mặt với những cơn co thắt tử cung dữ dội khiến cho lượng hormone progesterone giảm, từ đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình tiết sữa, khiến sữa được tiết ra ngày càng ít đi. Đặc biệt, tình trạng này vô cùng nguy hiểm cho mẹ, mẹ cần được đưa đến cơ sở y tế để thăm khám và xử lý sớm để không gây ra những hậu quả đáng tiếc.
- Người mẹ bị rối loạn nội tiết, thiếu máu: Tình trạng này khiến cho hormone điều khiển và duy trì sự tiết sữa bị ảnh hưởng, đồng thời thiếu máu còn làm cho các cơ quan hoạt động kém hiệu quả, từ đó làm cho quá trình tiết sữa của người mẹ bị chậm lại.
- Cho con dùng sữa công thức sớm: Việc sử dụng sữa công thức sớm để thay thế hoàn toàn hoặc thay thế một phần sữa mẹ có thể khiến trẻ bỏ bú mẹ, từ đó lượng sữa mẹ sẽ ít dần rồi mất hẳn.
- Lạm dụng ti giả: Nếu đã quen với việc ngậm ti giả hoặc núm vú giả, bé sẽ bỏ dần bú mẹ khiến cho tuyến sữa không được kích thích, từ đó lượng sữa cũng vì thế mà giảm dần.
- Trẻ bú lắt nhắt, bú ít trong mỗi cữ: Đây là hiện tượng thường gặp ở trẻ dưới 3 tháng tuổi. Thế nhưng nếu đã lớn hơn mà vẫn duy trì thói quen bú ít sẽ khiến cho cơ thể người mẹ cho rằng nhu cầu sữa ít hơn và từ đó dẫn đến tình trạng lượng sữa được tiết ra cũng ít hơn.
- Dùng máy hút sữa không đúng cách: Việc sử dụng máy hút sữa với tác dụng lực quá mạnh quá thể khiến cho đầu ngực bị tổn thương. Ngoài ra, việc lạm dụng máy hút sữa thường xuyên thay vì cho trẻ bú trực tiếp sẽ không kích thích tuyến sữa tiết sữa, từ đó lượng sữa được sản sinh cũng giảm dần.
- Mẹ sinh non, sinh mổ: Người mẹ bị sinh non thường gặp phải tình trạng ít sữa do cơ chế sản xuất sữa chưa được xây dựng hoàn chỉnh. Còn đối với những người sinh mổ, sữa sẽ tiết ra ít hơn những người sinh thường do hậu quả của việc sử dụng thuốc kháng viêm và giảm đau gây ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến sữa.
2Cách khắc phục tình trạng mất hay ít sữa mẹ
Chế độ ăn uống hợp lý
Người mẹ cần đặc biệt chú ý đến việc thiết lập chế độ ăn uống khoa học và hợp lý ngay cả từ trước lẫn sau sinh. Nên phân bổ bữa ăn có đầy đủ 4 nhóm chính là chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, cần ăn các loại thực phẩm tốt cho cơ thể của người mẹ trong việc kích thích sản sinh sữa như:
- Các món nhiều đạm (protein): Trứng gà, thịt nạc, móng giò, cá hồi,...
- Các loại rau xanh: Rau ngót, rau đay, rau khoai lang, rau má, bông cải xanh, rau chân vịt…
- Các loại quả giàu vitamin A (cà chua, gấc, xoài), các loại quả nhiều nước giàu vitamin (cam, quýt, bưởi) và các loại quả khác có thể kể đến như sung, đu đủ xanh, chuối sứ, vả.
- Các loại hạt (mè đen, đậu nành, đậu xanh, đậu đen, hạt sen, hạt bí, lạc) và ngũ cốc (yến mạch, gạo lứt, lúa mạch)
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể cũng như hỗ trợ cơ chế điều tiết sữa.
Ngoài ra, mẹ cũng cần loại bỏ các loại thực phẩm ức chế quá trình sản sinh ra sữa như: lá lốt, rau mùi tây, rau bạc hà, măng chua, đồ uống có cồn và chất kích thích, thức ăn nhiều dầu mỡ, ớt, tỏi.
Cho con bú mẹ trực tiếp
Nên cho bé trực tiếp bú mẹ sớm nhất có thể ngay từ khi chào đời để bé nhận được lượng sữa non mà mẹ tiết ra. Việc cho bé bú thường xuyên cũng là một phương pháp hiệu quả giúp cho sữa được sản sinh ra nhiều hơn. Khi bé bú mẹ, đầu vú của người mẹ sẽ bị tác động và kích thích tiết ra nhiều oxytocin - đây là chất xúc tác hỗ trợ cơ thể người mẹ sản sinh được nhiều sữa hơn.
Massage bầu ngực
Việc massage bầu ngực có tác dụng vô cùng hiệu quả trong việc kích thích sữa của người mẹ. Đầu tiên, bạn dùng tay nâng ngực và xoay tròn, ấn xung quanh bầu ngực và lặp lại động tác này từ 20 đến 30 lần cho mỗi đợt massage. Với những động tác đơn giản này, bạn đã kích thích quá trình sản sinh ra Oxytocin, từ đó giúp tiết ra nhiều sữa hơn.
Chườm nóng bầu ngực
Phương pháp này vô cùng đơn giản và dễ thực hiện nhưng đem lại hiệu quả vô cùng cao. Bạn chỉ cần sử dụng một chiếc khăn đã được ủ nóng bằng nước ấm rồi đắp lên bầu ngực trong khoảng 5 - 10 phút là đã giúp cho các tuyến sữa lưu thông dễ dàng hơn. Đây là phương pháp giúp khắc phục tình trạng tắc sữa - nguyên nhân của hiện tượng đau nhức bầu ngực.
Sử dụng máy hút sữa
Người mẹ có thể sử dụng máy hút sữa để kích thích cũng như tăng phản xạ tiết sữa tự nhiên của tuyến sữa. Nên sử dụng máy và hút từ 8 - 10 lần mỗi ngày với 15 - 20 phút mỗi lần và thực hiện đều đặn sau mỗi 1 - 2 tiếng.
3 Lưu ý khi kích sữa cho mẹ
- Không nên thực hiện các phương pháp kích sữa cho mẹ ngay sau khi sinh mà hãy chờ đến khi bé bắt đầu bú đều đặn, cơ chế tiết sữa bắt đầu lưu thông ổn định rồi mới tiến hành kích sữa nếu nhận thấy lượng sữa tiết ra quá ít hoặc mất sữa.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để cung cấp đủ nước cho cơ thể sản sinh sữa.
- Cần kiên trì khi thực hiện các phương pháp kích sữa vì tuy đơn giản nhưng nó đòi hỏi khoảng thời gian nhất định để đạt được hiệu quả như mong đợi. Đối với những người bị ít sữa, cần kiên trì thực hiện từ 3 - 7 ngày, đối với những người bị mất sữa thì đòi hỏi thời gian lâu hơn là từ 1 - 4 tuần.
- Cần căn cứ vào nguyên nhân chính xác gây nên trình trạng ít sữa, mất sữa để có được những biện pháp khắc phục hiệu quả và nhanh chóng nhất.
Bài viết trên đây cung cấp thông tin cho bạn về nguyên nhân gây mất sữa và cách khắc phục trình trạng này. Chúc bạn có một hành trình nuôi con thật hạnh phúc!
Bạn đang xem: Mẹ ít sữa phải làm sao? Nguyên nhân gây mất sữa và cách khắc phục
Chuyên mục: Mẹ & Bé