Cách làm thơ lục bát hay và các bài thơ lục bát tự sáng tác

Cách làm thơ lục bát hay như thế nào? Trong bài viết hôm nay, chúng tôi xin chia sẻ đến các bạn cách làm thơ lục bát hay và các bài thơ lục bát tự sáng tác. Các bạn tham khảo nhé!

Cách làm thơ lục bát hay như thế nào? Trong bài viết hôm nay, META.vn xin chia sẻ đến các bạn cách làm thơ lục bát hay và các bài thơ lục bát tự sáng tác. Các bạn tham khảo nhé!

Thơ lục bát là gì? Luật thơ lục bát

Thơ lục bát là gì?

Thơ lục bát là một thể loại thơ dân gian nổi tiếng và lâu đời của Việt Nam. Hiện tại, người ta vẫn chưa xác định được là thơ lục bát ra đời ở thời điểm nào cụ thể. Đặc trưng của thể thơ lục bát là có một cặp thơ trong đó câu đầu là 6 âm tiết, câu sau là 8 âm tiết, chúng được phối vần và số câu của một bài thơ lục bát là không hạn chế.

Luật làm thơ lục bát chuẩn là phải đáp ứng tiếng thứ 2, 6, 8 mang thanh bằng, tiếng thứ 4 sẽ mang thanh trắc và các tiếng còn lại tự do. Bên cạnh đó, đuôi của câu 6 tiếng phải hợp vần với tiếng thứ sáu của câu 8 tiếng. Nếu tiếng thứ sáu của câu 8 tiếng là thanh ngang thì tiếng thứ 8 cần phải là thanh huyền. Vần của thơ lục bát thường gồm 2 loại chính, loại 1 là vần chính hay âm giống nhau và loại 2 là vần thông hay âm na ná. Về mặt quy tắc thì thơ lục bát có yêu cầu rất khó, tuy nhiên trong thể thơ lục bát này luôn có biến thể, có nghĩa là người viết có thể viết sai về niêm luật hoặc thậm chí thừa tiếng.

Ví dụ:

Con vua thì được làm vua
Con sãi ở chùa, thì quét lá đa.

Ở ví dụ trên, câu thơ lục bát 6 tiếng hiệp vần sai vần "ua" ở tiếng thứ 6 câu 6 tiếng không hiệp với tiếng thứ 6 của câu 8 tiếng. Nhưng người ta vẫn xem câu thơ trên là thơ lục bát đúng.

Cách làm thơ lục bát hay

Thơ lục bát là gì?

Quy tắc luật thanh khi làm thơ lục bát

Quy tắc luật thanh của thơ lục bát mà người làm thơ cần nắm là "nhất, tam, ngũ bất luận, nhị, tứ, lục phân minh". Trong đó, các tiếng thứ 1, 3 và 5 có thể là những tiếng tự do, nhưng tiếng thứ 2, 4 và 6 phải tuân theo quy tắc.

  • Ở câu lục (6) sẽ gieo theo trình tự các tiếng 2 - 4 - 6 là thanh bằng - trắc - bằng.
  • Ở câu bát (8) sẽ gieo theo trình tự các tiếng 2 - 4 - 6 - 8 là bằng - trắc - bằng - bằng.

Ví dụ:

Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương.

Ở ví dụ trên, câu lục gieo đúng bằng - trắc - bằng và ở câu bát gieo đúng bằng - trắc - bằng - bằng.

Tuy nhiên, trong thơ lục bát vẫn sẽ có các trường hợp biến thể khác để tạo nên sự độc đáo và mới lạ hơn mặc dù không đúng quy tắc trên.

Ví dụ:

Chào em cô gái áo vàng
Làm anh mơ màng mà chẳng nói tên.

Ở câu thơ lục bát ví dụ trên, câu lục vẫn gieo đúng bằng - trắc - bằng, nhưng câu bát lại gieo bằng - bằng - trắc - bằng.

Cách gieo vần khi làm thơ lục bát

Thơ lục bát có sự khác biệt so với các thể thơ khác ở chỗ là nó cho phép người viết gieo nhiều vần trong câu chứ không nhất thiết là chỉ được gieo một vần duy nhất mà thôi. Ưu điểm này sẽ giúp cách làm thơ lục bát trở nên dễ dàng hơn và bài thơ lục bát sẽ có nhịp điệu dễ đọc và dễ thuộc hơn hẳn so với các thể thơ khác.

Ví dụ trích đoạn thơ lục bát Truyện Kiều của Nguyễn Du:

Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.

Xét ví dụ trên, chúng ta có thể thấy rằng vần "a" được gieo ở 3 chỗ là "ta, là, mà", vần "au" được gieo ở 3 chỗ là "nhau, đau, và dâu" hay chính là vần thông na ná nhau.

Ví dụ:

Chờ em chờ tới ngày mai
Dù cho mãi mãi vẫn chung một lòng.

Tuy nhiên, giống như trường hợp câu thơ trên, thơ lục bát vẫn có biến thể về cách gieo vần như vần cuối câu lục không nhất thiết gieo cùng vần thứ sáu câu bát.

Cách ngắt nhịp khi làm thơ lục bát

Thơ lục bát thông thường sẽ được ngắt nhịp chẵn 2/2/2 ở câu lục và nhịp 4/4 ở câu bát. Tuy nhiên, một số trường hợp sẽ được tác giả đổi qua nhịp 3/3, 3/5… để nhằm nhấn mạnh ý câu thơ hơn.

Ví dụ:

Ngày xuân - con én - đưa thoi.
Thiều quang chín chục - đã ngoài sáu mươi
Cỏ non - xanh tận - chân trời
Cành lê trắng - điểm một vài - bông hoa.

Câu cuối ở ví dụ trên được ngắt nhịp là 3/3/2, bời vì tác giả muốn nhấn mạnh chữ "điểm" với ngụ ý mới là một vài bông hoa. Nếu ngắt nhịp 4/4 theo quy tắc, khi đọc "cành lê trắng điểm - một vài bông hoa" sẽ không hợp lý cho lắm vì "điểm” bị ngắt giữa chừng.

Các bài thơ lục bát tự sáng tác

Các bài thơ lục bát tự sáng tác

Mời các bạn tham khảo nhé!.

1. Cuộc sống tươi vui

Thương sao mái ấm nhà em
Gia đình đoàn tụ dưới rèm trời mưa
Mái nhà trú nắng sớm trưa
Tối về văng vẳng đong đưa điệu đàn

Công cha vất vả không màng
Nghĩa mẹ sớm tối gọn gàng trước sau
Mở lời cất tiếng ngọt ngào
Chăm nom dạy dỗ luôn trao nụ cười

Đàn em học hỏi đùa chơi
Thân bằng quyến thuộc cơ ngơi sum vầy
Tình thân gắn kết đắp xây
Ông bà yên dạ thân gầy tâm an

Bà con hàng xóm trong làng
Khác nào khúc ruột mọi đàng có nhau
Bạn bè giữ mãi tình sâu
Thầy cô trọng nghĩa ghi vào tim em

Thảnh thơi giấc ngủ êm đềm
Nhẹ nhàng mỗi bước bên thềm gần xa
Đất trời thoáng rộng bao la
Em vui tất dạ lời ca thăng trầm

Đàn chim về tổ quây quần
Bướm ong bay lượn đầu sân cạnh vườn
Hoa cười lá vỗ khoe sương
Gia đình nhộn nhịp tình thương ngập tràn.

2. Bé lá của cây

Lá vàng, đỏ rụng vào thu
Chị mây, chị gió liền ru chiếc cành
Mùa xuân lá mọc màu xanh
Đàn chim bảo vệ lá lành của cây

Màu xanh trải tận chân mây
Cô mưa ru lá ngủ say trên cành
Bé lá ngủ dậy vai vươn
Thấy cây nâu xám, mình tròn, to cao

Mùa hè bé lá gọi sao
Sao vàng cùng bé múa vào múa ra.

3. Duyên phận

Mưa sa rơi giọt giếng khơi
Còn mong chi nữa ai lời thủy chung
Rượu say men ái ân nồng
Người vui duyên mới pháo hồng tân hôn

Lễ mừng nao nức cả thôn
Thầy me em bảo gái khôn kén chồng
Nuôi con đủ cánh đủ lông
Mong ngày mừng hỷ đoái lòng thân gia

Thân em như giọt mưa sa
Cùng ai lỡ trọn câu ca ân tình
Nguyện rằng ta đấy với minh
Tấm lòng son sắt nhục vinh chẳng màng

Tình anh cao tựa núi ngàn
Uy quyền chẳng đổ bạc vàng chẳng lay
Em về lạy mẹ với thầy
Thương con xin đợi đến ngày ai sang

Bây giờ con sáo sang ngang
Ước nguyền non nước đành mang một mình.

4. Tiếng ve báo hè

Ve kêu đã tự khi nào
Mà ta cứ nghĩ mới vào đầu thu
Trường mới giờ đã thành xưa
Ngày nào mới đến giờ xa mất rồi

Bốn năm cứ nghĩ là dài
Cứ nghĩ học mãi học hoài chả xong
Bây giờ lại nhớ lại mong
Mái trường xưa cũ phượng hồng mùa thi.

5. Ơn nghĩa đong đầy

Mẹ cha người đã sinh thành
Cho em sự sống mầm xanh trên đời
Thầy cô gieo nụ ươm chồi
Như người vun xới một đời trồng cây

Uốn từng nét chữ bàn tay
Dạy từng con toán, tháng ngày dần trôi
Câu thơ lục bát bồi hồi
Giọng cô nồng ấm những lời chứa chan

Bao bài toán những gian nan
Lời thầy sâu lắng muôn vàn thân thương
Thầy cô ấm áp mái trường
Cho con đôi cánh bay vào ước mơ.

Hy vọng, những thông tin vừa rồi là hữu ích đối với bạn. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!.

>>> Xem thêm:

Nếu bạn có nhu cầu mua các sản phẩm đồ gia dụng, điện máy - điện lạnh, thiết bị văn phòng, y tế & sức khỏe, thiết bị số - phụ kiện… thì bạn hãy truy cập website META.vn để đặt hàng online, hoặc bạn có thể liên hệ đặt mua trực tiếp các sản phẩm này tại:

Bạn đang xem: Cách làm thơ lục bát hay và các bài thơ lục bát tự sáng tác

Chuyên mục: Giải trí

Chia sẻ bài viết