Các câu chuyện cổ tích Việt Nam hay nhất kể cho bé nghe

Các câu chuyện cổ tích Việt Nam là những bài học ý nghĩa về tình cảm gia đình và đạo đức tốt cần thiết cho trẻ. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi xin chia sẻ đến các bạn các câu chuyện cổ tích Việt Nam hay nhất kể cho bé nghe. Các bạn tham khảo nhé!

Các câu chuyện cổ tích Việt Nam là những bài học ý nghĩa về tình cảm gia đình và đạo đức tốt cần thiết cho trẻ. Trong bài viết hôm nay, META.vn xin chia sẻ đến các bạn các câu chuyện cổ tích Việt Nam hay nhất kể cho bé nghe. Các bạn tham khảo nhé!

Các câu chuyện cổ tích Việt Nam hay nhất kể cho bé nghe

Các câu chuyện cổ tích Việt Nam hay nhất kể cho bé nghe

Mỗi ngày, các bậc cha mẹ hãy những kể truyện cổ tích Việt Nam cho bé nghe trước khi đi ngủ. Việc làm này tuy rất đơn giản nhưng lại rất tốt cho sự phát triển trí tuệ của trẻ. Các con sẽ được bước vào thế giới của những nhân vật thân thuộc và gần gũi trong cuộc sống của người Việt. Những câu chuyện cổ tích Việt Nam sẽ giúp con tăng trí tưởng tượng và hiểu hơn về mọi điều xung quanh mình. Bên cạnh đó, những câu chuyện cổ tích cũng chính là những bài học hay và ý nghĩa về tình cảm gia đình để trẻ có thể tiếp thu.

>>> Xem thêm: Các truyện cổ tích Việt Nam hay nhất đọc cho bé nghe

Sau đây là một số câu chuyện cổ tích Việt Nam hay nhất kể cho bé nghe. Các bạn tham khảo nhé!

Tấm Cám

Tấm Cám

Tấm Cám

Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Bố mẹ mất sớm, Tấm phải ở cùng với dì ghẻ (mẹ của Cám). Trong khi Cám được nâng niu chiều chuộng thì Tấm lại phải vất vả khổ cực, bị dì la mắng và đối xử thậm tệ. "Tấm phải làm lụng luôn canh, hết chăn trâu, gánh nước, đến thái khoai, vớt bèo; đêm lại còn xay lúa giã gạo mà không hết việc."

Một hôm, theo lời dặn của dì, Cám cùng Tấm ra ngoài đồng bắt tép. Vì phần thưởng là chiếc yếm đỏ hằng ao ước nên Tấm rất chăm chỉ miệt mài bắt tôm tép giữa trời nắng oi bức. Trong khi đó, Cám thì mải rong chơi đuổi hoa bắt bướm rồi quên mất nhiệm vụ, kết quả là chiều về giỏ không có gì cả. Cám lừa Tấm xuống tắm ao và cướp hết số tôm tép mà Tấm đã chăm chỉ nỗ lực cả buổi mới bắt được. Tấm tủi thân và ngồi khóc một mình. Bụt thấy thương quá, hiện lên an ủi giúp đỡ, bảo Tấm mang con cá bống còn sót lại về nuôi. Tấm hằng ngày chừa một phần cơm của mình, ra giếng gọi cá bống: "Bống bống bang bang lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người" và lập tức cá hiện lên, đớp những hạt cơm vàng ngọc chắt chiu của cô Tấm. Mẹ con Cám mưu mô xảo quyệt vì ganh ghét nên rình được và hại chết con cá bống. Lần này, Bụt lại ra tay giúp đỡ bằng cách chỉ Tấm bỏ xương cá vào lọ rồi đem cất dưới chân giường.

Nhà vua mở hội linh đình, ai ai cũng náo nức đi trẩy hội. Mẹ con Cám không muốn Tấm đi dự hội bèn dở âm mưu bắt tấm nhặt một thúng thóc và gạo trộn lẫn. Bụt hiện lên, sai đàn chim sẻ nhặt giúp Tấm. Rồi bảo Tấm đào bốn cái chậu xương cá dưới giường lên. Bất ngờ thay, những mảnh xương cá từ trước đã biến thành trang phục lộng lẫy, tỏa sáng,vừa vặn với thân hình của Tấm và nàng vui vẻ đi tham dự lễ hội.

Trong lúc vội vàng trở về, chẳng may Tấm sơ ý đánh rơi một chiếc giày xuống sông. Tấm mò mãi mà không được. Vua nhìn thấy chiếc giày nhỏ nhắn xinh đẹp và cảm lòng với chủ nhân, lập tức ra lệnh ai ướm thử vừa chiếc giày sẽ trở thành hoàng hậu. Tất cả mọi người trong kinh thành khi nghe tin đều háo hức nô nức đến thử giày, tìm kiếm hy vọng trở thành vợ của người đứng đầu đất nước. Nhưng rất tiếc, tất cả đều không vừa. Riêng đến lượt Tấm, đôi giày vừa khít. Vua cho mời nàng về cung và Tấm trở thành hoàng hậu.

Mẹ con Cám sau bao nhiêu chuyện vẫn căm thù Tấm và âm mưu hãm hại. Trong một dịp Tấm về giỗ cha, họ đã lén lút chặt đứt cây cau và hại chết Tấm. Cám vào cung tiến vua thay chị. Tấm lần lượt biến thành con chim vàng anh, cây xoan, khung cửi, quả thị. Cuối cùng trở thành con gái của bà lão hàng nước. Khi nhà vua tình cờ đi qua đây và nhận ra Tấm, liền đón nàng về cung. Kết thúc câu chuyện, mẹ con Cám bị trừng phạt thích đáng và Tấm sống hạnh phúc mãi mãi bên nhà vua.

Cây tre trăm đốt

Cây tre trăm đốt

Cây tre trăm đốt

Ngày xưa, trong làng nọ có lão phú ông đẻ được một cô con gái xinh đẹp. Trong nhà phải thuê một anh đầy tớ, phú ông muốn anh ta làm cho mình nhưng lại không muốn trả tiền bèn nói: "Mày chịu khó làm ăn với tao rồi tao gả con gái cho". Người ở mừng lắm, ra sức làm lụng tới khuya không ngại vất vả. Anh ta giúp việc được ba năm, phú ông mỗi ngày một giàu có.

Lúc này phú ông không còn nghĩ đến lời hứa cũ nữa, nên đem con gái gả cho con một nhà phú hộ khác ở trong làng.

Sáng hôm sắp đưa dâu, ông chủ gọi đứa ở lên lừa anh một lần nữa, bảo rằng: "Bây giờ mày lên rừng tìm cho tao một cây tre có trăm đốt về đây làm đũa ăn cưới, thì tao cho mày lấy con gái tao ngay".

Anh người ở tưởng thật, vác dao đi vào rừng. Anh kiếm khắp nơi, hết rừng này qua rừng nọ, không tìm đâu thấy có cây tre đủ trăm đốt. Buồn khổ quá, anh ta ngồi một chỗ ôm mặt khóc. Bỗng thấy có một ông lão râu tóc bạc phơ, tay cầm gậy trúc hiện ra bảo: "Tại sao con khóc, hãy nói ta nghe, ta sẽ giúp cho". Anh bèn đem đầu đuôi câu chuyện ông phú hộ hứa gả con gái cho mà kể lại. Ông lão nghe xong, mới bảo rằng: "Con đi chặt đếm đủ trăm cái đốt tre rồi đem lại đây ta bảo".

Anh làm theo lời dặn, ông bụt dạy anh đọc: "Khắc nhập, khắc nhập" đủ ba lần, thì một trăm khúc tre tự nhiên dính lại với nhau thành một cây trẻ đủ một trăm đốt. Anh người ở mừng quá, định vác về, nhưng cây tre dài quá, vướng không đi được. Ông bụt lại bảo anh đọc: "Khắc xuất, khắc xuất" đúng ba lần thì cây tre trăm đốt lại rời ra ngay từng khúc.

Anh bèn bó cả lại mà gánh về nhà. Đến nơi thấy hai họ đang ăn uống vui vẻ, sắp đến lúc rước dâu, anh mới hay là ông chủ đã lừa đem gả con gái cho người ta rồi. Anh không nói gì, đợi lúc nhà trai đốt pháo cưới, bèn đem một trăm khúc tre xếp dài dưới đất, rồi lẩm bẩm đọc: "Khắc nhập, khắc nhập" cho liền lại thành một cây tre trăm đốt, đoạn gọi ông chủ đến bảo là đã tìm ra được tre trăm đốt, và đòi gả con gái cho mình. Ông chủ lấy làm lạ cầm cây tre lên xem, anh đầy tớ đọc luôn: "Khắc nhập, khắc nhập", thì ông ta bị dính liền ngay vào cây tre, không làm sao gỡ ra được. Ông thông gia thấy vậy chạy đến, định gỡ cho, anh lại đọc luôn: "Khắc nhập, khắc nhập", thì cả ông cũng bị dính theo luôn, không lôi ra được nữa.

Hai họ thấy thế không còn ai dám lại gần nữa. Còn hai ông kia không còn biết làm thế nào đành van lạy xin anh đầy tớ thả ra cho. Ông chủ hứa gả con gái cho anh, ông thông gia xin về nhà ngay, anh để cho cả hai thề một hồi rồi nó mới đọc: "Khắc xuất, khắc xuất" thì hai ông rời ngay cây tre, và cây tre cũng rời ra trăm khúc.

Mọi người đều nể phục anh người ở, ông chủ vội gả con gái cho anh, và từ đó không còn dám khinh thường anh nữa.

Sự tích cây vú sữa

Sự tích cây vú sữa

Sự tích cây vú sữa

Ngày xưa, có một cậu bé được mẹ cưng chiều nên rất nghịch và ham chơi. Một lần, bị mẹ mắng, cậu vùng vằng bỏ đi. Cậu la cà khắp nơi, mẹ cậu ở nhà không biết cậu ở đâu nên buồn lắm. Ngày ngày, mẹ ngồi trên bậc cửa ngóng cậu về. Một thời gian trôi qua mà cậu vẫn không về. Vì quá đau buồn và kiệt sức, mẹ cậu gục xuống... Không biết cậu đã đi bao lâu. Một hôm, vừa đói vừa rét, lại bị trẻ lớn hơn đánh, cậu mới nhớ đến mẹ: "Phải rồi, khi mình đói, mẹ vẫn cho mình ăn, khi mình bị đứa khác bắt nạt, mẹ vẫn bênh mình, về với mẹ thôi". Cậu liền tìm đường về nhà... Ở nhà, cảnh vật vẫn như xưa, nhưng không thấy mẹ đâu. Cậu khản tiếng gọi mẹ:

"Mẹ ơi, mẹ đi - đâu rồi, con đói quá!" Cậu bé gục xuống, rồi ôm một cây xanh trong vườn mà khóc. Kỳ lạ thay, cây xanh bỗng run rẩy. Từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây. Hoa tàn, quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh. Cây nghiêng cành, một quả to rơi vào tay cậu bé. Cậu bé cắn một miếng thật to. Chát quá Quả thứ hai rơi xuống. Cậu lột vỏ, cắn vào hạt quả. Cứng quá. Quả thứ ba rơi xuống. Cậu khẽ bóp quanh quanh quả, lớp vỏ mềm dần rồi khẽ nứt ra một kẽ nhỏ. Một dòng sữa trắng sóng sánh trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ... Cậu bé ghé môi hứng lấy dòng sữa ngọt ngào, thơm ngon như sữa mẹ. Cây rung rinh cành lá, thì thào:

"Ăn trái ba lần mới biết trái ngon
Con có lớn khôn mới hay lòng mẹ."

Cậu oà lên khóc. Nhận ra mẹ đã không còn nữa. Cậu nhìn lên tán lá, lá một mặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Cậu ôm lấy thân cây mà khóc, thân cây xù xì, thô ráp như đôi bàn tay làm lụng của mẹ. Nước mắt cậu rơi xuống gốc cây. Cây xòa cành ôm cậu, rung rinh cành lá như tay mẹ âu yếm vỗ về. Cậu kể cho mọi người nghe chuyện về người mẹ và nỗi ân hận của mình… Trái cây thơm ngon ở vườn nhà cậu, ai cũng thích. Họ đem về gieo trồng khắp nơi và đặt tên là Cây Vú Sữa.

Sọ Dừa

Sọ Dừa

Sọ Dừa

Ngày xửa ngày xưa có đôi vợ chồng già hiếm muộn con cái, phải đi ở cho nhà phú ông. Một hôm bà vợ vào rừng hái củi, uống nước trong cái sọ dừa, về nhà có mang, ít lâu sau sinh ra một đứa bé kì dị, không chân không tay, tròn như một quả dừa. Thấy đứa bé biết nói, bà giữ lại nuôi và đặt luôn tên là Sọ Dừa.

Thương mẹ vất vả, Sọ Dừa nhận chăn đàn bò nhà phú ông. Cậu chăn bò rất giỏi, con nào cũng béo mượt. Ba cô con gái nhà phú ông thay nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị kênh kiệu thường hắt hủi Sọ Dừa, chỉ có cô út đối đãi với cậu tử tế.

Phát hiện ra vẻ đẹp bên trong cái vẻ kì dị của Sọ Dừa, cô út đem lòng thương yêu. Sọ Dừa nhờ mẹ đến nhà phú ông hỏi vợ. Phú ông thách cưới thật lo nhưng thấy Sọ Dừa mang đủ đồ thách cưới đến, đành phải gả cô út cho chàng. Ngày cưới, Sọ Dừa hiện nguyên hình là một chàng trai trẻ đẹp khiến hai cô chị vô cùng ghen tức.

Nhờ chăm chỉ đèn sách Sọ Dừa thi đỗ trạng nguyên và được nhà vua cử đi, sứ nước ngoài. Trước khi đi chàng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà để đề phòng tai hoạ.

Sọ Dừa đi vắng, hai người chị tìm cách hãm hại cô út, đẩy cô xuống biển hòng cướp chồng em. Nhờ có các đồ vật chồng đưa cho, cô út thoát chết, được chồng cứu trên đường đi sứ về. Hai vợ chồng đoàn tụ. Hai cô chị xấu hổ bỏ nhà đi biệt tích.

Thánh Gióng

Thánh Gióng

Thánh Gióng

Thời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có cặp vợ chồng ông lão tuy chăm chỉ làm ăn và nổi tiếng là phúc đức nhưng không có con. Một hôm, bà vợ đang làm đồng thấy một vết chân to liền ướm chân vào. về nhà bà mang thai và sau mười hai tháng thì sinh ra một bé trai khôi ngô tuấn tú. Điều kì lạ là mãi lên ba tuổi, cậu bé vẫn chưa biết đi, chẳng biết nói, biết cười.

Khi giặc Ân xâm phạm bờ cõi, vua Hùng cho người đi tìm nhân tài cứu nước. Cậu bé cất tiếng đầu tiên và cũng là lời xin được đi đánh giặc. Cậu bé yêu cầu sứ giả về tâu vua sắm cho cậu ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt. Từ đó cậu lớn nhanh như thổi. Sau khi ăn hết bảy nong cơm, ba nong cà do bà con hàng xóm gom góp, cậu bé vươn vai thành một tráng sĩ, mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt xông ra trận diệt giặc. Trong lúc đánh giặc, roi sắt bị gãy, tráng sĩ nhổ những bụi tre ven đường làm vũ khí đánh giặc.

Dẹp xong giặc Ân, tráng sĩ một mình một ngựa lên đỉnh núi rồi bay lên trời. Để tưởng nhớ công ơn tráng sĩ, nhân dân lập đền thờ, hàng năm tổ chức hội làng để tưởng nhớ. Những dấu tích của trận đánh năm xưa vẫn còn lưu lại trên mặt đất, trên những bụi tre nơi cậu bé diệt giặc.

Video kể chuyện cổ tích Việt Nam MP3 hay nhất

Video kể chuyện cổ tích Việt Nam MP3 hay nhất

Dưới đây là video những câu chuyện cổ tích Việt Nam, kể chuyện cổ tích Việt Nam MP3 hay nhất. Mời các bạn cùng tham khảo nhé!

Hy vọng, những thông tin vừa rồi là hữu ích đối với bạn. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!.

>>> Xem thêm:

Nếu bạn có nhu cầu mua các sản phẩm đồ gia dụng, điện máy - điện lạnh, thiết bị văn phòng, y tế & sức khỏe, thiết bị số - phụ kiện… thì bạn hãy truy cập website META.vn để đặt hàng online, hoặc bạn có thể liên hệ đặt mua trực tiếp các sản phẩm này tại:

Bạn đang xem: Các câu chuyện cổ tích Việt Nam hay nhất kể cho bé nghe

Chuyên mục: Giải trí

Chia sẻ bài viết