Bộ đàm bị rè, không nghe, không nói được? Nguyên nhân và cách khắc phục
Máy bộ đàm rất quan trọng trong mọi công việc liên lạc trong phạm vi ngắn hiện nay. Hãy đọc ngay bài viết này để biết cách khắc phục khi sản phẩm bị hú, rè và không thể nghe được nhé!
Bộ đàm không thể thiếu trong đời sống hiện nay bởi tính tiện lợi rất cao, có thể ứng dụng trong rất nhiều công việc. Việc bắt sóng của bộ đàm vô cùng quan trọng, vì vậy nếu sản phẩm không bị rè, không nghe, không nói được sẽ rất bất tiện. Hãy tham khảo ngay nguyên nhân và cách khắc phục dưới đây nhé!
Nguyên nhân và cách khắc phục khi bộ đàm bị rè
Bộ đàm không nghe được
- Do pin của máy kém - bạn nên kiểm tra lại pin máy còn hay không? Trong trường hợp pin hết bạn nên thay luôn pin mới.
- Đảm bảo cự ly sử dụng giữa các máy: Bộ đàm chỉ bắt sóng và tần số rõ nét trong 1 cự ly cho phép. Vì vậy khi mua bạn nên để ý tới công suất và tần số của máy. Lưu ý là công suất càng lớn thì phạm vi liên lạc càng xa.
- Anten máy bộ đàm có thể bị gãy trong hoặc chưa lắp chặt với thân máy. Vì vậy bạn cần xem lại cẩn thận anten của máy và gắn chặt chúng lại với máy
- Tần số bộ đàm giữa các máy đảm bảo đúng kênh và đúng tần
Nếu kiểm tra đủ các tình huống trên bạn không khắc phục được bạn hãy liên hệ tới các bộ phận kỹ thuật để có thể hỗ trợ 1 cách tốt nhất.
Bộ đàm không nói được
- Bụi bẩn hoặc dán giấy che lấp lỗ thu âm. Điều bạn cần làm là lau sạch và xem có vật cản gì tại lỗ thu âm hay không?
- Quan tâm lớn nhất vẫn là tần số máy bộ đàm. Bạn cần cài đúng tần số máy bộ đàm với hệ thống máy bộ đàm.
- Anten máy phát có thể có vấn đề như bị gãy trong hoặc lắp chưa đúng.
- Lỗi cuối cùng là hỏng phần thu, bạn nên liên hệ với phòng kỹ thuật để họ bảo hành hoặc sửa cho bạn.
Bộ đàm bị rè
- Pin máy có thể đang yếu.
- Khoảng cách giữa các máy liên lạc đang đến ngưỡng bán kinh hoạt động.
- Anten máy lắp chưa chặt.
Bộ đàm bị hú
- Trường hợp này có thể máy bị hỏng cảm biến tại chức năng SOS (báo động).
- Máy bộ đàm khác đang ấn chế độ báo động, vì vậy bạn nên để ý xung quanh bởi các máy bộ đàm khác.
Top máy bộ đàm tốt nhất hiện nay
1. Máy bộ đàm cầm tay Kenwood TK 608 - giá tham khảo 480.000đ
Kenwood TK 608 kèm ăng ten giúp bắt sóng cực nhạy. Cự ly liên lạc:
Nội thành: 1 - 2 km.
Ngoại thành: 2 - 3 km.
Điều kiện lý tưởng 3 - 6 km
Bộ đàm cầm tay Kenwood TK 608 có dung lượng pin siêu khỏe 1500 mAh, trọng lượng nhẹ chỉ 300g nên cầm theo làm việc vô cùng thoải mái. Kenwood TK 608 được sử dụng rộng rãi trong các tòa nhà, bảo vệ, nhân viên giao thông...
2. Bộ đàm Kenwood TK 3000 - giá tham khảo 1.200.000đ
Tính năng ưu việt của bộ đàm Kenwood TK 3000
- Gọn nhẹ, dễ dàng mang theo.
- 16 kênh nhớ cùng chức năng quét kênh.
- Thiết kế chắc chắn, bền bỉ.
- Chất liệu chống bụi, chống nước.
- Thời gian sử dụng kéo dài 10 tiếng.
- Được ứng dụng trong nhiều công việc.
3. Máy bộ đàm Motorola GP 3688 Plus - giá tham khảo 1.100.000đ
Sử dụng phương thức truyền tín hiệu MDC 1200 độc quyền của hãng Motorola, DTMF và công suất phát cực lớn 12W giúp truyền dữ liệu ở tốc độ cao 1200 bit/giây.
- Sử dụng 128 kênh nhớ và 1 kênh gọi chuyên dụng giúp người dùng liên lạc được với nhiều người. Giúp người dùng giảm chi phí khi cần liên lạc đến nhiều người.
- Xóa kênh nhiễu tăng độ to, rõ, nét cho âm thanh khi truyền tải.
- Đèn led thông báo tình hình máy và tình trạng pin.
Hi vọng với bài viết trên đây các bạn có thể khắc phục được cho mình các vấn đề khi máy bộ đàm bị nhiễu, không nói và nghe được. Chúc các bạn thành công!
Bạn đang xem: Bộ đàm bị rè, không nghe, không nói được? Nguyên nhân và cách khắc phục
Chuyên mục: Mẹo vặt cuộc sống
Các bài liên quan
- Cách trồng dâu tây và chăm sóc đúng kỹ thuật nhanh có quả tại nhà
- Cách tính tiền điện sinh hoạt hàng tháng
- Cách cắm hoa hướng dương 10 bông đẹp, đơn giản, nghệ thuật, tươi lâu
- Phèn chua là gì? Có ăn được không? Tác dụng, tác hại của phèn chua
- Cách tính hóa đơn tiền điện online theo giá điện sinh hoạt, điện 3 pha mới nhất
- Ảnh động 8/3 - Bộ hình ảnh động đẹp chúc mừng Quốc tế Phụ nữ 8/3