Ăn na có béo không? Ăn na có nóng không?

Ăn na có béo không? Ăn na có nóng không? Để trả lời cho thắc mắc này, chúng tôi mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi!

Ăn na có béo không? Ăn na có nóng không? Để trả lời cho thắc mắc này, META mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi!

Tìm hiểu về quả na

Tìm hiểu về quả na

Na (hay còn gọi là quả mãng cầu ta, mãng cầu na, mãng cầu dai/giai) có tên khoa học là Annona reticulata, có dạng quả tụ, mỗi lá noãn sẽ phát triển thành 1 quả mọng và tất cả chúng dính với nhau thành một khối hình trái tim hoặc hình cầu. Mặt ngoài của quả na có màu xanh, nhiều rãnh, thịt màu trắng kem, hạt màu đen. Khi ăn, quả có vị ngọt thanh, mềm ngon. Thành phần dinh dưỡng của quả na như sau:

1 khẩu phần = 120g thịt na (1/2 quả vừa) có chứa:

  • Vitamin C: 38% lượng khuyến nghị hàng ngày cho mỗi khẩu phần ăn.
  • Magiê: 22% lượng khuyến nghị hàng ngày cho mỗi khẩu phần ăn.
  • Vitamin B6: 15% lượng khuyến nghị hàng ngày cho mỗi khẩu phần ăn.
  • Sắt: 6% khuyến nghị hàng ngày cho mỗi khẩu phần ăn.

Thành phần dinh dưỡng của quả na

Ăn na có béo không? Ăn na có tốt không?

Có rất nhiều câu hỏi đặt ra “ăn na có béo không”. Câu trả lời cho thắc mắc này là không. Quả na chứa nhiều vitamin C - một loại vitamin hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Trung bình một quả na có thể cung cấp 1/5 lượng vitamin C mà cơ thể cần hằng ngay, do đó na được xem là loại trái cây hỗ trợ giảm cân hiệu quả chứ không có khả năng làm tăng cân.

Ngoài ra, na còn mang lại rất nhiều tác dụng tốt khác như:

  • Cải thiện hệ tiêu hóa: Trong na có chứa một lượng chất xơ nhất định giúp hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa, ngăn ngừa một số bệnh liên quan đến đường ruột như: Tiêu chảy, đầy hơi, táo bón, ợ hơi… Không chỉ vậy, chất xơ có trong na còn có thể thúc đẩy hệ bài tiết hoạt động tích cực hơn, đào thải cặn ra ngoài nhanh chóng, giúp cơ thể thanh lọc, khỏe mạnh hơn.
  • Hỗ trợ hệ tim mạch khỏe mạnh: Trong na có chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho hệ tim mạch như: Kali, magiê, vitamin B6, B2… giúp hệ thống tim mạch hoạt động ổn định, ngăn ngừa khả năng tăng huyết áp và một số triệu chứng khác (đau tim, nhồi máu cơ tim…).
  • Hỗ trợ làm đẹp da: Na không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mà còn có thể giúp da trở nên mịn màng, căng bóng, hồng hào nhờ hàm lượng vitamin A. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng na kết hợp với một số nguyên liệu khác để đắp mặt, đem lại cảm giác thư giãn, thoải mái khi làm đẹp.
  • Tốt cho bà bầu: Na được xem là loại quả tốt ho bà bầu có thể giúp làm giảm cảm giác mệt mỏi, đau nhức cơ thể, ốm nghén, hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch chống lại một số triệu chứng sinh non, xảy thai… Đặc biệt, na có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sự phát triển của thai nhi về cả thể chất, trí não và hệ miễn dịch. Tuy nhiên, bà bầu chỉ nên ăn một lượng vừa phải, không nên lạm dụng quá nhiều.

Ăn na có nóng không?

Na là loại quả có hàm lượng dưỡng chất cao, dễ ăn, được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, na lại có tính nóng nên nếu bạn ăn nhiều sẽ có thể gây nóng trong người và gây ra một số tình trạng nổi mụn, táo bón… Do đó, bạn chỉ nên ăn na với lượng vừa đủ, không nên ăn quá nhiều. Mỗi ngày, bạn chỉ nên ăn 1 - 2 quả.

Tìm hiểu quả na có nóng không

Một số lưu ý khi ăn na

Mặc dù na là một loại quả dễ ăn, giàu chất dinh dưỡng, được nhiều người yêu thích nhưng khi ăn bạn cần chú ý một số điều như sau:

  • Những người mắc các bệnh về hệ tiêu hóa, cơ địa nóng, bệnh huyết áp, người thừa cân béo phì… nên hạn chế ăn na hoặc ăn với lượng vừa phải.
  • Khi ăn na, bạn cần lựa chọn những quả chín mềm hẳn, không ăn quả xanh hoặc chưa chín bởi có thể khiến cơ thể hấp thụ nhiều chất Annonacin không tốt cho sức khỏe.
  • Không cắn vỡ, không nhai và nuốt hạt na.

Trên đây là một số thông tin về việc ăn na có béo không, ăn na có nóng không mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi!

Bạn đang xem: Ăn na có béo không? Ăn na có nóng không?

Chuyên mục: Tra cứu thông tin

Chia sẻ bài viết