Ai không nên ăn khoai lang?
Khoai lang tuy tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng có thể ăn được, vậy ai không nên ăn khoai lang?
Khoai lang là thực phẩm yêu thích của nhiều người. Khoai lang giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn được khoai lang. Vậy, ai không nên ăn khoai lang?
Tác dụng của khoai lang với sức khoẻ
Khoai lang là thực phẩm yêu thích của nhiều người. Khoai lang mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ. Báo Sức khoẻ & Đời sống dẫn lời TS. Nguyễn Việt Hoàng, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh, Hà Nội cho biết, khoai lang được cho là loại thực phẩm bình dân nhưng nhiều giá trị tuyệt vời.
Khoai lang rất giàu các chất dinh dưỡng cần thiết như mangan, canxi, vitamin A, vitamin B, choline. Củ khoai lang chứa nhiều chất chống oxy hóa nên rất tốt cho sức khỏe.
Trong 100g củ khoai tươi chứa 109 calo, 24,6% tinh bột, 4,17% glucoza. Khoai còn tươi chứa 1,3% protein, 0,1% chất béo, các khoáng chất như mangan, canxi, đồng, các vitamin A, B, C.
Khoai lang rất dễ chế biến thành nhiều món ăn dân dã như luộc, nướng, làm mứt, làm bánh, nấu chè… Nếu ăn khoai lang đúng cách, thì cơ thể bạn sẽ nhận được những tác dụng sau:
Giảm viêm
Bạn có thể thêm khoai lang vào danh sách thực phẩm chống viêm. Loại củ này có nhiều chất chống oxy hóa, đặc biệt là vitamin C, carotenoid và phenylpropanoid, giúp giảm viêm trong cơ thể, chống lại các bệnh mạn tính cũng như một số loại ung thư.
Khoai lang tuy tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng ăn
được.
Tăng cường chữa bệnh
Khoai lang liên quan đến cải thiện thị lực (do chứa beta carotene và vitamin A), hệ miễn dịch tốt hơn (vitamin C và mangan) và xương chắc khỏe (mangan). Ăn khoai lang thường xuyên hữu ích cho làn da của bạn.
Cải thiện sức khỏe tinh thần
Khoai lang rất tốt cho sức khỏe tâm thần vì chứa nhiều vitamin B6, cần thiết để tổng hợp serotonin, chất dẫn truyền thần kinh giúp điều chỉnh tâm trạng.
Ổn định đường huyết
Là loại carbs phức, khoai lang cần nhiều thời gian để tiêu hóa hơn so với carbs đơn giản (thực phẩm siêu chế biến có ít giá trị dinh dưỡng).
Điều đó đồng nghĩa khoai lang sẽ không làm tăng lượng đường trong máu một cách nhanh chóng, giữ tâm trạng và mức năng lượng của bạn ổn định.
Ai không nên ăn khoai lang?
Khoai lang tuy mang lại nhiều tác dụng cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng có thể ăn được.
Báo VnExpress dẫn lời Lương y Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội, cho biết có 2 nhóm người cần thận trọng khi ăn khoai lang:
Người bị thận
Khoai chứa nhiều chất xơ, kali, vitamin A. Người mắc bệnh thận, chức năng loại bỏ lượng kali dư thừa bị hạn chế, do đó ăn khoai lang có thể gây rối loạn nhịp, yếu tim.
Người có hệ tiêu hóa kém
Người có hệ tiêu hóa kém ăn nhiều khoai lang có thể dẫn đến tăng tiết dịch vị, gây nóng ruột, ợ chua, sinh hơi chướng bụng. Ăn khoai lang buổi tối dễ bị trào ngược, nhất là với người dạ dày yếu hoặc người già tiêu hóa kém, dễ đầy bụng. Ngoài ra, về đêm, cơ thể thường trao đổi chất thấp nên ăn khoai khó tiêu hóa dẫn đến mất ngủ.
Để tránh tình trạng này, bạn nên nấu, luộc, nướng thật chín hoặc cho thêm ít rượu vào nấu để phá hủy chất men. Nếu bị đầy bụng, có thể uống nước gừng để chữa.
Trên đây là những thông tin giải đáp về câu hỏi "Ai không nên ăn khoai lang?". Nếu bạn thuộc nhóm những người trên hãy tránh xa khoai lang nhé.
Bạn đang xem: Ai không nên ăn khoai lang?
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Khoai lang ăn củ hay lá tốt hơn?
- Trứng gà, trứng vịt, trứng ngỗng, trứng cút, loại nào bổ dưỡng hơn? Chuyên gia: Riêng loại trứng này ăn càng ít càng tốt
- Những thực phẩm tuyệt đối không ăn chung với trứng vịt lộn kẻo ngộ độc
- Khoai lang rớt giá chỉ còn từ 3.500 đồng/kg, chị em rủ nhau mua về chế biến đủ món
- Dừng ăn cà rốt ngay nếu xuất hiện triệu chứng này
- Ăn khoai lang có bị tăng cân?