5 thực phẩm dễ ẩn chứa ký sinh trùng
Nhắc đến nhiễm ký sinh trùng thì ai cũng sẽ cảm thấy sợ hãi. Nhưng đáng sợ hơn là chúng có thể ẩn nấp trong rất nhiều thực phẩm quen thuộc chúng ta ăn hằng ngày.
Các loại ký sinh trùng gây bệnh truyền qua thực phẩm cho người thường gặp nhất là: amip, lỵ, giun tròn, giun móc, sán dây, sán lá… Chúng gây các bệnh phổ biến như rối loạn tiêu hóa, hội chứng thiếu máu, viêm dạ dày/ruột, viêm đại tràng… và thậm chí có thể tử vong trong trường hợp nặng.
Ảnh minh họa
Để phòng ngừa ký sinh trùng xâm nhập vào có thể, hãy cần cẩn trọng khi chế biến và ăn uống với 5 thực phẩm sau đây:
1. Lươn vàng
Đặc điểm môi trường sống trong vùng nước đọng lâu ngày là điều kiện thuận lợi khiến cho lươn bị nhiễm ký sinh trùng. Khi vào thời điểm mùa sinh của ký sinh trùng, tỷ lệ nhiễm trùng của lươn có thể lên tới hơn 50%. Tất cả các loại lươn đều tiềm ẩn nguy cơ nhiễm ký sinh trùng rất cao, đặc biệt là lươn vàng.
Lươn vàng là vật chủ trung gian của ít nhất 15 loại ký sinh trùng. Trong đó, gây hại nhất là ấu trùng giun tròn miệng hàm. Khi ấu trùng này xâm nhập vào cơ thể, nó sẽ nhanh chóng tấn công lên vùng mắt, gây ra mù lòa. Hoặc ấu trùng sán sẽ sinh sôi cực nhanh và tấn công cơ thể, nhất là các cơ quan nội tạng, não bộ.
Vì vậy, hãy đảm bảo luôn rửa sạch và nấu lươn chín kỹ. Dù dùng ăn lẩu thì nhiệt độ cũng phải đủ làm cho nước nóng sôi và tối thiểu phải đun sôi từ 4 - 5 phút mới có thể ăn.
2. Ốc
Ốc là một trong những món ăn được nhiều người yêu thích với đa dạng loài và nhiều cách chế biến. Tuy nhiên, ốc chứa rất nhiều ký sinh trùng. Nếu không chế biến đúng cách, mầm bệnh từ ốc có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua ăn uống.
Đa số các loài ốc đều sống trong môi trường ao hồ đầm lầy nước đọng rất dễ bị nhiễm ký sinh trùng. Đặc biệt nguy hiểm là ấu trùng giun tròn ống Angiostrongylus cantonensis.
Trong 1 con ốc có thể lên tới hơn 3.000 con ký sinh trùng này. Nếu xâm nhập vào cơ thể chúng sẽ gây ra đau đầu, sốt, cứng cổ và các triệu chứng khó chịu khác. Khi xâm nhập được vào não sẽ gây ra bệnh viêm màng não, thậm chí gây mất trí nhớ và tử vong trong những trường hợp nghiêm trọng. Vì vậy, hãy đảm bảo ngâm kỹ, rửa sạch, nấu chín khi ăn để đảm bảo an toàn.
3. Thịt trâu, bò sống hoặc tái
Đây là món ăn giàu dinh dưỡng, không hề xa lạ, nhất là với những người trẻ tuổi hoặc người sành ăn. Nhưng thịt trâu hoặc bò khi ăn sống hoặc tái có nguy cơ nhiễm ký sinh trùng rất cao. Trên thực tế có vô số người phải nhập viện do nhiễm trùng nguy hiểm khi ăn thịt bò, phổ biến nhất là sán dây bò.
Nang ấu trùng sán bò thường hay xuất hiện nhiều ở cơ lưỡi, cơ hoành, cơ tim, cơ mông... của trâu, bò. Khi người ăn phải, sán bám vào niêm mạc ruột thường ở phần trên hỗng tràng và hút chất dinh dưỡng. Con trưởng thành có chiều dài 4 -10m.
Sán dây bò chiếm thức ăn làm suy yếu cơ thể, đồng thời gây tổn thương tại ruột, viêm ruột, rối loạn tiêu hoá… Vì chúng bò lung tung trong dạ dày nên gây ra đau bụng, rối loạn tiêu hóa, ăn không ngon. Một số trường hợp còn có các triệu chứng như sụt cân, chóng mặt, đau đầu, thiếu máu hoặc thậm chí là hạ huyết áp… Lâu ngày còn có thể gây nguy hiểm tính mạng.
4. Rau sống
Rau khi ăn sống cũng khiến chúng ta rất dễ bị nhiễm ký sinh trùng. Chúng chứa rất nhiều ấu trùng có hại, nhất là sán lá gan lớn. Chúng thường xuất hiện ở tất cả các loại rau, tuy nhiên sẽ nhiều hơn ở các loại rau trồng thủy sinh so với rau trên cạn. Nếu môi trường trồng bị ô nhiễm thì lượng ký sinh trùng và nguy cơ lây nhiễm khi ăn phải sẽ càng tăng cao.
Các loại ký sinh trùng phổ biến trong rau sống là giun kim, giun móc, giun tóc, trứng giun đũa chó, sán lá gan, ký sinh trùng amip gây bệnh lỵ.
Vì vậy đặc biệt chú ý khi trồng, sơ chế và ăn các loại rau sống. Dù các loại rau phổ biến như xà lách, cải cúc, rau má… hay các loại rau thủy sinh có nguy cơ nhiễm ký sinh trùng nguy hiểm nhất như rau cần, rau cải xoong, rau rút, củ niễng, ngó sen, rau ngổ, rau muống nước…
5. Cá, nhất là cá hồi
Không phải loại cá nào cũng có thể ăn sống, làm sashimi, gỏi cá. Đa phần các loại cá có chứa loại ký sinh trùng sán lá gan, nhất là cá hồi nếu ăn sống. Con người sẽ mắc bệnh sán lá gan nếu ăn phải cá chưa nấu chín có chứa chúng.
Sán lá gan là bệnh nguy hiểm, gây nhiều biến chứng nghiêm trọng. Sán lá gan lớn có thể xuyên qua thành tá tràng, vào ổ bụng rồi sinh trưởng và phát triển ở nhu mô gan. Từ đó, chúng tiết ra các chất độc phá hủy gan, gây áp xe gan. Ngoài ra, sán có thể di chuyển đến các bộ phận khác trên cơ thể người như da, cơ, khớp, vú, dạ dày…
Còn loại sán lá gan nhỏ sau khi xâm nhập vào nhu mô gan sẽ phát triển, đẻ trứng, gây nên các bệnh như xơ gan, tắc mật, xơ gan cổ trướng, áp xe gan thoái hóa, có thể gây tử vong.
Sau khi xâm nhập vào cơ thể, những ký sinh trùng này sẽ phát triển thành giun trưởng thành trong đường ruột, sau đó sẽ gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, tê mỏi, tê bì chân tay, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
Bạn đang xem: 5 thực phẩm dễ ẩn chứa ký sinh trùng
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Bác sĩ nhắc nhở 6 món hải sản có nguy cơ cao nhiễm ký sinh trùng
- Phát hiện ký sinh trùng trong khối u trên má sau khi bị muỗi đốt
- 8 loại rau dễ ẩn chứa ký sinh trùng nhất, cần lưu ý khi ăn
- Tìm thấy ký sinh trùng phá huỷ gan có thể lây sang người
- Người phụ nữ Hà Nội mắc loại ký sinh trùng có trong hàng loạt món khoái khẩu
- Nghiện món vạn người mê, cụ bà bị kén sán ken đặc khắp cơ thể