5 'không' khi ăn hạt dẻ ai cũng cần phải biết, đặc biệt là chị em phụ nữ!
Mùa hạt dẻ lại về thơm lừng các góc phố những buổi tối đêm. Chuyên gia khuyến cáo cần tránh 5 điều khi ăn hạt để dẻ không gặp họa sức khỏe, chị em càng không nên bỏ qua.
Khí hậu mùa đông lạnh giá khiến cơ thể chúng ta có nhu cầu dinh dưỡng nhiều hơn, đặc biệt là ăn những thực phẩm giàu protein, năng lượng. Ngoài ăn thịt, bạn nên ăn nhiều các loại hạt để bổ sung dinh dưỡng.
Hạt dẻ từ xưa đến nay được mệnh danh là "vua của các loại quả khô", rất thích hợp để ăn vào thời điểm này. Hạt dẻ xuất hiện trên cây vào cuối thu và được hái xuống tiêu thụ nhiều vào mùa đông. Ăn hạt dẻ đúng mùa đúng thời điểm chính là một trong những cách bổ sung dinh dưỡng khôn ngoan cho cơ thể.
Theo BS Đông y Nguyễn Hữu Trường (làm việc tại
TP.HCM), trong Đông y, hạt dẻ có vị ngọt, tính ấm đi vào 3 kinh tỳ,
vị và thận, có công dụng bổ thận, ích tinh, mạnh gân cốt, kiện tỳ
(tăng cường chức năng tiêu hóa), dưỡng vị (nuôi dưỡng dạ dày), hoạt
huyết, chỉ huyết (cầm máu; chủ trị phản vị (ăn vào nôn ngược trở
lại), tiết tả (tiêu chảy) do tỳ vị hư hàn, lưng gối mềm yếu do thận
hư, tiểu tiện nhiều lần, thổ huyết, nục huyết (chảy máu cam), tiện
huyết (đại tiện ra máu), đòn ngã sưng đau..
Trong Đông y, hạt dẻ là một vị thuốc quý. Nghiên cứu của y học hiện đại cũng cho thấy, đây là loại hạt cực kỳ bổ dưỡng. Thành phần của hạt dẻ bao gồm 5,7-10,7% protein, 2- 7,4% protid, 62-70% chất đường và tinh bột. Loại hạt này còn có nhiều loại axit amin thiết yếu cơ thể cần như arotene, vitamin B1, B2, C, nicotinic acid, kali, canxi, magie, phốt pho, sắt...
Hàm lượng dinh dưỡng, khoáng chất dồi dào trong hạt dẻ giúp trì hoãn lão hóa, làm ấm lá lách và dạ dày, bổ sung khí. Mùa đông là thời điểm cần rất nhiều chất dinh dưỡng. Ăn một ít hạt dẻ có thể giúp bổ sung năng lượng, giảm mệt mỏi, tăng cường sức đề kháng.
Mặc dù vậy, giới chuyên gia Đông y khuyến cáo 5 "không" khi ăn hạt dẻ để có sức khỏe tốt nhất vào mùa lạnh:
1. Không ăn hạt dẻ
sống
Theo Sohu, hạt dẻ tươi sau khi bóc vỏ có màu be, kết cấu tương đối
giòn, mùi tươi ngậy, có người sẽ rất thích ăn. Trên thực tế, hạt dẻ
không thích hợp để ăn sống trực tiếp. Chúng chứa nhiều tinh bột và
cellulose, khiến cơ thể khó tiêu hóa hơn khi ăn sống.
Ngoài ra, hạt dẻ sống có thể chứa một số vi khuẩn, vi trùng và các chất gây hại khác, ăn sống trực tiếp có khả năng gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể cao hơn. Vì vậy, tốt nhất bạn nên nấu chín hạt dẻ và thưởng thức.
2. Không ăn hạt dẻ có côn
trùng tấn công
Hạt dẻ có vị ngọt, thơm ngon, chúng ta không chỉ thích ăn mà còn
được côn trùng yêu thích. Mọc trên cành, hạt dẻ càng khó tránh khỏi
việc bị một số côn trùng nhỏ chui vào.
Do đó, khi mua hạt dẻ, chúng ta phải lựa chọn kỹ càng. Nên chọn hạt dẻ còn nguyên vẹn, tránh mua hạt có lỗ. Nói chung, hạt dẻ đã bị côn trùng cắn chắc chắn sẽ bị nhiễm một số vi khuẩn, vi trùng... nên tuyệt đối không nên ăn.
3. Không ăn hạt dẻ trước
khi đi ngủ
Ngủ là cách cơ thể chúng ta nghỉ ngơi. Để cơ thể được nghỉ ngơi tốt
nhất, bạn không nên ăn trước khi đi ngủ tầm 3 tiếng. Đặc biệt, bạn
không nên ăn hạt dẻ vì chứa nhiều carbohydrate, cellulose và các
thành phần khác. Nó không chỉ làm tăng gánh nặng cho lá lách và dạ
dày mà còn dễ chuyển hóa thành mỡ, khiến cơ thể tăng cân nhanh
chóng.
Do đó, hội chị em muốn giữ gìn vóc dáng, sức khỏe tốt nhất không nên ăn vặt bằng hạt dẻ vào thời điểm gần giờ đi ngủ.
4. Ăn ít hoặc không ăn hạt
dẻ tẩm đường
Hạt dẻ rang là món ăn đặc trưng vào mùa đông, khiến nhiều người
không thể vượt qua được cám dỗ, phải dừng lại xếp hàng mua. Tuy
nhiên, những món hạt dẻ rang bán sẵn thường được tẩm đường, đem lại
hương vị hấp dẫn hơn, thu hút người ăn hơn. Mọi người không nên ăn
hoặc ăn ít nhất có thể đối với loại hạt dẻ này vì chúng không tốt
cho sức khỏe.
Trước hết, bản thân hạt dẻ chứa rất nhiều đường, sau khi chiên với đường, bạn có thể tưởng tượng rằng mỗi hạt dẻ đều tẩm đẫm đường, ăn vào dễ khiến lượng đường trong máu tăng cao. Ngoài ra, hàm lượng chất béo trong hạt dẻ rang kiểu này không hề thấp, ăn thường xuyên thì chuyện tăng cân rất khó tránh.
Quan trọng hơn, trong quá trình sản xuất, đường và hạt dẻ được chiên đi chiên lại nhiều lần ở nhiệt độ cao sẽ sản sinh ra một số thành phần có hại cho cơ thể nên dù thích ăn đến mấy cũng nên hạn chế. Nếu muốn ăn hạt dẻ, tốt nhất bạn nên hấp, luộc hoặc hầm sẽ tốt cho sức khỏe hơn.
5. Không ăn chung hạt dẻ
với sữa
Sữa chứa nhiều nước. Nếu ăn hạt dẻ sau khi uống sữa, tinh bột trong
hạt dẻ sẽ dễ dàng hút nước và trương nở khiến chúng ta có cảm giác
chướng bụng, đầy hơi.
Ngoài ra, sữa còn chứa lượng lớn canxi, trong khi hạt dẻ lại chứa nhiều xenlulo. Nếu ăn 2 loại thực phẩm này cùng nhau dễ ảnh hưởng đến quá trình hấp thu canxi, làm giảm giá trị dinh dưỡng của nhau.
Theo Tổ Quốc
Bạn đang xem: 5 'không' khi ăn hạt dẻ ai cũng cần phải biết, đặc biệt là chị em phụ nữ!
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Ăn nhiều hạt hướng dương có tốt cho sức khoẻ?
- Củ đậu được ưa thích nhưng hạt chứa chất cực độc, có thể chết người sau 2 giờ
- Ba bố con đi cấp cứu sau khi ăn loại hạt chứa chất độc có trong thuốc trừ sâu
- 1 loại hạt được mệnh danh “nữ hoàng quả khô”, giá trị dinh dưỡng cực cao, nhưng “đắt xắt ra miếng”
- Loại củ nhiều người chê “nhạt thếch” không ăn hóa ra là “thuốc” tăng miễn dịch, ngừa ung thư giá rẻ
- 7 loại hạt bổ thận, tốt cho sức khoẻ nên ăn thường xuyên