3 năm gầy ốm, nguy cơ bị ung thư thực quản, Tăng Thanh Hà khỏe mạnh hơn nhờ thói quen ăn uống mà ai cũng nên biết

Hà Tăng đã từng thử rất nhiều phương pháp chữa trị. Nhưng cuối cùng, cô chỉ cảm thấy sức khỏe tốt lên sau 4 tháng áp dụng các nguyên tắc ăn uống vô cùng khắt khe.

Thời gian gần đây, tình trạng sức khỏe của "ngọc nữ" Tăng Thanh Hà nhận được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng sau khi cô công khai về căn bệnh mà mình đã phải vật lộn suốt 3 năm để điều trị.

Tăng Thanh Hà chia sẻ, vào năm 2018 cô được chẩn đoán mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Với triệu chứng: Ho, hơi thở ngắn, khó thở, viêm họng thường xuyên, hay sổ mũi và mệt mỏi như đang bị cảm cúm. Suốt 3 năm trời, cân nặng của cô giảm sút nghiêm trọng, thậm chí cô bị bác sĩ chẩn đoán có nguy cơ cao mắc biến chứng ung thư thực quản.

3 năm gầy ốm, nguy cơ bị ung thư thực quản, Tăng Thanh Hà khỏe mạnh hơn nhờ thói quen ăn uống mà ai cũng nên biết-1

Nàng "ngọc nữ" cho rằng, nguyên nhân gây bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể là do:

- Chúng ta đã uống thuốc kháng sinh quá nhiều hoặc thuốc kháng axit.

- Ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn.

- Do áp lực, căng thẳng thường xuyên.

- Do nhiễm khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng hay rối loạn chức năng đường tiêu hóa.

- Do các thói quen xấu như bỏ bữa, ăn không đúng giờ, ít ngủ, uống quá nhiều đồ uống có gas, tiêu thụ rượu bia…

3 năm gầy ốm, nguy cơ bị ung thư thực quản, Tăng Thanh Hà khỏe mạnh hơn nhờ thói quen ăn uống mà ai cũng nên biết-2

3 năm trời chật vật thử đủ các phương pháp chữa trị, Hà Tăng cho biết bản thân đã từng thử uống rất nhiều thuốc, detox, các phương pháp ăn kiêng… Nhưng cuối cùng, cô chỉ cảm thấy sức khỏe tốt lên sau 4 tháng áp dụng các nguyên tắc ăn uống vô cùng khắt khe.

Vì sao thói quen ăn uống lại quan trọng đến sức khỏe như vậy?

Tất cả bệnh tật đều bắt đầu từ ruột. Dinh dưỡng là nền tảng quan trọng nhất nhưng nếu không có sự tiêu hóa thích hợp để phân hủy và hấp thụ các chất dinh dưỡng trong thức ăn, thì cơ thể chúng ta sẽ bị mất cân bằng, mặc dù bạn đang ăn những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng.

Khi bạn ăn, thức ăn sẽ đi từ miệng xuống thực quản, sau đó đến dạ dày. Tiếp đó, nó di chuyển qua ruột non và ruột già, và cuối cùng ra ngoài qua hậu môn dưới dạng chất thải.

Gan, tuyến tụy và túi mật cũng nằm trong hệ thống tiêu hóa. Các cơ quan này sản xuất các chất hóa học cho phép quá trình tiêu hóa diễn ra. Rối loạn chức năng tại bất kỳ thời điểm nào trong quá trình tiêu hóa của chúng ta có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe.

3 năm gầy ốm, nguy cơ bị ung thư thực quản, Tăng Thanh Hà khỏe mạnh hơn nhờ thói quen ăn uống mà ai cũng nên biết-3

Có 6 chất dinh dưỡng thiết yếu mà cơ thể chúng ta cần để hoạt động bình thường, đó là: Protein (đạm), carbohydrates, chất béo tốt, vitamin, khoáng chất và nước. Năng lượng của chúng ta được cung cấp cho cơ thể thông qua thực phẩm. Thực phẩm giàu dinh dưỡng cung cấp nhiên liệu và các khối xây dựng thiết yếu mà cơ thể cần để duy trì sức khỏe và sự cân bằng.

Nếu không, dịch tiêu hóa của chúng ta về cơ bản "đóng băng" - nghĩa là thức ăn không được phân hủy một cách hiệu quả và chúng ta không thể loại bỏ những kẻ xâm lược như vi khuẩn hoặc độc tố không mong muốn. Theo thời gian, điều này có thể dẫn đến viêm mãn tính, dị ứng/không dung nạp thực phẩm, đầy hơi, trào ngược axit, IBS, SIBO, vi khuẩn và nấm phát triển quá mức, mất cân bằng hormone, mất cân bằng tuyến giáp,...

9 nguyên tắc ăn uống giúp Hà Tăng khỏe mạnh, giàu sức sống hơn

1. Áp dụng chế độ ăn uống loại trừ (food elimination)

Hà Tăng chia sẻ, food elimination là một kế hoạch ăn uống ngắn hạn, nhằm loại bỏ các thực phẩm có thể gây ra dị ứng và các phản ứng tiêu hóa khác. Trong quá trình điều trị bệnh, nàng "ngọc nữ" đã phải ngưng ăn đường tinh luyện, bột mì, các sản phẩm bơ sữa, những thực phẩm có thể gây kích ứng axit như đồ chua, rượu vang, chocolate, đồ chiên, hành tỏi.

3 năm gầy ốm, nguy cơ bị ung thư thực quản, Tăng Thanh Hà khỏe mạnh hơn nhờ thói quen ăn uống mà ai cũng nên biết-4

Cô có một quyển sổ ghi chép lại thời gian ăn, thực phẩm mỗi bữa ăn, cách chế biến và triệu chứng sau mỗi bữa ăn. Sau 3 tháng ghi chép lại, cô bắt đầu hiểu cơ thể đã thay đổi thế nào theo chế độ dinh dưỡng này và dung nạp được những loại thực phẩm nào. Nhờ vậy, cô phát hiện ra thêm nhiều loại thực phẩm khiến bản thân bị dị ứng như chuối, quả bơ, đu đủ, rau chân vịt, các loại hạt để lâu... Trong khi trước đó cô vẫn nghĩ rằng chúng tốt cho cơ thể mình.

Khi tạm ngưng tiêu thụ các thực phẩm này, cô cũng bổ sung lợi khuẩn, bổ sung enzyme hỗ trợ chức năng tiêu hoá dạ dày. 1 tháng sau, cô nhận ra điều kỳ diệu đã đến: "Một buổi sáng thức dậy tôi không ho nữa, tôi đã thở những hơi thở thật sâu", Hà Tăng chia sẻ.

2. Thay đổi thói quen ăn uống

3. Bổ sung lợi khuẩn và enzyme tiêu hoá

4. Xây dựng lối sống lành mạnh và cải thiện áp lực căng thẳng

5. Lựa chọn thực phẩm dinh dưỡng và cân bằng Macronutrients (dinh dưỡng vĩ mô hay dinh dưỡng đa lượng)

Một chế độ ăn uống cân bằng cung cấp các chất dinh dưỡng mà cơ thể bạn cần để hoạt động hiệu quả. Nếu không có chế độ dinh dưỡng cân bằng, bạn sẽ khó tự chữa lành, dễ mắc bệnh, nhiễm trùng, mệt mỏi và làm việc kém hiệu quả.

Tỷ lệ cân bằng của Hà Tăng trong mỗi bữa ăn bắt đầu với carbs (50%, nhiều rau củ và một ít cơm), chất béo tốt (20%) và protein (30%). Tỷ lệ này có thể thay đổi tuỳ theo nhu cầu cơ thể của mỗi người.

3 năm gầy ốm, nguy cơ bị ung thư thực quản, Tăng Thanh Hà khỏe mạnh hơn nhờ thói quen ăn uống mà ai cũng nên biết-5
Thực đơn ăn uống mà Hà Tăng từng chia sẻ trên MXH.

6. Loại bỏ thực phẩm nguyên chất chưa qua chế biến, tinh chế hoặc có thêm thành phần. Ăn đa dạng các loại trái cây và rau hữu cơ địa phương, theo mùa.

7. Lựa chọn các loại thịt sạch (grass-finished meats, pasture-raised poultry and eggs): Ví dụ như trứng và thịt gia cầm không có chất tăng trưởng và hải sản đánh bắt tự nhiên.

8. Lựa chọn chất béo tốt

9. Sử dụng các dụng cụ nấu nướng và đồ đựng an toàn như nồi và chảo bằng gang, sắt tráng, gốm hoặc thép không gỉ, đồ đựng bằng thủy tinh hoặc thép không gỉ.

Những thói quen trong khi ăn mà Tăng Thanh Hà áp dụng để điều trị bệnh dạ dày

1. Ăn chậm, nhai kỹ. Ngay cả khi tiêu thụ các chất lỏng từ thực phẩm như sinh tố, nước trái cây và nước dùng cũng nên được "nhai" hoặc nuốt quanh miệng để kích hoạt amylase nước bọt.

2. Tập trung ăn, không vừa ăn vừa làm nhiều việc cùng lúc.

3. Ăn trong trạng thái thư giãn (hít thở sâu trước khi ăn).

4. Kết hợp các chất dinh dưỡng hỗ trợ đường ruột như men vi sinh probiotic (thực phẩm bổ sung hoặc đồ uống lên men) và hỗ trợ enzyme (có thể tìm thấy trong nguồn thực phẩm như chuối, đu đủ, dứa, bơ).

3 năm gầy ốm, nguy cơ bị ung thư thực quản, Tăng Thanh Hà khỏe mạnh hơn nhờ thói quen ăn uống mà ai cũng nên biết-6

5. Không uống quá nhiều nước trước khi ăn và trong khi ăn.

6. Không ăn quá no mỗi bữa ăn.

7. Xây dựng lối sống lành mạnh và cải thiện áp lực căng thẳng. Hà Tăng chia sẻ, cô đã chọn thói quen dậy sớm, thiền 30 phút sau đó ăn sáng; đồng thời trước khi ngủ cô cũng tập hít thở thật sâu để giảm áp lực căng thẳng.

8. Duy trì tập thể dục, ngủ sớm, không hút thuốc và uống nhiều rượu bia.

Ngoài ra, cô cũng áp dụng thói quen:

- Không nằm ngay sau ăn.

- Ăn tối ít nhất 3- 4 tiếng trước khi ngủ.

- Ngủ kê đầu cao.

- Không uống nhiều nước trước khi ngủ.

- Hạn chế ăn ngoài.

3 năm gầy ốm, nguy cơ bị ung thư thực quản, Tăng Thanh Hà khỏe mạnh hơn nhờ thói quen ăn uống mà ai cũng nên biết-7
Những bữa ăn của Tăng Thanh Hà.

Dù vậy, không có một thói quen hay một chế độ ăn hoàn hảo nào có thể áp dụng chung cho tất cả mọi người. Cơ thể sinh học mỗi người là duy nhất. Cuộc sống, sức khỏe, cơ thể, thói quen, thực hành mỗi người mỗi khác nên nhu cầu dinh dưỡng cũng sẽ khác. Chúng ta phải kết nối, lắng nghe cơ thể mình cần gì trước khi thực hành một chế độ ăn kiêng nào đó.

Tăng Thanh Hà chia sẻ: "Tôi đã có một cuộc hành trình 3 năm vật vã với căn bệnh trào ngược, 4 tháng để có được hơi thở thật sâu, 8 tháng lắng nghe và kết nối với cơ thể. Giờ đây tôi hiểu hơn cơ thể mình cần gì, tôi đã có thể ăn bất cứ thứ gì mình muốn ăn. Tuy nhiên tôi biết lựa chọn thực phẩm sáng suốt hơn để giúp cơ thể được khoẻ mạnh.

Tôi đã không còn triệu chứng, đôi khi có tái lại vì áp lực công việc và thiếu ngủ nhưng tôi hiểu cơ thể mình cần gì để điều chỉnh và hồi phục nhanh.

Đây là cuộc hành trình của tôi, hãy nhớ rằng cơ thể sinh học mỗi người khác nhau, những phương pháp tôi áp dụng chỉ mang tính tham khảo. Tôi chỉ có thể chia sẻ với bạn những gì tôi đã trải qua, việc thực hành duy trì được bao lâu, đi được bao xa và kết quả thế nào tuỳ thuộc vào bạn. Tất cả chúng ta đều trong quá trình hoàn thiện, thay đổi thực sự chỉ xảy ra khi bạn quyết tâm thay đổi và hành động, hãy tin tưởng bản thân. Chúc các bạn mau khỏi bệnh nhé!".

Bạn đang xem: 3 năm gầy ốm, nguy cơ bị ung thư thực quản, Tăng Thanh Hà khỏe mạnh hơn nhờ thói quen ăn uống mà ai cũng nên biết

Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe

Chia sẻ bài viết