3 kiểu ăn uống và 1 hành vi đang 'bóp nghẹt' hai quả thận của nhiều người Việt
Thận là cơ quan quan trọng của cơ thể nhưng một số kiểu ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học đang làm tăng nguy cơ tổn thương thận.
Theo các chuyên gia, bệnh lý về thận thường diễn biến rất âm thầm, không có triệu chứng rõ ràng. Do vậy, hiện nay, đa phần bệnh nhân phát hiện ra bệnh thận mạn thường đã ở giai đoạn cuối, có chỉ định lọc máu.
3 kiểu ăn uống gây hại cho thận
BSCKII Lê Quang Hải, Khoa Thận - Tiết niệu - Lọc máu, Bệnh viện Nông Nghiệp, cho biết một số kiểu ăn uống có thể làm tăng nguy cơ bệnh thận mạn đến sớm.
1. Ăn mặn
Theo bác sĩ Hải, thói quen ăn mặn có thể gây ra tăng huyết áp. Hiện nay, người Việt đăng ăn lượng muối gấp gần 2 lần khuyến cáo của WHO.
Theo một số nghiên cứu, nếu huyết áp của một người ở mức cao là 160/100 mmHg thì sau một năm, chức năng lọc máu của thận giảm mất 10ml, sau 3 năm giảm 30ml, 5 năm giảm 50ml... Khi chức năng thận giảm 50% thì sinh lý của cơ thể sẽ bị ảnh hưởng (xuất hiện các triệu chứng mệt mỏi, phù…).
"Như vậy, một bệnh nhân tăng huyết áp nếu không được kiểm soát thì có thể dẫn tới suy thận sớm", bác sĩ Hải nói.
2. Ăn quá ngọt
Một chế độ quá nhiều đường, đồ ngọt kéo dài có thể gây ảnh hưởng tới sức khoẻ. Ăn nhiều đường gây thừa cân, béo phì, tăng nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 cũng như các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác như bệnh tim và đột quỵ.
Bác sĩ Hải cho biết người mắc đái tháo đường nếu không kiểm soát đường huyết thì sau 5-6 năm sẽ có tổn thương cầu thận và gây ra suy thận.
BSCKII Lê Quang Hải, Khoa Thận - Tiết niệu - Lọc máu, Bệnh viện Nông Nghiệp. (Ảnh: PV)
3. Ăn quá nhiều đạm
Theo bác sĩ Hải, chế độ ăn quá nhiều thịt (chất đạm) cũng đã được chứng minh gây ra gánh nặng cho thận. Một chế độ ăn dư thừa protein động vật cũng có thể dẫn đến các nguy cơ về sỏi thận và ảnh hưởng tới chức năng thận.
1 hành vi gây hại cho
thận
Bên cạnh chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt không lành mạnh cũng
ảnh hưởng tới chức năng của thận, đặc biệt là thói quen hút thuốc
lá. Trong thuốc lá có chưa hàng nghìn chất độc hại cho cơ thể. Đối
với những người chức năng thận có vấn đề, có thói quen hút thuốc
lá, thì nguy cơ suy thận càng tăng.
Người đã tổn thương thận
cần lưu ý gì?
Bác sĩ Hải cho biết bệnh nhân suy thận mạn cần tuân thủ theo chỉ
định điều trị của bác sĩ, đặc biệt lưu ý hạn chế đạm động vật. Nếu
ăn quá nhiều thức ăn giàu chất đạm, cơ thể không đào thải được ure,
ure tăng cao sẽ gây độc cho cơ thể.
"Có một số trường hợp bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối có chỉ định lọc máu nhưng bệnh nhân không điều trị, bỏ đi chữa ở ngoài. Họ nhịn ăn cả tuần, chỉ uống nước, các chỉ số gây độc cho cơ thể giảm, tưởng là đã khỏi bệnh", bác sĩ Hải kể.
Tuy nhiên, các bệnh nhân này không hiểu rằng khi họ nhịn ăn như vậy (nhịn cả chất đạm) thì sẽ giảm nguy cơ sản sinh độc tố dư thừa, nhưng điều đó không có nghĩa là thận đã khỏe lại, theo bác sĩ Hải.
"Sau đó, bệnh nhân ăn trở lại nhưng lúc này thận mất chức năng, không đào thải được, cuối cùng đã phải nhập viện cấp cứu", bác sĩ Hải giải thích.
Cách bảo vệ chức năng
thận
Để có chức năng thận tốt, chuyên gia lưu ý phải có chế độ ăn cân
bằng, khoa học:
- Uống đủ nước.
- Giảm muối để kiểm soát huyết áp.
- Tránh những thức ăn độc hại cho thận như thức ăn có tồn dư chất hóa học, chưa chất bảo quản không được cho phép.
- Tránh ăn quá nhiều thịt.
- Có lối sống lành mạnh, giảm thiểu các yếu tố nguy cơ.
- Đi khám sức khoẻ định kỳ dù đang khoẻ mạnh và khám chuyên khoa sớm khi có các vấn đề bất thường của cơ thể.
Theo Đời sống và Pháp luật
Bạn đang xem: 3 kiểu ăn uống và 1 hành vi đang 'bóp nghẹt' hai quả thận của nhiều người Việt
Chuyên mục: Chăm sóc sức khỏe
Các bài liên quan
- Người trẻ bị suy thận ngày càng nhiều
- Sự thật việc không ăn đường để bỏ đói tế bào ung thư
- Có nên ăn trái cây vào buổi tối?
- 3 món có mặt trên mọi bàn tiệc lễ Tết nhưng là kẻ âm thầm phá hủy mạch máu
- Loại quả đầy chất bổ nhưng tối kỵ với người bệnh thận
- Dấu hiệu ở chân cảnh báo bệnh thận đã “gõ cửa”, đi khám ngay kẻo muộn